Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán máy công nghiệp tại công ty CP hệ thống công nghiệp Á Long.

Một phần của tài liệu Kế toán bán máy công nghiệp tại công ty CP hệ thống công nghiệp Á Long (Trang 41)

- Lịch sử hình thành:

3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán máy công nghiệp tại công ty CP hệ thống công nghiệp Á Long.

chưa được chú trọng và chưa được thực hiện thường xuyên, điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nắm bắt, giám sát và quản lý tình hình hoạt động kinh doanh thường xuyên của ban lãnh đạo, điều này có tác động trực tiếp đến việc đưa ra những quyết định, chính sách kịp thời để phát triển DN.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán máy công nghiệp tại công ty CP hệthống công nghiệp Á Long. thống công nghiệp Á Long.

3.2.1. Vận dụng tài khoản kế toán:

Kế toán doanh nghiệp mới chỉ mở chi tiết TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” thành TK cấp 2: TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa” phản ánh doanh thu bán hàng chung do vậy sẽ không theo dõi được tình hình doanh thu của từng mặt hàng, kế toán doanh nghiệp nên mở chi tiết thành TK cấp 3 theo doanh thu của từng mặt hàng sau:

TK 51111: Doanh thu bán hàng máy khởi động mềm trung áp Motortronics TK 51112: Doanh thu bán hàng hộp giảm tốc

TK 51113: Doanh thu bán hàng máy bơm công nghiệp

TK 51114: Doanh thu bán hàng các thiết bị trạm mạng truyền tải phân phối điện năng.

TK 51115: Doanh thu bán hàng con lăn công nghiệp….

Việc mở chi tiết tài khoản 511 thành tài khoản cấp 3 theo doanh thu từng mặt hàng như trên sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng, từ đó sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình và thị trường tiêu thụ của từng mặt

hàng, giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách chiến lược kinh doanh kịp thời và đúng đắn.

3.2.2. Quy định về chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

Công ty nên có quy định bằng văn bản rõ ràng về chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán cụ thể đối với từng khách hàng.

- Nên có chế độ ưu tiên cả về giá cả và hình thức thanh toán đối với khách hàng truyền thống, tin cậy và mua với số lượng lớn.

- Có phần trăm chiết khấu đối với khách hàng mua nhiều và thanh toán sớm. - Có quy định rõ ràng là mua với số lượng tối thiểu bao nhiêu thì được hưởng chiết khấu.

- Riêng đối với trường hợp hàng lỗi, tùy thuộc vào tỷ lệ và nguyên nhân hàng hóa bị lỗi mà công ty đưa ra những quyết định giảm giá. Tránh trường hợp mâu thuẫn gây mất mối quan hệ với khách hàng và làm xấu đi hình ảnh của công ty.

3.2.3. Hạch toán khoản hàng bán bị trả lại

Xuất phát từ những hạn chế đã nêu đối với công tác hạch toán hàng bán bị trả lại, công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi các khoản hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ, dù trị giá hàng bán bị trả lại là rất bé có quý không phát sinh nhưng kế toán vẫn nên theo dõi chi tiết của sản phẩm nào bị trả lại để có phương hướng điều chỉnh về sau, thực hiện giảm thiểu hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ.

Sau đây là mẫu sổ:

Bảng 1 : Sổ chi tiết TK 531- Hàng bán bị trả lại Từ ngày...đến ngày...

NTGS Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Cộng phát sinh

Sổ Ngày Nợ

Đồng thời hạch toán cụ thể :

- Khi doanh nghiệp nhận lại hàng hóa bị trả lại kế toán phản ánh giảm TK 632 (Giá vốn hàng bán) đồng thời ghi tăng TK 156 (Hàng hóa)

- Thanh toán với người mua hàng về số tiền hàng bán bị trả lại: Phản ánh tăng tài khoản 531(Hàng bán bị trả lại) tăng TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) đồng thời ghi giảm các TK 111, TK 112, TK 331…

- Các chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại nếu có ghi tăng TK 641 (Chi phí bán hàng) đồng thời ghi giảm các TK 111, TK 112, TK 141, TK 334

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi giảm TK 531 (Hàng bán bị trả lại) Đồng thời ghi tăng TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) hay TK 512 (Doanh thu bán hàng nội bộ).

3.2.4. Hoàn thiện sổ kế toán

Kế toán doanh nghiệp nên mở sổ chi tiết bán hàng theo từng mặt hàng để phản ánh doanh thu bán hàng của từng mặt hàng. Sổ chi tiết bán hàng mặt hàng được mở theo mẫu sau: (Phụ lục số 12)

Mẫu sổ này được mở theo từng sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ đã bán hoặc đã cung cấp được khách hàng thanh toán tiền ngay hay chấp nhận thanh toán. Theo mẫu này các mặt hàng khi xuất bán sẽ được theo dõi từng sổ riêng biệt. Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ khi có nghiệp vụ phát sinh các chứng từ sẽ được phân loại cho từng mặt hàng và ghi vào sổ chi tiết bán hàng tương ứng.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ:

Cột A: Ghi ngày, tháng kế toán ghi sổ

Cột B, C: Ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ Cột D: Ghi nội dung kinh tế phát sinh

Cột E: Ghi số hiệu TK đối ứng

Cột 1,2,3: Ghi số lượng đơn giá và số tiền khối lượng hàng hóa (Sản phẩm, bất động sản đầu tư, dịch vụ) đã bán hoặc đã cung cấp.

