Nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong sự

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 62)

phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay

Nghiên cứu, khẳng định ý nghĩa của tƣ tƣởng về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con ngƣời của Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải xuất phát từ thực tiễn của tình hình thế giới và trong nƣớc để xem xét những nguy cơ, thách thức, xu hƣớng phát triển của dân tộc trong thời đại mới và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.

2.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay

Thế giới trong vài thập niên gần đây, đăc biệt là từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây đã xảy ra những biến động lớn, tác động mạnh đến tất cả các nƣớc trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, trƣớc đây cũng nhƣ hiện nay, khi bàn về những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam, Đảng ta

và Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng bắt đầu từ nhận định tình hình thế giới, từ phân tích đặc điểm, nội dung, xu thế phát triển cơ bản của thời đại. Bởi vì, cách mạng Việt Nam là một bộ phận không tách rời của cách mạng thế giới, có nhìn rõ xung quanh, hiểu đƣợc thế giới gần xa thì mới giải quyết đúng những vấn đề của cách mạng Việt Nam. Trƣớc đây đã vậy, ngày nay cũng vậy, và tƣơng lai càng nhƣ vậy, phải đặt nƣớc ta trong cả thế giới, gắn kết với thế giới, với tiến trình phát triển thế giới thì mới hiểu sâu sắc bản thân nƣớc mình, thì mới thấy rõ mình phải làm gì và làm nhƣ thế nào, phải đi về đâu, hƣớng phát triển nhƣ thế nào. Không nắm đƣợc đặc điểm, xu thế lớn của thế giới thì không thể xác định đúng con đƣờng đi của cách mạng Việt Nam. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định:

“Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhƣng vẫn tiềm ẩn yếu tố bất trắc khó lƣờng. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhƣng cũng chứa đựng những yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nƣớc đang phát triển....Khoa học và công nghệ sẽ có bƣớc tiến nhảy vọt và những đột phá lớn. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt...”[12,73-74].

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ nêu ra một số đặc điểm tiêu biểu có tác động mạnh tới Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Một là, sự tan rã của Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu kết thúc trật tự thế giới cũ nhƣờng chỗ cho trật tự mới đang xuất hiện nhƣng

vẫn chƣa định hình. Sự thay đổi trật tự thế giới lần này khác với những lần trƣớc là không thông qua chiến tranh thế giới mà là sau sự sụp đổ, tan rã của một siêu cƣờng Liên Xô, chỉ còn lại Mỹ là siêu cƣờng duy nhất, đã tạo ra lợi thế cho Mỹ và các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây. Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào.

Mặc dù, hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại nhƣng đến nay công cuộc đổi mới, cải cách ở một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba... theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Họ tiếp tục con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội với những hình thức và những bƣớc đi hợp lý. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách chống phá những thành quả cách mạng và gây ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội, chính trị... của các nƣớc này. Điều này đã gây khó khăn cho các nƣớc trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.

Hai là, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, với trình độ ngày càng cao trong thế kỷ XXI. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dẫn đến sự cấu trúc lại nền kinh tế thế giới, trong đó cơ cấu sản xuất của các nƣớc công nghiệp phát triển đƣợc chuyển dịch sang các ngành có hàm lƣợng lao động trí tuệ cao. Cuộc cách mạng đó đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong mỗi nƣớc cũng nhƣ trên thế giới, quốc tế hoá nền xản xuất và sự phân công lao động xã hội, phá vỡ nhiều quan niệm cũ, phƣơng pháp tƣ duy cũ, thể chế cũ và quan hệ cũ trên tất cả các bình diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...ở phạm vi quốc gia cũng nhƣ quốc tế.

Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mang đặc trƣng chủ yếu là khoa học đã trở thành lực lƣợng sản suất trực tiếp. Nó là thành quả sáng tạo của bộ óc con ngƣời và nó đƣợc vật chất hoá. Con ngƣời là trung tâm, chủ thể là lực lƣợng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại. Tri thức khoa học đƣợc kết tinh trong các

yếu tố của lực lƣợng sản xuất, thâm nhập vào sản xuất, phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, khoa học đã bộc lộ khá nhanh chóng tiềm năng của mình là một lực lƣợng cách mạng hoá, biến đổi căn bản diện mạo và tính chất của sản xuất.

