Chủ nghĩa Mác-Lênin – cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 25)

Minh về vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người

Hồ Chí Minh từng khẳng định chính chủ nghĩa yêu nƣớc đã đƣa Ngƣời đến với V.I.Lênin và tin theo quốc tế III. Ngƣời tìm thấy trong “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cƣơng về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin “cái cần thiết cho chúng ta”, “con đƣờng giải phóng chúng ta”. Lý luận của V.I.Lênin là sự vận dụng sáng tạo lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen vào điều kiện cụ thể và nâng lý luận ấy lên một tầm cao mới. Tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác–Lênin đƣợc minh chứng bằng kết quả cách mạng - sự thành lập một nhà nƣớc công nông binh đầu tiên trên thế giới.

Đối với C.Mác, quan niệm về con ngƣời đƣợc ông nhắc tới nhiều trong hệ thống lý luận, nhất là khi tiến hành sự phê phán triệt để triết học duy tâm tƣ biện của Hêghen và triết học nhân bản của Phoiơbắc về con ngƣời.

Với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác chỉ ra rằng, bằng việc “sáng tạo ra một cách thực tiễn thế giới đối tƣợng” và “cải tạo giới tự nhiên vô cơ’ con ngƣời trở thành một thực thể mang tính tộc loại, có ý thức, một thực thể đối xử với tộc loại nhƣ với bản chất của chính mình, hoặc đối xử với bản thân mình nhƣ một thực thể có tính tộc loại. Khi so sánh con ngƣời và con vật về phƣơng thức hoạt động, C.Mác đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong hoạt động sản xuất của con ngƣời: đó là hoạt động phổ biến, hoạt động cả khi con ngƣời tự do thoát khỏi nhu cầu thể xác trực tiếp, là sự tái

tạo lại giới tự nhiên...Qua đó, C.Mác đã nói tới phƣơng thức tồn tại của con ngƣời với tƣ cách là toàn bộ hoạt động cải tạo thế giới vật chất của con ngƣời, hoạt động sản xuất của con ngƣời. Nhƣng hoạt động sản xuất đó không phải là hoạt động riêng của một cá nhân mà là hoạt động của cả một cộng đồng ngƣời. Cộng đồng ngƣời đó có những quy định chung cho các thành viên. Hình thức cộng đồng ngƣời đầu tiên trong lịch sử loài ngƣời là

thị tộc (chỉ có khoảng vài trăm ngƣời có cùng huyết thống), tiếp theo là bộ lạc (đƣợc hình thành từ nhiều thị tộc có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết), sau nữa là bộ tộc (liên kết nhiều bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ), cuối cùng là dân tộc (cộng đồng dân cƣ đƣợc hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết nhiều bộ tộc trên một vùng lãnh thổ).

C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh, rằng tác nhân cơ bản dẫn tới việc chuyển từ hình thức cộng đồng ngƣời trƣớc dân tộc sang dân tộc là tác nhân kinh tế và dân tộc điển hình là dân tộc tƣ sản. Dân tộc này bao gồm các giai cấp, tầng lớp khác nhau; trong đó tƣ sản và vô sản đối lập nhau về địa vị kinh tế, song lại có quan hệ chặt chẽ trong hệ thống kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Hai ông đã nghiên cứu phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa để hiểu bản chất của dân tộc tƣ sản, rồi quay lại nghiên cứu dân tộc tƣ sản để hiểu kỹ hơn bản chất của chủ nghĩa tƣ bản. Qua đó C.Mác và Ph.Ăngghen nhận ra, rằng khi chủ nghĩa tƣ bản trở thành thống trị, “nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phƣơng thức sản xuất tƣ sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tƣ sản” 42,602. Bằng sức mạnh của mình, “nó đã bắt những dân tộc nông dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tƣ sản, bắt phƣơng Đông phải phụ thuộc vào phƣơng Tây” 42,602. Qua sự phân tích của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra sự thống trị của giai cấp tƣ sản với dân tộc và với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.

Hai ông cho rằng giai cấp vô sản – lực lƣợng có sứ mệnh thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng con ngƣời, nhân loại, không thể thờ ơ

hoặc đi ngƣợc lại với lợi ích dân tộc mà “giai cấp vô sản mỗi nƣớc trƣớc hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vƣơn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa nhƣ giai cấp tƣ sản hiểu” 42,623-624. Vì thế, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tƣ sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhƣng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đƣơng nhiên là trƣớc hết, giai cấp vô sản mỗi nƣớc phải thanh toán xong giai cấp tƣ sản nƣớc mình đã”. 42,611

Theo đó, với C.Mác và Ph.Ăngghen, việc giải quyết vấn đề giai cấp có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân tộc, bởi vì xã hội hiện tại “chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tƣ sản và giai cấp vô sản” 42,597. Mặt khác, “khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo” 42,624 và “trong các cuộc đấu tranh của những ngƣời vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản” 42,614. Do vậy, “hãy xoá bỏ tình trạng ngƣời bóc lột ngƣời thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ” 42,624 .

