Thái độ đối với Nhà thờ và tôn giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp (Trang 25)

Đây là một trong những tiền đề quan trọng của sự hình thành và phát triển quan niệm đạo đức của các nhà Khai sáng Pháp. Thái độ đối với Nhà thờ và tôn giáo, hay nói đúng hơn là sự thay đổi trong thái độ đối với Nhà thờ và tôn giáo, được chúng tôi xem xét với tư cách một tinh thần chung của thời đại mà các nhà Khai sáng là đại biểu. Thái độ ấy không chỉ có vai trò như một nền tảng trên đó nảy sinh những quan niệm đạo đức, mà trong thực tế nó còn có tác động lớn đến những lĩnh vực khác của đời sống tinh thần của thời đại.

3

Nguyên văn:

“Con người chỉ là một cây sậy, vật yếu nhất của tự nhiên. Nhưng đó lại là cây sậy có tư duy. Toàn bộ vũ trụ chẳng cần phải cầm vũ khí để nghiền nát nó. Một làn hơi, một giọt nước đủ để giết chết con người. Nhưng ngay khi vũ trụ đã nghiền nát nó rồi, con người vẫn còn cao quý hơn cái đã giết chết nó, bởi lẽ nó biết là nó chết và thắng lợi mà vũ trụ có được đối với nó thì vũ trụ chẳng hay biết gì.

Khi xem xét vấn đề thái độ đối với nhà thờ và tôn giáo trong khuôn khổ những tiền đề văn hóa và khoa học của tư tưởng đạo đức Khai sáng, chúng tôi muốn đề cập đến thái độ này với tư cách một chiều hướng của văn hóa trong thế kỷ XVIII, chứ không phải ở khía cạnh những phong trào xã hội. Đương nhiên những thay đổi mà chúng tôi đề cập sau đây trong thái độ này, có chịu ảnh hưởng một phần của những phong trào cải cách tôn giáo (những phong trào xã hội) của thế kỷ trước, nhưng trong thế kỷ XVIII ở nước Pháp đã không diễn ra một phong trào mang tính xã hội nào tác động lớn đến nền tảng đức tin tôn giáo. Xét trên bình diện rộng lớn, trong đời sống thường nhật của nhân dân đông đảo, đức tin tôn giáo nói chung là không có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Còn những phong trào mang tính xã hội liên quan đến việc chống đối sự lộng hành của Nhà thờ, thứ nhất, đến cuối thế kỷ XVIII mới diễn ra và, thứ hai, những phong trào này ảnh hưởng đến Giáo hội và Nhà thờ, những tổ chức tôn giáo, hơn là những giáo lý tôn giáo. Chúng có sự khác biệt rất lớn với những phong trào cải cách tôn giáo mà Luther, Calvin hay Zwingli đã phát động ở thế kỷ trước.

Tuy nhiên, việc phải đặt ra vấn đề về tinh thần chung của thời kỳ Khai sáng Pháp đối với Nhà thờ và tôn giáo đã là một điều đặc biệt, riêng có của trào lưu Khai sáng Pháp so với các trào lưu Khai sáng khác ở châu Âu. Trong các trào lưu Khai sáng Anh và Đức, người ta không thấy mối quan hệ phức tạp giữa tôn giáo và triết học hay giữa lập trường của Nhà thờ và lập trường của các nhà triết học. Chính từ sự so sánh này – về thái độ đối với Nhà thờ và tôn giáo của Khai sáng Pháp và các trào lưu Khai sáng khác –, ta có được một điển hình của sự tác động của đời sống hiện thực lên đời sống tinh thần: tồn tại xã hội Pháp lúc đó đã quy định sự quan tâm lớn lao và sự phong phú trong các quan điểm của các nhà triết học khác nhau đối với Nhà thờ và tôn giáo.

Trước đây, trong các sách báo viết về triết học Khai sáng Pháp, các nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh đến tính chất duy vật và vô thần triệt để trong tư tưởng của các nhà Khai sáng, đối lập một cách tuyệt đối và kiên quyết với giáo lý tôn giáo, mà cụ thể là giáo lý của Thiên Chúa giáo. Từ đó cho rằng triết học Khai sáng Pháp có điểm đặc trưng là duy vật và vô thần. Viết về vấn đề thái độ đối với tôn giáo của các nhà triết học thế kỷ XVIII, Tsebenko cho rằng: “Sự công kích của chủ nghĩa duy vật triết học của những nhà tư tưởng Pháp trước tiên hướng vào việc chống lại tôn giáo và Nhà thờ (…). Nhà thờ bị tấn công bởi mọi nhà triết học “Khai sáng” và không trừ một ai; về phía trận chiến chống lại tôn giáo, những người dẫn dắt là Holbach, La Mettrie, Helvétius và Diderot. Sự mạnh mẽ của cuộc chiến chống lại tôn giáo và chủ nghĩa thầy tu, một chủ nghĩa vô thần chiến đấu là những nét đặc trưng cho chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII” [68, tr.48].