Sự phát triển nhƣ vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là động lực to lớn chi phối các chuyển động mang tính toàn cầu và tạo ra bƣớc nhảy phi thƣờng tiến vào nền văn minh tin học, xã hội thông tin. Trong xã hội thông tin, hoạt động kinh tế không chỉ là sản xuất và tái sản xuất, mà còn là sáng tạo; do đó yếu tố sản xuất vật chất, đầu vào vật chất ngày càng giảm, yếu tố phi vật chất, đầu vào của trí tuệ ngày càng tăng nhanh, tri thức khẳng định mình là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu quyết định sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế. ..Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra là bƣớc vào thế kỷ XXI, dƣới sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, thì đối với các nƣớc đang phát triển (trong đó có Việt Nam) và chậm phát triển cần phải có những hƣớng đi nhƣ thế nào cho phù hợp, để tránh tụt hậu so với các nƣớc phát triển trên thế giới.

Ba là, xu hƣớng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay đang tạo ra những điều kiện thuận lợi để các nền kinh tế kém phát triển từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, toàn cầu hoá cũng đi liền với sự phân công lao động quốc tế sâu hơn. Sự phân công lao động quốc tế vô hình trung hình thành trật tự kinh tế quốc tế với ba cấp không đồng đều nhau: 1) Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao; 2) Nền kinh tế của các nƣớc công nghiệp mới; 3) Nền kinh tế các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển với nền công nghiệp còn lạc hậu (trong đó có Việt Nam). Tình hình đó vừa gây bất lợi đối với các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển vừa làm nảy sinh nguy cơ về sự đồng nhất hoá các hệ thống giá trị một cách khiên cƣỡng, đe doạ làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá, các dân tộc. Trong lịch sử, nhờ khẳng định giá trị hệ tƣ tƣởng của dân tộc, CuBa ngay từ đầu đã cảnh giác với Khu vực tự do thƣơng mại châu Mỹ – dự án

chiến lƣợc của Mỹ nhằm củng cố sự thống trị và đảm bảo cho Mỹ một thị trƣờng rộng lớn. Các tổ chức chín trị và xã hội CuBa khẳng định nếu để dự án chiến lƣợc này thành công: Chúng ta sẽ không còn là chúng ta nữa và sẽ một lần nữa bị thực dân hoá; nền văn hoá chung của chúng ta sẽ mai một đi khi Mỹ hóa toàn châu lục....Sau CuBa, nhiều nơi trên thế giới cũng phản đối “phong trào văn hóa đại chúng” và lối sống Mỹ thâm nhập vào khu vực thông qua hoạt động kinh tế và giao lƣu văn hoá. Nhƣ vậy, toàn cầu hoá có hai mặt sáng, tối, nó đòi hỏi các quốc gia, dân tộc khi hội nhập vào xu thế chung của nhân loại buộc phải xuất phát từ định hƣớng xây dựng đất nƣớc đúng đắn với hệ tƣ tƣởng tiên tiến, đƣờng lối, chủ trƣơng phù hợp...để tận dụng đƣợc thời cơ và vƣợt qua đƣợc thách thức và khẳng định vị thế của dân tộc mình.

Bốn là, hiện nay mặc dù hầu hết các quốc gia đã giành đƣợc độc lập song trên thực tế cuộc đấu tranh cho một nền độc lập thật sự vẫn chƣa chấm dứt. Các nƣớc thế giới thứ ba vẫn phải đấu tranh nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế, chính trị đối với các nƣớc tƣ bản phát triển. Tuy nhiên tính chất của cuộc đấu tranh trong thế kỷ XXI không giống nhƣ các thế kỷ trƣớc: “Các nƣớc đều mong muốn giải quyết mọi bất đồng bằng thƣơng lƣợng hoà bình trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi; đối ngoại thay cho đối đầu; cạnh tranh kinh tế thay cho xung đột, chiến tranh chạy đua quân sự toàn cầu; chính sách mở rộng và đa dạng hoá quan hệ đối ngoại thay thế chính sách khép kín hay mở cửa từ một phía. Các quốc gia lớn nhỏ có chế độ chính trị xã hội, có trình độ phát triển kinh tế khác nhau tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác, liên kết kinh tế, thƣơng mại và nhiều lĩnh vực khác. Sự khác nhau về ý thức không còn là bức tƣờng ngăn cách sự hợp tác, liên kết rộng rãi...Tuy nhiên, chiến tranh cục bộ vẫn diễn ra, có nơi khốc liệt, kéo dài và xu hƣớng tăng cƣờng vũ trang vẫn có chiều hƣớng gia tăng” [20,347]. Điều này đòi hỏi các quốc gia dân tộc một mặt, phải đấu tranh, bảo vệ và giữ vững nền độc lập của mình; mặt khác, mỗi dân tộc

cũng cần mở rộng hợp tác quốc tế vì không thể đứng ngoài khối liên kết khu vực cũng nhƣ các xu thế chung của thời đại.

