2.4.CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN.

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 33 - 41)

- Tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh Kỳ hạn và cách thức thu nợ và lãi.

2.4.CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN.

Các phương thức cho vay trung và dài hạn bao gồm : 2.4.1. Cho vay mua sắm thiết bị trả góp.

Đây là các khoản vay tài trợ cho nhu cầu mua sắm máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, có thời hạn trên một năm, tiền vay được thanh toán cho ngân hàng theo định kỳ.

2.4.2. Cho vay kỳ hạn.

Cho vay kỳ hạn thường dùng tài trợ cho các mục đích chung của doanh nghiệp, bao gồm tài sản lưu động thường xuyên, mua sắm các bất động sản phục vụ sản xuất kinh doanh, liên kết trong kinh doanh và thậm chí còn có cả tài trợ cho việc thanh toán các khoản nợ khác.

Đối với các khoản vay kỳ hạn, có khi khách hàng được yêu cầu duy trì ở ngân hàng một số tiền nhất định trong tổng số tiền được vay, thường dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn, được gọi là số dư tiền gửi bù trừ. Có nhiều cách tính số dư tiền gửi bù trừ như : tính theo một tỷ lệ so với số tiền thực sự sử dụng, tính theo một tỷ lệ trên số tiền vay theo thoả thuận trong hợp đồng và theo một tỷ lệ tính trên số tiền đã sử dụng. Đối với ngân hàng, số dư tiền gửi bù trừ mà khách hàng phải duy trì có các tác dụng sau:

-Giảm chi phí thu hồi vốn của ngân hàng. -Là nguồn cho vay đối với các khoản vay mới. -Có tính chất như một khoản chi phí cam kết. -Giúp hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

2.4.3.Tín dụng tuần hoàn. (Revolving Credit)

Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay, trong đó ngân hàng cam kết chính thức dành cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định. Cam kết này có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm thậm chí đến 5 năm, nhưng thời hạn của khế ước nợ trong thời hạn được cam kết thường ngắn khoảng 90 ngày, nếu khách hàng thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì cam kết hạn mức sẽ được tiếp tục, tức là gia hạn thêm một kỳ hạn bằng kỳ hạn gốc.

Thông thường, khi được hưởng một hạn mức như trên, phần tiền vay mà người đi vay thực sự sử dụng dựa trên hạn mức sẽ được tính lãi còn phần hạn mức còn lại, phần chưa được sử dụng hết sẽ được tính phí, gọi là phí cam kết.

Tín dụng tuần hoàn thường được dùng tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng tài sản lưu động hoặc thay thế cho các khoản nợ ngắn hạn tới kỳ thanh toán. Thực chất tín dụng tuần hoàn là một hình thức lai tạo giữa tài trợ tài sản lưu động thời vụ và cho vay kỳ hạn.

Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng khi ngâh hàng chưa thể xác định được phần tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Đến khi bộ phận này đã được xác định thì thường hạn mức tín dụng tuần hoàn sẽ được điều chỉnh và chuyển sang cho vay kỳ hạn.

Ví dụ:

Công ty sản xuất thực phẩm Kinh Đô có kế hoạch mở rộng sản xuất cần số tiền vay là 3 tỷ đồng. Công ty được ngân hàng cho vay với các điều kiện như trong bảng sau:

Thời hạn vay : 6 năm

Giai đoạn 1 : 3 năm

Phương thức vay tín dụng tuần hoàn

Hạn mức 3 tỷ

Lãi suất (tính trên số tiền thực sự sử dụng) 10%

phí cam kết (tính trên số tiền hạn mức chưa được sử

dụng) 5%

Giai đoạn 2 3 năm

Phương thức vay Cho vay kỳ hạn

Hạn mức (bằng hạn mức tín dụng tuần hoàn) 3 tỷ

Lãi suất 15%

Ta có bảng tính toán và theo dõi nợ như bảng sau: Đơn vị tính :Triệu đồng

Tín dụng tuần hoàn Cho vay kỳ hạn

Năm 1 2 3 4 5 6

Số tiền vay trong năm 1400 3000 3000 3000 2000 1000

Số tiển không sử dụng 1600 0 0 0 1000 2000

Phí cam kết 5% 80 0 0 0 500 100

Lãi 10% cho 3 năm đầu và 15% cho 3 năm cuối

2.4.4.Cho vay hợp vốn.

Cho vay hợp vốn là hình thức nhiều TCTD tập hợp vốn để cho một khách hàng vay. Các TCTD tham gia cho vay hợp vốn thường là các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng đầu tư và các tổ chức tài chính khác.