Đến đây, chúng ta chạm đến một khía cạnh khá phức tạp của vấn đề. Trên thực tế, trong khoảng mười tác giả tiêu biểu của trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, chỉ có bốn người có lập trường vô thần (Diderot, Holbach, Helvétius và La Mettrie), một người ủng hộ sự khoan dung trong tôn giáo và thừa nhận những người vô thần (D’Alembert), năm người còn lại đều theo quan điểm tự nhiên thần luận và cổ vũ cho sự dung hòa tín ngưỡng (Bayle, Montesquieu, Voltaire, Rousseau và Condillac). Nếu ta dựa vào việc tư tưởng nào thắng thế trong sự phát triển về sau của lịch sử để xét đoán đặc điểm tư tưởng của thời đại, thì nói như tác giả Tsebenko là xác đáng. Nhưng ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến triết học Khai sáng Pháp, hẹp hơn là đến tư tưởng đạo đức trong triết học Khai sáng Pháp, với tư cách một hiện tượng văn hóa tư tưởng trong tính tổng thể của nó. Vả lại, chính các tác giả trên cũng có nhận xét rằng thế kỷ XVIII ở Pháp có vô số những trào lưu tư tưởng khác nhau. Chúng tôi cho rằng có lẽ sẽ hợp lý hơn nếu nhận định như sau về thái

độ của các nhà Khai sáng đối với tôn giáo: những nhà Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII đặt trọng tâm vào việc phản đối giáo hội và có những thay đổi trong cách quan niệm về tôn giáo. Việc công kích và phản ứng đối với giáo hội là đặc điểm chung của tất cả các tác giả Khai sáng. Còn trong bản thân quan niệm về tôn giáo thì có sự phân biệt giữa những người vô thần và những người theo tự nhiên thần luận.

Sự phản ứng gay gắt của các nhà Khai sáng thế kỷ XVIII đối với giáo hội có nguyên nhân xã hội rất rõ ràng. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, trong thế kỷ XVIII, đẳng cấp tăng lữ là đẳng cấp đặc quyền đặc lợi thứ nhất trong xã hội Pháp. Nắm giữ “phần hồn” của đời sống xã hội, đẳng cấp này còn chính là một đại địa chủ, có trong tay ruộng đất, nông dân và một khối lượng của cải không nhỏ. Sự áp bức bóc lột của đẳng cấp này, nhất là của tầng lớp giáo sĩ “cấp cao”, đối với đẳng cấp thứ ba, nặng nề không kém gì sự áp bức bóc lột của đẳng cấp phong kiến. Không hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, tuyên truyền những quan điểm bảo vệ phong kiến và kìm nén sự phát triển của giai cấp tư sản cũng như của xã hội, đẳng cấp này trở thành kẻ thù của đẳng cấp thứ ba và vì thế trở thành đối tượng công kích của những đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản – những nhà Khai sáng. Như vậy, giai cấp tư sản chống lại Nhà thờ chủ yếu với tư cách một đẳng cấp xã hội.

Về bản thân các giáo lý và đức tin tôn giáo, có hai khuynh hướng khác biệt dù không hoàn toàn đối lập nhau. Khuynh hướng thứ nhất là của những nhà vô thần, phủ định tôn giáo (ở đây là Thiên chúa giáo). Họ dựa vào những thành tựu của khoa học tự nhiên thời kỳ đó, những bức tranh mới về vũ trụ được khoa học tự nhiên xây dựng, để phản đối lại những quan điểm thế giới quan của tôn giáo, những quan điểm thần thánh về sự hình thành vũ trụ và hình thành con người. Họ dựa vào tác hại nhìn thấy được của việc truyền bá tư tưởng tôn giáo trong nhân dân (kìm nén người dân trong sự sợ hãi sùng