Cột 4: Ghi số thuế GTGT (Thuế TTĐB, thuế XK) phải nộp tính trên doanh số bán của số hàng hóa (Sản phẩm, dịch vụ, BĐS đầu tư) đã bán hoặc đã cung cấp.

Cột 5: Ghi số phải giảm trừ vào doanh thu (Nếu có) như: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.

Sau khi cộng “số phát sinh”, tính chỉ tiêu “Doanh thu thuần” ghi vào cột 3 Cột 3 = “Số phát sinh” cột 3 – cột 4- cột 5. Chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”: Ghi số giá vốn của hàng hóa (Sản phẩm, BĐS đầu tư, dịch vụ) đã bán.

Chỉ tiêu “Lãi gộp” bằng chỉ tiêu “Doanh thu thuần” trừ chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”

Việc mở sổ chi tiết bán hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể theo dõi tình hình doanh thu của từng mặt hàng được cụ thể, chính xác, điều này sẽ giúp cho việc phân tích tình hình tiêu thụ và phát triển của từng mặt hàng được thuận lợi hơn, từ đó ta sẽ có những chính sách bán hàng, chiến lược kinh doanh phù hợp để phát triền kinh doanh, mở rộng thị trường.

3.2.5. Thiết lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng nợ không có khả năng thanh toán.

Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau: khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ bao gồm: hóa đơn kế toán, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này thì phải xử lý như một khoản tổn thất.

Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

- Nợ phải thu khó đòi đã quá hạn thanh toán ghi trên hóa đơn kế toán, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (Công ty, DN,…) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, hoặc đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi và được xử lý theo quy định.

Hiện nay tại công ty CP hệ thống công nghiệp Á Long tổng nợ phải thu là 2.436 trđ. Riêng nợ phải thu khó đòi đã xấp xỉ gần 1.850 trđ quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm, 530 trđ quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm và 470 trđ quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên. Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm - 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm - 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

Đối với nợ phải thu khó đòi chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đó lâm vào tính trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người mất tích bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử,…DN phải dự kiến mức tốn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Số dự phòng phải thu khó đòi trích lập bổ sung cho kỳ kế toán tới được ghi tăng chi phí QLDN. Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi còn lại không sử dụng đến khi hoàn nhập được ghi tăng thu nhập khác.

Phương pháp hạch toán kế toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Tài khoản sử dụng: TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” với kết cấu:

Bên nợ:

- hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi - Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi

Bên có:

- Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí QLDN

Số dư bên có:

- Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ. - Hạch toán kế toán nghiệp vụ trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

1, Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích

lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí ghi tăng chi phí QLDN (TK 642), và ghi tăng số dự phòng phải thu khó đòi (TK 139)

2, Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, kế toán phản ánh giảm khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 139), và ghi tăng chi phí QLDN (TK 642)

3, Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi giảm khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 139), ghi giảm chi phí QLDN (TK 642), và ghi tăng khoản phải thu của khách hàng (TK 131), ghi tăng khoản phải thu khác (TK 138). Đồng thời ghi vào bên nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán.

4, Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được ghi tăng tiền mặt (TK 111), tiền gửi ngân hàng (TK 112), và ghi tăng khoản thu nhập khác (TK 711). Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

3.2.6. Công tác kế toán quản trị

Kế toán quản trị là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý nội bộ của DN, có chức năng thu nhận xử lý và cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị, giúp cho nhà quản trị có được những quyết định kịp thời, đúng đắn. Hiện nay, tại công ty CP hệ thống công nghiệp Á Long công tác kế toán quản trị vẫn chưa được coi trọng sử dụng thường xuyên, điều này sẽ dấn đến việc giám đốc không kịp thời nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó để giúp cho công ty phát triển hơn nữa thì công tác kế toán quản trị là rất cần thiết và phải do những người đủ năng lực làm.

Hiện nay, công tác kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị bán hàng nói riêng tại DN mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin quá khứ mà chưa đưa ra được định hướng cho tương lai, chính vì vậy DN nên hoàn thiện hơn công tác kế toán quản trị đặc biệt là kế toán quản trị bán hàng (Bởi hoạt động kinh doanh chủ yếu của

doanh nghiệp là hoạt động bán hàng) nhằm cung cấp chính xác tình hình kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa cùng việc mở rộng phương thức bán hàng, đổi mới chính sách bán hàng… tạo điều kiện cho DN phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Kế toán bán máy công nghiệp tại công ty CP hệ thống công nghiệp Á Long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w