Cho vay hợp vốn được sử dụng trong các trường hợp :

- Nhu cầu vay của khách hàng vượt quá khả năng cho vay của một TCTD theo khả năng vốn hoặc vượt quá theo quy định của luật.

- Khoản vay lớn, người cho vay muốn phân tán tiền vay để rủi ro.

- Nhiều TCTD nhỏ muốn tiếp cận các dự án lớn có rủi ro thấp hay muốn tiếp cận với các TCTD lớn có trình độ nghiệp vụ tín dụng cao để học hỏi. Đối với người đi vay, vay hợp vốn khi dự án quá lớn, khó có thể vay ở một TCTD nên phải tiền kiếm nguồn tài trợ từ nhiều TCTD khác nhau. Vay hợp vốn chi phí đi vay sẽ giảm hơn so với đi vay ở nhiều TCTD riêng lẻ. Hơn nữa, vay hợp vốn giúp người vay có thể nhận được tiền vay thuận lợi theo kế hoạch so với nhận tiền vay từ nhiều TCTD riêng lẻ.

Ngoài các ưu điểm nêu trên, cho vay hợp vốn cũng có một số nhược điểm. Đối với người cho vay, một số TCTD không có mối quan hệ trực tiếp với người đi vay nên không thể cung cấp các dịch vụ khác, mất cơ hội kinh doanh. Đối với người đi vay thì chi phí vay hợp vốn rõ ràng là lớn hơn so với vay từ một TCTD nên vay hợp vốn chỉ thực hiện khi không thể tránh được.

*Các phương thức cho vay hợp vốn.

Cho vay hợp vốn trực tiếp.

Cho vay hợp vốn trực tiếp là nhiều TCTD cùng tham gia cho một khách hàng vay, mỗi TCTD có một hợp đồng tín dụng riêng với khách hàng. Mọi vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện hợp đồng không liên quan đến các TCTD cùng cho vay hợp vốn.

Mô hình cho vay hợp vốn trực tiếp:

người cho vay 1 người cho vay 3 người cho vay 4 người cho vay 2 người đi vay hđcv1

hđcv4 hđcv3 hđcv2

cho vay hợp vốn gián tiếp.

Cho vay hợp vốn gián tiếp là các TCTD cùng tham gia cho một khách hàng vay và chỉ thông qua một hợp đồng tín dụng duy nhất ký kết giữa nhóm các TCTD và người đi vay. Các TCTD có thể tham gia góp vốn cho vay bằng hai cách :

- Dự phần trực tiếp ( Direct Participation) : mỗi người cho vay dự phần trực tiếp là một thành viên trong hợp đồng tín dụng cho vay, có trách nhiệm pháp lý trực tiếp với người đi vay, có trách nhiệm tham gia phần vốn nhất định vào khoản cho vay. Trước khi tiến hành ký kết cho vay, những người dự phần trực tiếp đàm phán với nhau về các điều kiện cho vay. Khi hợp đồng cho vay đã được ký kết mà các TCTD không thể góp thêm vốn vào khoản cho vay ở dạng dự phần trực tiếp nữa. Trong trường hợp này, các TCTD có thể tham gia dưới hình thức dự phần gián tiếp.

- Dự phần gián tiếp (Indirect Participation) : thành viên tham gia dự phần gián tiếp không phải là thành viên trong hợp đồng cho vay, vì thế không có quan hệ pháp lý hoặc nghĩa vụ trực tiếp với người đi vay. TCTD dự phần gián tiếp không phải tham gia ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng nên việc cho vay dự phần gián tiếp có thể tiến hành bất kể khi nào trước hoặc sau khi ký kết hợp đồng tín dụng cho vay hợp vốn.

*Các chủ thể tham gia giao dịch cho vay hợp vốn gián tiếp.

TCTD quản lý đầu mối có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động cho vay hợp vốn. Vì thế TCTD làm nhiệm vụ này thường là một tổ chức lớn, có uy tín, được người đi vay và các TCTD khác tham gia cho vay hợp vốn uỷ thác dàn xếp việc hợp vốn và cho vay. TCTD đầu mối phải thực hiện các công việc :

- Đàm phán các điều khoản và điều kiện về khoản vay với người đi vay.

- Sửa soạn bảng bhi nhớ thông tin.

- Marketing khoản vay với các TCTD khác ( thu hút hợp vốn).

- Lập và thương lượng hồ sơ vay. Tổ chức tín dụng quản lý (Manager).

