Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền

Một phần của tài liệu Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới, Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 43)

Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền đƣợc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10 tháng 12 năm 1948. Tuyên ngôn này là công cụ pháp lý đầu tiên, trong đó liệt kê các quyền

38

cơ bản của con ngƣời mà mọi cá nhân đều đƣợc hƣởng. Nó đƣợc xem là khuôn mẫu chung cho mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân để đạt đƣợc sự tôn trọng tự do và nhân quyền. Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền là kim chỉ nam cho các hành động hiện thời và tƣ tƣởng tiến bộ cho việc thực hiện sau này ở các quốc gia. Ngoài ra, Tuyên ngôn còn là cơ sở hết sức linh hoạt cho việc không ngừng phát triển sâu rộng hơn khái niệm cơ bản nhất về các quyền con ngƣời.

Giá trị cơ bản – nguyên lý xuyên suốt toàn bộ Tuyên ngôn – “không phân biệt đối xử và công bằng” đƣợc nêu ngay trong Điều 1 “Mọi người sinh

ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” [17], và Điều 2

của Tuyên ngôn nêu rõ:

Mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay tình trạng khác [17].

Mặc dù cũng nhƣ Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc thì không phân biệt đối xử và công bằng, sự tự do là một trong những nguyên tắc quan trọng, đƣợc quy định gắn liền với mỗi cá nhân. Nhƣng khác so với Hiến chƣơng, Tuyên ngôn đã diễn tả một khoảng “mở” đó là “tình trạng khác” trở thành một dạng đƣợc bảo vệ, cũng có nghĩa rằng đồng tính, song tính và chuyển giới có thể nằm trong số tình trạng khác mà Tuyên ngôn đã quy định. Hơn nữa, số từ “mọi ngƣời” đƣợc lặp lại nhiều lần trong hầu hết các quy định của Tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con ngƣời mà mọi ngƣời đƣợc hƣởng. Tuy nhiên, đây cũng chƣa thể coi là cơ sở chắc chắn đề đảm bảo cho cộng đồng đồng tính khi có quy định tại Điều 29 của Tuyên ngôn:

Khi hƣởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi ngƣời chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo

39

đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của ngƣời khác, cũng nhƣ nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ [17].

Các quốc gia có thể sử dụng điều khoản này, lấy đạo đức truyền thống của quốc gia để tiếp tục cản trở, loại bỏ những ngƣời đồng tính không đƣợc pháp luật bảo vệ, không có sự bình đẳng vốn có. Chính vì vậy trong một chừng mực nào đó, có thể cần phải sửa đổi nội dung này để đảm bảo quyền lợi của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới đƣợc đảm bảo nhất.

Pháp luật vốn đƣợc đặt ra để bảo vệ tất cả mọi ngƣời trong xã hội, dù ngƣời đó có ở vị thế đi ngƣợc lại với những giá trị chung đúng đắn. Do đó, Tuyên ngôn cũng đạt đƣợc điều đó, một ngƣời khi hƣởng thụ các quyền và tự do của mình cũng phải tuân thủ những hạn chế do luật định để đảm bảo quyền và tự do của ngƣời khác, những giá trị, lợi ích chung của xã hội. Song không vì thế mà cho phép các quốc gia giải thích các điều luật quy định trong Tuyên ngôn với hàm ý cho phép bất kỳ nhà nƣớc, nhóm hoặc cá nhân nào đƣợc quyền tham gia vào bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích hủy hoại bất cứ quyền hoặc tự do đã đƣợc nêu trong Tuyên ngôn. Đây có thể coi là những giới hạn ràng buộc đôi bên trong xã hội khi thực hiện các quyền và tự do của mình. Tuy vậy, sự giải thích này vẫn chƣa đủ để khẳng định quyền của những ngƣời đồng tính đƣợc ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

2.1.3. Nguyên tắc Yogyakarta về quyền của người đồng tính

Trong hơn 20 năm qua, những nỗ lực trong khu vực và quốc tế nhằm giải quyết vấn đề về quyền cho ngƣời đồng tính đã thu đƣợc những thành công rất hạn chế. Nhƣng đã có sự thay đổi đáng kể từ tháng 10 năm 2006, khi một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền, trí thức và nhà hoạch định chính sách gặp nhau ở Yogyakarta, Indonesia để dự thảo văn bản về quyền của

