NGHĨA CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 2.1 Quan hệ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giả

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 37)

2.1. Quan hệ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người

2.1.1 Đặt vấn đề dân tộc giải phóng trên lập trường của giai cấp công nhân

Khi vạch ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập đến mối quan hệ giữa giải phóng giai cấp vô sản với giải phóng dân tộc. Nhƣng họ xem xét vấn đề giải phóng dân tộc ở vị trí của giai cấp vô sản ở các nƣớc tƣ bản phát triển hoặc các nƣớc chính quốc. Theo đó, vấn đề dân tộc nảy sinh nhƣ một hệ quả của vấn đề giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc và chỉ có thể thành công khi cách mạng vô sản ở chính quốc thành công.

Hồ Chí Minh là một trong những ngƣời cộng sản đầu tiên của các dân tộc bị áp bức vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin và sớm nêu ra luận điểm về sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp vô sản ở một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến. Mục tiêu của cách mạng vô sản ở chính quốc là đập tan nhà nƣớc của giai cấp tƣ sản, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, từ giải phóng giai cấp công nhân đến giải phóng các dân tộc bị áp bức rồi cuối cùng đi tới giải phóng nhân loại. Tiếp thu lý luận Mác-Lênin, Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng đƣợc dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”[46, 416]. Trong quá trình kết hợp lý luận với thực tiễn, xuất phát từ yêu cầu cấp bách của cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh đã thay đổi lập luận của mình: có giải phóng đƣợc dân tộc mới giải phóng đƣợc giai cấp, coi giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và là tiền đề để tiến tới giải

phóng giai cấp hoàn toàn. Theo đó, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong thời điểm lịch sử lúc đó, không phải đảng Cộng sản nào cũng nhận thức đƣợc sáng tỏ vấn đề này cũng giƣơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc nhƣng trong tƣ duy của rất nhiều ngƣời lúc đó, chủ nghĩa dân tộc đƣợc đặt đối lập với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa dân tộc ở Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nƣớc và tinh thần dân tộc chân chính. Sau này, Ngƣời hầu nhƣ không dùng khái niệm “chủ nghĩa dân tộc” mà dùng khái niệm “lòng yêu nƣớc” để phát huy mạnh mẽ truyền thống của ngƣời Việt Nam. Trong suốt 60 năm hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh không lúc nào xa rời lý tƣởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Sức mạnh của yếu tố dân tộc, theo Hồ Chí Minh, không chỉ là sức mạnh tự có mà còn phụ thuộc một cách quyết định vào việc kết hợp với chủ nghĩa xã hội Ngƣời đã đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới làm cho chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống phát triển thành chủ nghĩa yêu nƣớc hiện đại, kết hợp trong đó cả chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa quốc tế. Nói cách khác, ở Hồ Chí Minh không có chỗ cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi xa rời quan điểm giai cấp mà trái lại gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc Việt Nam với giải phóng giai cấp vô sản thế giới.

Hồ Chí Minh nhận định, rằng đối với Việt Nam, có giành đƣợc độc lập cho dân tộc thì mới giải phóng đƣợc giai cấp. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc bao giờ cũng có tính giai cấp. Vấn đề dân tộc gắn với giai cấp nào thì nội dung, tính chất của độc lập dân tộc và dân chủ đƣợc xác định theo lập trƣờng của giai cấp ấy. Hồ Chí Minh nhất trí với quan điểm của các nhà yêu nƣớc cùng thời là sau khi giành đƣợc độc lập thì “quyền trao cho dân chúng số nhiều”. Nhƣng trên cơ sở phân tích tính chất thời đại và nhận thức cái chung, cái riêng, Hồ Chí Minh đã nhận ra, rằng chỉ có nhận thức và giải quyết đúng cái chung mới có thể nhận thức và giải quyết đúng cái riêng. Muốn vạch đƣờng lối đúng cho cách mạng Việt Nam không thể không tính đến vấn đề thời đại và giai cấp đóng vai trò trung tâm của thời đại. Chúng

tôi cho rằng, chính việc khảo sát tính chất thời đại và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân giúp Hồ Chí Minh đã có những quyết định sáng suốt vào những thời điểm quan trọng nhất. Ngƣời đã giải quyết vấn đề độc lập dân tộc không phải trên lập trƣờng phong kiến hay tƣ sản mà trên lập trƣờng của giai cấp công nhân.Vì thế, trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ, Hồ Chí Minh và Đảng ta một mặt thực hiện chính sách mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, mặt khác, đấu tranh chống tƣ tƣởng đòi giành hoặc chia quyền lãnh đạo của giai cấp tƣ sản, bởi vì nếu quyền lãnh đạo rơi vào tay giai cấp tƣ sản thì chẳng những cuộc cách mạng dân tộc dân chủ không thể tiến hành đến cùng mà còn không thể chuyển lên chủ nghĩa xã hội khi có đủ điều kiện. Ngƣời chỉ ra, rằng mặc dù: “dân tộc cách mệnh thì chƣa phân giai cấp, nghĩa là sỹ, nông, công, thƣơng đều nhất trí chống lại cƣờng quyền. Còn thế giới cách mệnh thì vô sản giai cấp đứng đầu đi trƣớc” 47,266 nhƣng: “trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhƣợng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đƣờng thoả hiệp” 48,3.