Cuối cùng, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, rằng trong khi “xã hội không thể nào giải phóng cho mình đƣợc, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt” 43,406 thì cách mạng vô sản là con đƣờng duy nhất để xoá bỏ ách áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Để tới đƣợc với chủ nghĩa cộng sản, khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vô sản phải liên minh trên phạm vi quốc tế “Vô sản tất cả các nƣớc đoàn kết lại”. Nó là tiền đề đƣa cách mạng vô sản đến thắng lợi trên phạm vi quốc tế để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: giải phóng con ngƣời.

Bàn về giải phóng con ngƣời, bản thân C.Mác và Ph.Ăngghen không có một tác phẩm riêng nào. Nhƣng không một tác phẩm nào của các ông lại không bao hàm nội dung đó. Với C.Mác và Ph.Ăngghen, phát triển con ngƣời, giải phóng con ngƣời là mục tiêu cuối cùng mà cả nhân loại hƣớng tới. Xuất phát từ quan điểm duy vật về con ngƣời, coi bản chất con ngƣời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, xem xét con ngƣời với tƣ cách là một thực thể sinh học – xã hội trong mối quan hệ con ngƣời – tự nhiên – xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đi đến khẳng định, rằng giới tự nhiên là thân thể của con ngƣời, con ngƣời là một bộ phận của giới tự nhiên và xã hội chẳng qua chỉ là sự tác động qua lại giữa ngƣời với ngƣời, con ngƣời vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử của chính mình.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã lấy tƣ tƣởng vì con ngƣời để hƣớng cả nhân loại tới chủ nghĩa cộng sản – nơi mà theo các ông là sự giải quyết hiện thực mâu thuẫn giữa con ngƣời với tự nhiên và giữa con ngƣời với con ngƣời; nơi có những con ngƣời mới có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình. Nhƣ vậy, có thể nói cái cốt lõi trong học thuyết của Mác là tƣ tƣởng vì con ngƣời, giải phóng con ngƣời, giải phóng nhân loại.

Với C.Mác và Ph.Ăngghen, cuộc đấu tranh giải phóng con ngƣời là cuộc đấu tranh với mục đích xoá bỏ hiện tƣợng ngƣời bóc lột ngƣời, mọi ngƣời đều đƣợc bình đẳng, có quyền hƣởng tự do và hạnh phúc. Theo các ông, giải phóng con ngƣời còn là sự xoá bỏ sự tha hoá của con ngƣời. Sự tha hoá này đƣợc hai ông bàn tới nhiều trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844. Trong đó, theo C.Mác, tha hoá trƣớc hết là một quan hệ xã hội, là sự giao tiếp xã hội của con ngƣời trong những điều kiện sống và lao động của họ, kết quả của hoạt động và những quan hệ của họ lại trở thành lực lƣợng đối lập với họ. Con ngƣời bị tha hoá khỏi chính sản phẩm lao động của mình và bản chất tộc loại của mình. Cái quy định sự tha hoá, theo C.Mác và Ph.Ăngghen chính là chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất gắn với

chế độ tƣ bản chủ nghĩa. Vì thế, để xoá bỏ mọi sự tha hoá phải xoá bỏ chế độ sở hữu tƣ sản. “Sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tƣ nhân,vv..,khỏi sự nô dịch trở thành hình thức chính trị của sự giải phóng công nhân, vả lại vấn đề ở đây không chỉ là sự giải phóng của họ, vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng toàn thể loài ngƣời” 45,143. Tha hoá trong kinh tế là cơ sở của những hình thức tha hoá khác trong lĩnh vực tinh thần. Do vậy, cùng với việc giải phóng con ngƣời khỏi sự tha hoá trong kinh tế các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cũng nói tới hình thức tha hoá trong lĩnh vực tinh thần. C.Mác coi việc quy con ngƣời, một mặt, thành thành viên của xã hội công dân, thành cá nhân vị kỷ, độc lập, và mặt khác, thành công dân của nhà nƣớc, thành pháp nhân là sự “giải phóng chính trị” . Theo đó, giải phóng chính trị là giải phóng con ngƣời khỏi sự khép kín về đẳng cấp, về địa vị, về vị trí của con ngƣời trong xã hội, là sự thừa nhận bản chất phổ biến của con ngƣời. Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tƣ bản, giải phóng con ngƣời về chính trị là sự tự giải phóng bản chất loài của con ngƣời khỏi giới hạn chật hẹp về vị thế của con ngƣời trong xã hội. Theo C.Mác, chỉ khi nào con ngƣời nhận thức đƣợc và tổ chức đƣợc “những lực lƣợng của bản thân” thành những lực lƣợng xã hội, không tách lực lƣợng xã hội dƣới dạng lực lƣợng chính trị ra khỏi bản thân mình, chỉ khi ấy giải phóng con ngƣời mới đƣợc hoàn thiện.