40

nhóm tình dục thiểu số đƣợc hƣởng với tƣ cách là “con ngƣời” đƣợc bảo vệ bởi Luật pháp Quốc tế. Kết quả đạt đƣợc vào ngày 26 tháng 3 năm 2007 bộ Nguyên tắc Yogyakarta ra đời. Trong đó, mô tả các nguyên tắc để áp dụng Luật Nhân quyền quốc tế có liên quan đến xu hƣớng tính dục và bản dạng giới. Kể từ khi ra đời, nguyên tắc Yogyakarta đã thu hút sự chú ý đáng kể từ phía Nhà nƣớc, các cơ quan Liên Hợp Quốc và xã hội dân sự. Nguyên tắc Yogyakarta ban đầu đƣợc phát triển với hai mục đích. Đầu tiên, quy định đánh giá công bằng về tình trạng hiện tại của Luật Nhân quyền quốc tế khi áp dụng đối với nhóm thiểu số tình dục, cụ thể là những ngƣời đồng tính nam, đồng tính nữ, ngƣời lƣỡng tính và ngƣời chuyển giới. Tại Bộ nguyên tắc Yogyakarta là những quy phạm về quyền con ngƣời mang tính phổ quát và không phân biệt đối xử. Không có ngƣời nào hoặc nhóm ngƣời nào nằm ngoại ngôn từ rõ ràng và minh bạch trong các Công ƣớc quốc tế làm nền tảng của Luật Nhân quyền quốc tế. Những ngƣời LGBT nói chung những ngƣời đồng tính nói riêng cũng không nằm trong số ngoại lệ của cách hiểu cơ bản của việc áp dụng Luật Nhân quyền quốc tế. Mục đích thứ hai, các nguyên tắc Yogyakarta đã chi tiết các nghĩa vụ của quốc gia trong mỗi nguyên tắc trong tổng 29 nguyên tắc, nhằm mục đích nâng cao khả năng thành công của những ngƣời ủng hộ và hoạt động vì quyền của nhóm LGBT khi đối mặt với những vi phạm quyền của nhóm LGBT gây ra bởi cộng đồng.

Các nguyên tắc này xác định nghĩa vụ của các quốc gia là "phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện quyền con người của tất cả mọi

người bất kể xu hướng tính dục hoặc giới tính của họ" [67]. Hiện nay, các

quốc gia trên thế giới đang vận động để đƣa những nguyên tắc Yogyakarta vào pháp luật của họ. Trong đó các quyền tự do dân chủ của công dân, ban hành các đạo luật về các quyền chƣa đƣợc cụ thể hóa nhƣ: quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp, quyền biểu tình, quyền đƣợc trƣng cầu dân ý,

41

quyền đƣợc bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền tiếp cận thông tin... Quyền của ngƣời đồng tính đƣợc thể hiện rõ nhất trong ba nguyên tắc đầu tiên của bộ nguyên tắc này:

Mọi ngƣời đƣợc sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và nhân quyền, con ngƣời thuộc mọi xu hƣớng tính dục và bản dạng giới có quyền đƣợc hƣởng đầy đủ quyền con ngƣời, quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử; mọi ngƣời đều có quyền đƣợc công nhận là một con ngƣời trƣớc pháp luật ở bất kỳ đâu, ngƣời có xu hƣớng tính dục và bản dạng giới khác nhau có tu cách pháp lý đối với mọi khía cạnh của cuộc sống [72].