Có thể nói lần đầu tiên, thông qua tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, vấn đề giải phóng dân tộc ở Việt Nam đƣợc xem xét dƣới góc độ giai cấp tiến tiến đứng ở vị trí trung tâm: giai cấp công nhân. Đứng trên lập trƣờng của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh khẳng định: “Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng đƣợc, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm đƣợc gì” [53,295]. Nghĩa là, cách mạng chỉ có thể thành công nếu có Đảng của giai cấp công nhân. Trong tác phẩm “Đƣờng cách mệnh” Ngƣời viết: “....Cách mệnh phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu....Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lƣợc cho dân....Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh” [47,267]. Cũng giống nhƣ các vĩ nhân và các nhà cách mạng tiền bối, Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhƣng theo Ngƣời, quần chúng nhân dân phải đƣợc giác

ngộ, đƣợc tổ chức, đƣợc lãnh đạo thì mới trở thành lực lƣợng to lớn nhƣ nhiều chiếc đũa bó thành một bó, chứ không phải mỗi chiếc một nơi. Đảng phải làm nhiệm vụ trọng đại đó. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng trƣớc hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động, ngoài thì liên hệ với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng nhƣ ngƣời cầm lái có vững thuyền mới chạy.

Hồ Chí Minh khẳng định, rằng Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm hệ tƣ tƣởng chính, phải chiến đấu vì quyền lợi của giai cấp, của dân tộc. Đảng phải dẫn đƣờng để toàn dân làm cách mạng. Đảng phải làm cho dân tin tƣởng, ủng hộ và đi theo. Quan trọng nhất, Đảng phải thấy cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, Đảng phải liên kết tất cả mọi ngƣời, phải phát huy sức mạnh toàn dân tộc để đƣa cách mạng đến thành công.

Hồ Chí Minh chỉ ra: “Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việc càng phải dựa vào lực lƣợng của tập thể” 54,282. Để kêu gọi đoàn kết quốc dân đồng bào, Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình và chỉ ra, rằng trong lúc cần đoàn kết mà chủ trƣơng giai cấp đấu tranh là một điều ngu ngốc và Ngƣời khẳng định: “ Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nƣớc sôi lửa nóng. Hỡi đồng bào yêu quý !Việc cứu quốc là việc chung. Ai là ngƣời Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm” 48,198.

Trên cơ sở lòng yêu nƣớc và lợi ích chung của các giai cấp cần lao và mọi tầng lớp khác trong dân tộc, Hồ Chí Minh đã hoá giải khôn ngoan những đối kháng về quyền lợi giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội trong những hoàn cảnh nhất định để tập trung cho lợi ích toàn cục. Ngƣời thƣờng dùng những câu chữ đơn giản để thuyết phục mọi ngƣời nắm tay đoàn kết nhƣ: nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó; một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao…Ngƣời nói: “Tôi khuyên đồng bào

đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhƣng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này thế khác. Nhƣng thế này, thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng yêu nƣớc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đƣờng, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có nhƣ thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tƣơng lai chắc chắn sẽ vẻ vang” 49,246-247. Nghĩa là, muốn thực hiện đƣợc đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nƣớc, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có lòng khoan dung độ lƣợng với con ngƣời. Hồ Chí Minh cho rằng ngay cả đối với những ngƣời lầm đƣờng lạc lối nhƣng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ, mà hoàn toàn không định kiến, khoét sâu cách biệt. Ngƣời đã lấy hình tƣợng năm ngón tay để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết. Thậm chí đối với những ngƣời trƣớc đây chống chúng ta, nhƣng nay không còn chống nữa thì khối đại đoàn kết vẫn dang tay đón họ.