Nhƣ vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt vấn đề giải phóng con ngƣời là mục tiêu lớn, đồng thời chỉ ra những khía cạnh khác nhau để có đƣợc sự giải phóng toàn diện. Đây là một trong những đóng góp nhân bản nhất của C.Mác và Ph. Ăngghen. Về sau, khi bàn về vấn đề giải phóng giai cấp, dân tộc, con ngƣời, nhiều học giả đánh giá cao học thuyết về đấu tranh giai cấp của hai ông. Còn bản thân C. Mác, trong thƣ gửi Vâyđơmaye, ông viết: “Cái mới mà tôi đã làm là chứng minh rằng: 1) sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất, 2)

chuyên chính này chỉ là bƣớc quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp” 44,662.

Trong thực tế xây dựng và phát triển lý luận của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm đƣợc nhiều điều hơn các ông tự đánh giá. Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử, coi bản chất con ngƣời trong tính hiện thực của nó là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, các ông cho rằng, bản chất đó thể hiện ra, tồn tại và phát triển trong hoạt động sản xuất, hoạt động chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội của con ngƣời. Theo C.Mác và Ph.Ănghen, xã hội tƣơng lai mà nhân loại hƣớng tới không chỉ tạo ra một cơ sở mới, một nền tảng vững chắc cho việc phát triển các cá nhân con ngƣời, mà còn xây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp giữa họ với nhau. Lực lƣợng xã hội có sứ mệnh thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng con ngƣời, giải phóng toàn thể nhân loại là giai cấp vô sản.

Với lý luận khoa học về hình thái kinh tế - xã hội, giai cấp, đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản, chủ nghĩa Mác đã cung cấp quan điểm, phƣơng pháp khoa học để nhận thức vấn đề dân tộc, giai cấp và con ngƣời. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc trong học thuyết Mác chủ yếu là vấn đề hình thức dân tộc của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Trong quan hệ giai cấp – dân tộc, C.Mác tập trung làm sáng tỏ vai trò quyết định, xét tới cùng của nhân tố giai cấp đối với nhân tố dân tộc, của việc xoá bỏ nạn ngƣời bóc lột ngƣời (giải phóng giai cấp) đối với việc xoá bỏ nạn áp bức dân tộc (giải phóng dân tộc). Nói cách khác, trong điều kiện lịch sử cụ thể, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt vấn đề đấu tranh giai cấp lên trƣớc, coi giải phóng giai cấp là cái quan trọng hơn giải phóng dân tộc và là tiền đề giải phóng nhân loại và giải phóng con ngƣời, bởi áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc và mâu thuẫn chủ yếu của dân tộc lúc này là mâu thuẫn giữa giai cấp tƣ sản thống trị với giai cấp công nhân bị trị.

V.I.Lênin là ngƣời bảo vệ thành công, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới. Ông cũng nói đến những vấn đề giải phóng: dân tộc, giai cấp, con ngƣời nhƣng dựa trên những tiền đề có tính lịch sử, thời đại, V.I.Lênin đã đƣa ra cách nhìn nhận, đánh giá mới về những vấn đề này.

Thời đại mà V.I.Lênin sống là thời đại của chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tƣ bản. Các đế quốc tranh giành thuộc địa với mục đích phân chia lại thế giới. Nói nhƣ V.I.Lênin “Bất cứ nƣớc nào có một nền công nghiệp tƣ bản chủ nghĩa phát triển đều tiến rất nhanh đến chỗ phải đi tìm thuộc địa, tức là tìm những nƣớc… mà ở đó ngƣời ta có thể tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp và thu đƣợc những món lãi rất hời” 33,478. Chính vì thế không một nƣớc chậm phát triển nào không bị biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa. Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc để xây dựng quốc gia độc lập của các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc cũng trở thành một trong những vấn đề cấp bách của thời đại.

Vấn đề dân tộc đƣợc V.I.Lênin nói tới trên khía cạnh: dân tộc là quốc gia dân tộc. V.I.Lênin nhận định, rằng trong khi “toàn thế giới phân chia thành một số lớn những dân tộc bị áp bức và một số ít những dân tộc đi áp bức, nắm trong tay tài sản khổng lồ và lực lƣợng quân sự hùng mạnh” 38,290 thì phải coi việc đảm bảo quyền dân tộc tự quyết và thành lập các quốc gia độc lập là yêu cầu chính trị trung tâm trong vấn đề dân tộc – thuộc địa. V.I.Lênin viết: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc đƣợc quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại” 35,375.

Nhận thức rõ cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền và là bạn đồng minh của cách mạng vô sản, V.I.Lênin khẳng định: “Không có sự cố gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nƣớc và các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tƣ bản

đƣợc” 38,206 và “điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nƣớc gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tƣ sản. Bởi vì, chỉ có sự gần gũi ấy mới đảm bảo việc chiến thắng chủ nghĩa tƣ bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thủ tiêu đƣợc ách áp

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)