Bộ nguyên tắc Yogyakarta có mộ ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi ra mắt nó nhƣ một Hiến chƣơng toàn cầu về quyền của ngƣời đồng tính tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ. Ra đời ngay vào thời điểm mà vấn đề về quan hệ đồng tính, ngƣời đồng tính và quyền của ngƣời đồng tính đang tranh cãi diễn ra trên rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Khi các kết quả của nghiên cứu khoa học về sự xuất hiện của hiện tƣợng đồng tính còn chƣa có câu trả lời chính thức, nhƣng cũng là cơ sở để chúng ta biết rằng đồng tính không nhƣ mọi ngƣời vẫn nghĩ là bệnh hoạn, là đua đòi, là tệ nạn xã hội, tình dục là thứ mà những ngƣời đồng tính quan tâm... Có thể nói đánh dấu một mốc son trong Lịch sử Nhân quyền của nhân loại. Là một trong những văn bản pháp lý đầu tiên về quyền của ngƣời đồng tính, áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế có tính ràng buộc, đóng vai trò diễn giải của các Hiệp ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời. Bộ nguyên tắc Yogyakarta đƣa ra các quy định về nội dung các quyền mà ngƣời đồng tính đƣơng nhiên đƣợc hƣởng thụ, ngăn cấm sự phân biệt đối xử dựa trên xu hƣớng tính dục, ngăn cấm sự xâm phạm trái pháp luật đến đời sống riêng tƣ, gia đình của ngƣời đồng tính; xóa bỏ những rào cản ngăn những ngƣời đồng tính tiếp cận, hƣởng thụ các

42

quyền. Những ngƣời đồng tính sẽ đƣợc quan tâm chăm sóc sức khỏe, đƣợc hƣởng thụ các quyền giáo dục, đƣợc pháp luật bảo vệ... và đƣợc tham gia một cách bình đẳng vào đời sống chính trị - xã hội.

Sự ra đời của nguyên tắc Yogyakarta đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự nỗ lực đấu tranh của Liên Hợp Quốc cho những quyền cơ bản của con ngƣời nói chung, trong đó có ngƣời đồng tính. Và đối với các quốc gia của thế giới tự do thì bộ nguyên tắc này cũng trở thành điều kiện đủ để vận động đƣa các nguyên tắc Yogyakarta vào trong pháp luật của mỗi quốc gia.

2.2. Pháp luật về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới tại một số quốc gia trên thế giới giới tại một số quốc gia trên thế giới

2.2.1. Pháp luật một số quốc gia đối với quyền của người đồng tính và song tính

Từ thế kỷ XIX trở về trƣớc, nhiều quốc gia đã đƣa đồng tính vào danh sách các bệnh về tâm thần. Quan niệm đồng tính là rối loạn tâm lý là một quan niệm phổ biến ở phƣơng Tây từ thế kỷ XIX và sang đến một phần thế kỷ XX, và có lẽ nó lan truyền cùng với sự phổ biến của y học phƣơng Tây. Đến những thập niên cuối thế kỷ XX, khoa học đã khẳng định đồng tính luyến ái không phải là bệnh. Nhiều nƣớc lần lƣợt loại bỏ đồng tính khỏi danh sách bệnh tâm thần, bắt đầu là Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào năm 1973. Tại Trung Quốc năm 2001 cũng đã loại đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần. Đồng tính luyến ái đƣợc coi là một phần của đa dạng tính dục con ngƣời, không phải là bệnh và cũng không phải là giới tính thứ ba. Đến năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới - cơ quan của Liên Hợp Quốc cố vấn chuyên môn cho các quốc gia về y tế đã loại bỏ đồng tính khỏi danh sách bệnh tâm thần. Bên cạnh đó, tháng 6/2011, Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết khẳng định: "mọi người đều

43

có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục như thế nào" [71]. Đến ngày

07/3/2012, Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới. Nhƣ vậy, lần đầu tiên, ngƣời đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã đƣa ra một thông điệp rõ ràng và đầy tính ủng hộ đối với vấn đề ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới, và đây cũng là quan điểm của cả Liên Hiệp Quốc khi gần đây liên tiếp có những động thái để giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên xu hƣớng tính dục và bản dạng giới. Những động thái này đã một lần nữa khẳng định đồng tính chỉ là một xu hƣớng tính dục nhƣ bao xu hƣớng khác (dị tính, song tính, vô tính,...) và góp phần xua đuổi quan niệm nặng nề tại các nƣớc trên thế giới về giới đồng tính. Đến thời điểm hiện tại đã hình thành hai quan điểm quan trọng về nguyên nhân của xu hƣớng tính dục này, đó là do các mặt tác động về xã hội và do mặt sinh lí, thần kinh của con ngƣời.