Bối cảnh thế giới hiện nay đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tất cả các thành viên của “ngôi nhà chung” trong đó có Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc của chúng ta đã trải qua chặng đƣờng 20 năm và tiếp tục đòi hỏi chúng ta phải có những đối sách thích hợp và đƣờng lối mang tính chiến lƣợc lâu dài. Đánh giá về tình hình hiện nay và thành tựu của chặng đƣờng đã qua, Đại hội X khẳng định: “Đất nƣớc đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trƣởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc đẩy mạnh. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Chính trị – xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh đƣợc giữ vững. Vị thế nƣớc ta trên trờng quốc tế không ngừng nâng cao” [12,67]. Tuy nhiên, “nƣớc ta đang đứng trƣớc nhiều thách thức lớn đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thƣờng bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội chƣa đƣợc khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mƣu diễn biến hoà bình, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nƣớc ta” [12,75]. Bên cạnh đó, có những cá nhân, tổ chức, cán bộ, đảng viên... do không nắm rõ chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, không hiểu rõ thực chất và ý nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã đi đến những quan điểm sai lầm. Họ cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc dân tộc theo nghĩa dân tộc thiểu số, họ tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấp, tuyên truyền cho ý thức hệ của giai cấp tƣ sản...gây

rối loạn nội bộ, mất đoàn kết, tạo điều kiện cho bọn cơ hội chống phá nhà nƣớc ta từ nhiều phía.

Tóm lại, bối cảnh quốc tế và trong nƣớc hiện nay đang có nhiều biến động và thay đổi lớn, nhất là so với thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và hoạt động. Tuy nhiên, những biến động và thay đổi của thế giới không những không bác bỏ mà càng khẳng định tính đúng đắn của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác. Sự vận động chung theo quy luật khách quan vẫn đang diễn ra, thế giới vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình đến chủ nghĩa cộng sản. Trên con đƣờng tới chủ nghĩa cộng sản, nhân loại không tránh khỏi những vấp váp, khó khăn, thời kỳ quá độ có thể sẽ kéo dài với nhiều hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc... Trong điều kiện, tình hình chung đó, cách mạng Việt Nam vẫn kiên định trên con đƣờng đã chọn: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con ngƣời vẫn là cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận để chúng ta xem xét, giải quyết thắng lợi những vấn đề nóng bỏng, phức tạp của sự nghiệp đổi mới. Nói cách khác, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con ngƣời vẫn còn nguyên ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc hiện nay.

2.2.2 Một số ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

Qua nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con ngƣời, từ bối cảnh thời đại và thực tiễn đất nƣớc, chúng tôi rút ra một số ý nghĩa của tƣ tƣởng này trong điều kiện đổi mới đất nƣớc hiện nay:

Một là, trong điều kiện hiện nay, khi bối cảnh trong nƣớc và thế giới còn nhiều biến động, vấn đề giải phóng dân tộc cần tiếp tục đƣợc coi là vấn đề ƣu tiên số một, lợi ích quốc gia là lợi ích cao nhất.

Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã giành đƣợc độc lập, nhƣng trên thực tế, cuộc đấu tranh cho một nền độc lập thực sự vẫn chƣa chấm dứt. Các nƣớc thế giới thứ ba trong đó có Việt Nam vẫn đang phải đấu tranh nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế, chính trị đối với các nƣớc tƣ bản phát triển. Do đó, vấn đề giải phóng dân tộc của Việt Nam nói riêng và các quốc gia đã giành đƣợc độc lập nói chung trong thời đại ngày nay cần đƣợc hiểu với tinh thần biện chứng duy vật tức là kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc, phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nƣớc, coi đó là cội nguồn và động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ và phát triển đất nƣớc.

Thực tiễn cách mạng cho thấy, rằng Hồ Chí Minh khi đặt giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời trong một thể thống nhất

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)