kính, trong sự tối tăm “không khai sáng”) để luận chứng cho cho sự hợp lý của một xã hội không tôn giáo. Khuynh hướng thứ hai của những nhà tự nhiên thần luận. Họ chống lại những giáo điều tôn giáo có hại cho sự phát triển của giai cấp tư sản – những tín điều bảo vệ phong kiến và Nhà thờ. Ở đây có điểm chung giữa họ với những người vô thần, bởi vì xét đến nguồn gốc sâu xa, các nhà vô thần và tự nhiên thần luận trong thời đại Khai sáng đều đứng trên, hay ít ra là ủng hộ, lập trường của giai cấp tư sản trong cuộc chiến chống lại các đẳng cấp đặc quyền đặc lợi. Nhưng không đi xa như những nhà vô thần, họ vẫn chủ trương tồn tại tôn giáo và coi tôn giáo là cần thiết. Từ đó mà dẫn đến những quan điểm đặc sắc của triết học Khai sáng Pháp: tư tưởng về tôn giáo tự nhiên, lòng khoan dung trong tôn giáo (chấp nhận nhiều hình thức đức tin khác nhau, không phản đối những người vô thần, v.v…).

Thái độ đối với nhà thờ và tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đổi thay trong quan điểm về đạo đức của các nhà triết học Pháp thế kỷ XVIII. Bởi trong những thế kỷ trước, khi tôn giáo ở địa vị thống trị tinh thần, đạo đức gắn liền với đức tin. Khi quan điểm về tôn giáo và về giáo hội thay đổi, tất yếu nó sẽ phản ánh vào những đổi thay trong đạo đức. Những chủ đề chính của tư tưởng đạo đức trong triết học Khai sáng Pháp, như sự khoan dung, tinh thần nhân đạo, sự khai sáng, v.v… đều ghi rõ dấu ấn của đảo lộn về mặt đức tin mà chúng ta vừa đề cập.

1.3. Tiền đề tƣ tƣởng – lý luận

Chúng tôi muốn nói đến lịch sử phát triển của tư tưởng đạo đức của những thời đại trước, những thời đại đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tư tưởng đạo đức của các nhà Khai sáng Pháp. Bởi vì không thể chỉ xuất phát trực tiếp từ đời sống xã hội, đời sống văn hóa – khoa học, các tư tưởng

đạo đức cũng như mọi lĩnh vực tinh thần khác đều được xây dựng trên nền tảng kế thừa.

Mỗi thời đại có một cách quan niệm khác nhau về vai trò, vị trí và tầm ảnh hưởng của các bậc tiền bối, điều này phụ thuộc vào điều kiện xã hội – văn hóa và đặc điểm của tư duy thời đại. Những nhà tư tưởng tiền bối tác động trong thời kỳ này, rồi không được đánh giá cao trong thời kỳ sau, rồi lại được “phát hiện lại” ở thời kỳ sau nữa, v.v., điều đó đã trở nên bình thường trong lịch sử tư tưởng. Thời kỳ Khai sáng ở Pháp không phải là ngoại lệ. Đối lập với hệ tư tưởng phong kiến và giáo hội, những nhà Khai sáng Pháp tiếp nhận ảnh hưởng từ những người mà giáo hội phủ nhận và rời bỏ những nhà tư tưởng được giáo hội kế thừa. Chính vì vậy, ở đây, khi xem xét tiền đề lý luận của tư tưởng đạo đức trong triết học Khai sáng Pháp, chúng tôi không đề cập đến tất cả các nhân vật tiêu biểu của lịch sử tư tưởng, mà chỉ quan tâm tới những người tác động mạnh, trong lĩnh vực đạo đức, đến các nhà Khai sáng; ở mỗi tác giả đó chúng tôi cũng chỉ đưa ra những quan niệm đã được các nhà Khai sáng tiếp nhận và phát triển.

1.3.1. Tư tưởng đạo đức thời kỳ Cổ đại

Không phải quá xa khi nói tới thời kỳ Cổ đại, vì triết học Khai sáng, trong khi từ bỏ di sản Thiên Chúa giáo, đã tìm đến những di sản xa xưa hơn – đến thời kỳ mở đầu của lịch sử tư tưởng châu Âu. Rõ ràng là triết học Khai sáng đã chịu ảnh hưởng của trào lưu nhân văn Phục hưng ở lời kêu gọi quay trở về với những giá trị cổ đại. D.Bouquet, trong tác phẩm Những nhà Khai sáng ở Pháp và châu Âu đã viết: “Triết học thời kỳ Khai sáng thực chất thừa hưởng rất nhiều từ tác phẩm của những nhà triết học cổ đại, và những đại biểu nổi tiếng nhất của nó đều là những người có học vấn cao, có thể đọc những

sách tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh (…). Thời đại đó cho rằng những người Hy Lạp đã phát minh ra Lý tính” [58, tr.15].