Với tƣ tƣởng đại đoàn kết toàn dân tộc, ngƣời đã chủ trƣơng đại đoàn kết rộng rãi mọi ngƣời Việt Nam yêu nƣớc, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nam nữ, lứa tuổi,...nhƣng không phải là một tập hợp lỏng lẻo, ngẫu nhiên tự phát, mà là một khối đoàn kết chặt chẽ, có tổ chức trong mặt trận thống nhất rộng rãi, nhƣng phải lấy liên minh công, nông, trí thức làm nền tảng và do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Trong cuộc vận động yêu nƣớc chống Pháp, Phan Bội Châu cũng nói đến đoàn kết, nêu khẩu hiệu “toàn dân đoàn kết”, chủ trƣờng tập hợp rộng rãi từ phú hào đến quan tƣớc, sĩ tịch, bếp bồi, thông ký, lính tập..., nhƣng riêng công nhân và nông dân chiếm số đông thì không thấy nói đến. Nhƣng quan trọng hơn, dù chủ trƣơng đoàn kết rộng rãi thế nào mà không hình thành đƣợc một tổ chức tập hợp quần chúng lại thì cũng vẫn chỉ là kêu goi suông, không tạo ra đƣợc sức mạnh trong thực tế. Ngƣời chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là

trƣớc hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng nhƣ cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhƣng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” 52,438.

Chủ trƣơng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở: “Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì chắc đƣợc, ít ngƣời làm không nổi, nhiều ngƣời đồng tâm hiệp lực thì ai ai…cũng phải gánh một vai. Có nhƣ thế mục đích mới đồng; mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì làm mới chóng” 47,261. Vì vậy, Hồ Chí Minh phân tích cặn kẽ từng giai cấp, tầng lớp với những điểm mạnh, yếu cụ thể để từ đó có thể hạn chế nhƣợc điểm mà phát huy cao nhất ƣu điểm của họ. Cụ thể: với giai cấp nông dân, tuy có nhiệt tình cách mạng cao nhƣng vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu, mà nông dân thƣờng có tính thủ cựu, rời rạc tƣ hữu. Cho nên giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp tổ chức họ và lãnh đạo họ, thì họ là một lực lƣợng rất to lớn vững chắc; với trí thức, tính từ học trò đến công chức, thầy thuốc, họ có trình độ văn hoá tƣơng đối cao…, song vì không có tổ chức, thiếu ngƣời lãng đạo, cho nên họ dám nghĩ mà không dám nói. Sau khi phân tích tình hình, Hồ Chí Minh khẳng định trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng trên cơ sở liên minh với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.

Với Hồ Chí Minh, sức mạnh đại đoàn kết là sức mạnh của lòng ngƣời, nó mạnh hơn bất cứ một thứ vũ khí nào. Khẩu hiệu của Ngƣời “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”[55,350] chính là lời hiệu triệu có sức mạnh với ngàn vạn đồng bào. Đại đoàn kết là thực hiện mục tiêu xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Trong liên minh các tầng lớp nhân dân, giai cấp công nhân là bộ phận có sứ mệnh lãnh đạo công cuộc giải phóng dân

tộc, là đại biểu chân chính cho lợi ích dân tộc. Mặt khác, giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế, đại biểu chân chính cho lợi ích của ngƣời dân lao động. Bởi vậy, có thể nói, Hồ Chí Minh đã đặt cách mạng Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam vào cách mạng thế giới, giai cấp công nhân thế giới. Ở Ngƣời, vấn đề dân tộc giải phóng đƣợc giải quyết trên lập trƣờng của giai cấp công nhân, đó là nguyên tắc chỉ đạo, quán triệt trong cả tiến trình cách mạng. Điều này thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng nó một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể Việt Nam của Hồ Chí Minh. Theo đó, mục tiêu của cách mạng Việt Nam không nằm ngoài giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời. Con đƣờng cách mạng không ngừng đó của Việt Nam đƣợc tìm ra không phải duy ý chí mà trong thực tiễn hoạt động, với nhiệt huyết cách mạng, Hồ Chí Minh có cơ hội tiếp thu những tƣ tƣởng tiên tiến, cách mạng và khoa học, ngƣời đã nhận ra sự tƣơng đồng giữa khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào với lý tƣởng giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại cần lao. Chính việc phát hiện ra yếu tố tƣơng đồng đó đã trở thành kim chỉ nam cho việc phát hiện những yếu tố khách quan, quốc tế và trong nƣớc quy định tiến trình của cách mạng Việt Nam và đảm bảo cho sự thành công của cách mạng Việt Nam. Trong những yếu tố đó, yếu tố hàng đầu là lực lƣợng cách mạng bao gồm “khối đại đoàn kết toàn dân” đƣợc tổ chức lại dƣới sự lãnh đạo của bộ phận ƣu tú nhất là Đảng Cộng sản. Ở đây, Hồ Chí Minh đã vận dụng triệt để lý luận của chủ nghĩa Mác về những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cho sự ra đời của một cuộc cách mạng. Ngƣời không chỉ nhận thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn làm sáng tỏ hơn nữa sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thông qua vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản. Một cuộc cách mạng đƣợc xác định đủ về lực

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)