Xác định các thông điệp

Một phần của tài liệu NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ MARKETING XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI HỖN HỢP CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 25 - 26)

III. NỘI DUNG CÔNG NGHỆ MARKETING XTTM HỖN HỢP CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH

3.Xác định các thông điệp

Sau khi đã xác định rõ phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng, hoạt động truyền thông chuyển sang giai đoạn xác định thông điệp cụ thể có hiệu quả.

3.1 Nội dung của thông điệp

Nội dung của thông điệp phải nêu lên được một số lợi ích, động cơ, đặc điểm hay lý do tại sao công chúng mục tiêu lại nghĩ đến hay nghiên cứu sản phẩm. Nội dung của thông điệp thông qua những lời mời chào sau đó minh chứng rằng sản phẩm hứa hẹn những lợi ích cụ thể.

Lời chào mời qua tình cảm cố gắng gợi lên những cảm xúc tốt hay xấu để thúc đẩy việc mua hàng của khách hàng như cảm xúc tội lỗi, cảm xúc sợ hãi.

Lời mời chào đạo đức nhằm vào ý thức của công chúng về cái chung và nghiêm túc. Lời mời chào này có tác dụng hỗ trợ tôn vinh cho lợi ích chính của sản phẩm mà công chúng sử dụng.

Với mỗi mục tiêu truyền thông riêng biệt, đều có những thông điệp với nội dung chọn lọc để xác định ý tưởng muốn chuyển đến và được chấp nhận bởi đối tưởng nhận. Nội dung thông điệp phải hướng tốt một điều rằng đối với mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có những gọi dẫn khác nhau tác động vào khách hàng. Những gọi dẫn đó có thể là:

+ Những gợi dẫn về ứng dụng của sản phẩm: các thông điệp biểu thị phẩm chất tiết kiệm, giá trị hay công năng phối thức mặt hàng.

+ Những gợi dẫn cảm tính: cố gắng kích đẩy những tình cảm tích cực hay tiêu cực nào đó đưa đến quyết định mua.

+ Những gợi dẫn về tình cảm tích cực như yêu đương, tự hào hay vui nhộn.

+ Những gợi dẫn đạo đức tự ý thức về cải thiện nơi khách hàng chúng thúc giục khác hàng ủng hộ các mục tiêu có tính chất xuất hiện

3.2 Cấu trúc thông điệp

Hiệu quả của thông điệp phụ thuộc vào nội dung cũng như bố cục của nó thông điệp phải xác định rõ ràng ba vấn đề sau:

+ Có nên đưa ra kết luận dứt khoát hay để người nhận tự làm

+ Trình bày luận chứng đanh thép nhất vào đầu hay cuối thông điệp tạo ra được sự chú ý mạnh nhưng có thể dẫn đến một kết cục có tính chất nghịch biến.

3.3 Hình thức của thông điệp

Thông điệp phải có một hình thức tác động mạnh mẽ tuỳ theo từng mục tiêu truyền tải thông điệp mà quyết định cho phù hợp. Trong quảng cáo, trên ấn phẩm người truyền thông phải quyết định tiêu đề, lời văn, cách minh hoạ và màu sắc. Nếu thông điệp được phát đi trên đài truyền thanh thì người truyền thông phải lựa chọn kỹ lưỡng lời lẽ, chất giọng (tốc độ đọc, nhịp điệu, âm điệu rõ ràng) và cách diễn cảm (ngắt quãng). Người dẫn chương trình phải chú ý đến nét mặt, cử chỉ, quần áo, tư thế và kiểu tóc. Nếu thông điệp được truyền tải ngay trên bao bì sản phẩm thì phải chú ý màu sắc.

3.4 Nguồn thông điệp

Những thông điệp tạo ra từ những nguồn hấp dẫn sẽ được chú ý, ghi nhớ nhiều hơn. Thông điệp được truyền tải từ nguồn đến công chúng theo hai cách:

- Kênh truyền thông trực tiếp: Kênh này đòi hỏi phải có hai hay nhiều người giao tiếp trực tiếp với nhau. Đó là cách thể hiện sự giao tiếp hai người với nhau hoặc một người với công chúng qua điện thoại hay qua thư từ.

- Kênh truyền thông gián tiếp: Kênh này truyền tải thông điệp đi mà cần sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Chúng bao gồm những phương tiện truyền thông như báo chí, tạp chí, thư gửi trực tiếp, truyền thanh.

Một phần của tài liệu NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ MARKETING XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI HỖN HỢP CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 25 - 26)