Lịch sử phát triển của văn hóa châu Âu cho thấy ảnh hưởng rõ rệt và xuyên suốt của văn hóa và tư tưởng Hy Lạp cổ đại. Ăngghen viết: “từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này” [26, tr.491]. Quả thực triết học Hy Lạp “muôn hình muôn vẻ”, với một số lượng không nhỏ các triết gia vĩ đại và sự phong phú đến kinh ngạc của các chiều hướng tư tưởng. Mọi thời kỳ sau này của lịch sử tư tưởng phương Tây đều kế thừa và phát triển một hoặc những khía cạnh nào đó trong di sản đặc sắc ấy, trong đó, “một hoặc những khía cạnh” thường được thể hiện ra ở những triết gia hoặc những trường phái cụ thể.

Thời kỳ Khai sáng hay hẹp hơn là tư tưởng đạo đức Khai sáng đã nhận những tác động gì từ tư tưởng đạo đức Cổ đại? Ta có thể nói đến ảnh hưởng của Socrate và Épicure, mỗi tác giả này tác động theo những cách riêng biệt đến tư tưởng đạo đức Khai sáng Pháp.

Socrate (469-399 tr.CN)

Được thừa nhận rộng rãi là ông tổ của triết học phương Tây, triết gia thực sự đầu tiên của triết học Hy Lạp Cổ đại, Socrate luôn luôn là nhân vật có sức thu hút lớn lao đối với những nhà tư tưởng hậu bối. Các nhà Khai sáng Pháp, trong thời kỳ căng thẳng của cuộc đấu tranh chống tư tưởng phong kiến và nói chung là mọi tư tưởng “tối tăm, không khai sáng”, chịu đựng những đàn áp của phía đối lập, đều đã tìm đến Socrate như một người dẫn đường.

Socrate là triết gia đầu tiên trong triết học Hy Lạp hướng nhận thức – tư duy vào việc nghiên cứu con người, nghiên cứu thế giới nội tâm của con người. Mặc dù “giữ nguyên phương thức khảo cứu con người như là cái đứng cùng hàng với những thực thể khác” [16, tr.191], nhưng chỉ riêng việc chuyển

đối tượng của tư duy triết học từ thế giới tự nhiên sang thế giới nội tâm con người đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng. Nếu chúng ta thừa nhận rằng việc nghiên cứu bản tính con người là cốt lõi của việc tìm hiểu các vấn đề đạo đức, thì ta có thể thấy ảnh hưởng của bước chuyển mà Socrate đã thực hiện đối với tư tưởng của các nhà triết học sau ông lớn đến mức nào.

Khi nghiên cứu bản tính con người, Socrate đã nhấn mạnh đặc điểm quan trọng nhất phân biệt con người với con vật là linh hồn (tâm hồn) của con người. Trong tâm hồn con người, theo Socrate, có dục vọng (phần dưới) và lý tính (phần trên). Con người chỉ có thể trở thành thiện khi lý tính chiến thắng được dục vọng. Chính từ luận điểm này mà các nhà nghiên cứu cho rằng Socrate là người khởi đầu cho đạo đức học duy lý chủ nghĩa. Ta nhớ rằng hầu như toàn bộ các nhà Khai sáng Pháp đều đứng trên lập trường duy lý. Tư tưởng đạo đức của họ tương đồng với tư tưởng đạo đức của Socrate, chính là ở đặc điểm này.

Công thức nổi tiếng của Socrate “Hãy tự biết mình!” – kết tinh của cả chủ nghĩa duy lý và quan điểm hướng nhận thức về thế giới nội tâm con người, – đã được lý giải theo cách Khai sáng: “cần thiết phải thay đổi từ bên trong, phải nhận thức lại mọi ý kiến, mọi cái bề ngoài của nhận thức, và mọi cái trên thực tế đã làm tê liệt nhận thức của chúng ta” [58, tr.16].

Épicure (341-270 tr.CN)

Épicure là nhà triết học hậu kỳ của thời kỳ Cổ đại. Ông theo quan điểm duy vật chủ nghĩa, tán thành và phát triển học thuyết của Démocrite về

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp (Trang 25)