Với khoản vay nhỏ, thì chỉ có một TCTD đầu mối kiêm tổ chức quản lý. Với các khoản cho vay lớn, có nhiều TCTD quản lý và có một TCTD đầu mối quản lý chung. Đối với các khoản vay mang tính quốc gia, có quy mô lớn, có thể có một nhóm các TCTD đầu mối.

TCTD quản lý có nhiệm vụ cùng với TCTD đầu mối dàn xếp hoạt động hợp vốn và cam kết các hình thức cho vay đối với khoản vay.

Người đi vay Tctd đầu mối Tctd t.viên 2 Tctd t.viên 1 Tctd quản lý 2 Tctd t.viên 3 Tctd t.viên 4 Tctd quản lý 1 Đàm phán hĐtd Trợ giúp đàm phán đàm phán h.vốn

Mô hình cho vay hợp vốn gián tiếp. Đàm phán và ký kết hợp đồng tín dụng. Tổ chức tín dụng đại lý (Argent).

Trong nhiều trường hợp, TCTD đầu mối kiêm luôn vai trò của TCTD đại lý. TCTD đại lý có nhiệm vụ thay mặt các TCTD tham gia hợp vốn, thực hiện hợp đồng sau khi nó được ký kết, bao gồm:

- Tập hợp các khoản tiền hợp vốn của các TCTD tham gia cho vay.

- Thực hiện giải ngân.

- Theo dõi khoản vay.

- Tính lãi và phí của khoản vay.

- Thu lãi, gốc của khoản vay và phân bổ chúng cho các TCTD tham gia cho vay.

Các tổ chức tín dụng thành viên (Participtions).

Các TCTD thành viên thường là các tổ chức nhỏ, không có khả năng tham gia thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Nhiệm vụ chính của TCTD thành viên là góp vốn theo thoả thuận với TCTD dàn xếp và tham gia thẩm định khoản vay.

Người đi vay Tctd T.viên 3 Tctd T.viên 2 Tctd đại lý Tctd T.viên 1 Giải ngân giám sát

Góp vốn

Mô hình cho vay hợp vốn gián tiếp. Thực hiện hợp đồng tín dụng. Người đi vay (Borrower).

Người đi vay có trách nhiệm cung cấp các thông tin tài chính chi tiết cho TCTD đầu mối để tổ chức này thực hiện nhiệm vụ của mình. Những quyền lợi và nghĩa vụ khác của người đi vay cũng tương tự các loại cho vay khác.

Phí trong cho vay hợp vốn mà người đi vay phải thanh toán cho các TCTD gồm hai nhóm:

Phí trọn gói (Front-end Fee).

Phí đầu mối (Lead Managerment Fee) : người đi vay phải trả công tổ chức cho TCTD đầu mối trong trường hợp khoản vay lớn, có nhiều TCTD quản lý.

Phí quản lý ( Managerment Fee) : phí này thường được trả dựa trên sự đóng góp của từng TCTD quản lý đối khoản vay.

Phí đại lý (Argent Fee) : người đi vay phải trả công cho TCTD thực hiện vai trò đại lý.

Phí pháp lý (Legal Fee) : là các khoản chi tiêu cho các thủ tục pháp lý mà người đi vay phải hoản trả cho TCTD đầu mối.

Phí thực hiện (On-going Fee)

Phí cam kết (Commitment Fee) : là phí người đi vay phải trả cho số tiển mình vay nhưng chưa sử dụng.

Lãi (Interest) : được tính trên số tiền thực tế sử dụng.

*Các kỹ thuật trong cho vay hợp vốn gián tiếp.

Cam kết toàn bộ (Fully Underwitten) : theo cam kết này, các TCTD đầu mối phải cung cấp đầy đủ số tiền mà người đi vay cần. Trong trường hợp TCTD muốn giảm phần vốn góp có thể kêu gọi các TCTD khác tham gia dưới hình thức dự phần gián tiếp.

Cam kết một phần (Parly Underwitten) : theo cam kết này, TCTD đầu mối cam kết cung cấp một phần đáng kết cung cấp phần đáng kể số tiền người vay cần. Nếu hoạt động hợp vốn thành công thì tổ chức này sẽ cho vay phần còn lại. Cam kết theo khả năng (Best Effort) : TCTD đầu mối cam kết chỉ cung cấp khi nào hoạt động hợp vốn thành công và số tiền cho vay nhỏ hơn rất nhiều so với yêu cầu của người vay. Nếu hoạt động hợp vốn không thành công thì người đi vay không nhận được khoản tiền nào cả.

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w