Vấn đề bảo vệ quyền của ngƣời đồng tính đang thực sự dần trở thành một trong những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền đƣợc sống, đƣợc hƣởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng nhƣ các chủ thể khác trong xã hội và quyền đƣợc kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nhân quyền của những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong xã hội. Ví dụ nhƣ hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính (hôn nhân của hai ngƣời có cùng giới tính sinh học hoặc giới tính xã hội đƣợc chấp nhận về mặt pháp luật hay xã hội) là một vấn đề về quyền công dân và là vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo ở nhiều quốc gia phƣơng Tây. Những ngƣời ủng hộ hôn nhân đồng giới dựa trên quyền chung của con ngƣời, bình đẳng trƣớc pháp luật và mục tiêu bình thƣờng hóa mối quan hệ đồng tính, song tính và chuyển giới. Những ngƣời phản đối thƣờng dựa vào việc từ hôn nhân có bao gồm cả các cặp cùng giới hay không. Các lý do khác là tác động trực tiếp và gián tiếp của hôn nhân đồng giới, vấn đề con cái, nền

44

tảng tôn giáo, truyền thống và chủ nghĩa dị tính luyến ái. Nhiều ngƣời ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng sự phản đối hôn nhân đồng giới là do chứng ghê sợ đồng tính luyến ái. Chấm dứt kỳ thị trong tiếp cận hôn nhân dân sự đã trở thành vấn đề bức bách ở nhiều quốc gia. Đến thời điểm hiện tại có 35 quốc gia và 40 vùng lãnh thổ thuộc một số quốc gia hợp pháp hóa quan hệ cùng giới. Trong đó: Công nhận hôn nhân cùng giới có 16 quốc gia và 23 vùng lãnh thổ; Công nhận kết đôi có đăng ký có 16 quốc gia và 17 vùng lãnh thổ; Công nhận chung sống không đăng ký có 3 quốc gia, chi tiết dƣới bảng sau:

Bảng 2.1: Các quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa quan hệ cùng giới [61]

Hình thức

công nhận Số quốc gia công nhận Số vùng lãnh thổ công nhận

Tổng số quốc gia và

vùng lãnh thổ

Hôn nhân 16 quốc gia: Hà Lan, Bỉ, Argentina, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Đan Mạch, Brazil, Uruguay, New Zealand, Pháp và Anh

23 vùng lãnh thổ: Ở Hoa Kỳ: Mexico City,

Connecticut, Iowa, Massachusetts, New Hamsphire, New York, Vermont, Wahsington, Maryland, đặc khu thủ đô Columbia, Rhode Island

39

Kết đôi có đăng ký

16 quốc gia: Andorra, Bỉ, Colombia, Cộng hòa Séc, Ecuador, Phần Lan, Đức, Greenland, Hungary, Ireland, Isle of Man, Jersey, Liechtensein, Luxembourg, Slovenia, Thụy Sỹ.

17 (Úc: 5 bang; Mexico: 1 bang; Hoa Kỳ: 10 bang; Venezuela: 1 bang)

33

Chung sống không đăng ký

3 quốc gia: Úc, Croatia, Israel

0

Tổng 35 40 --

45

Theo báo cáo của tổ chức ILGA (International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and Intersex Association) cho đến tháng 5/2010:

Có 32 quốc gia trên thế giới chấp nhận đồng tính nữ nhƣng không chấp nhận đồng tính nam; quan hệ đồng tính bị cấm tại 44 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số quốc gia nhƣ Iran, Mauritania, Saudi Arabia, Sudan, Yemen và một phần của Nigeria và Somalia có thể xử phạt đến chết nếu phát hiện quan hệ đồng tính [31].

Có thể thấy, dù đã có những tiến bộ trong việc giảm kỳ thị và từng bƣớc tôn trọng quyền của ngƣời đồng tính nhƣng những nỗ lực đó còn quá ít ỏi. Nhìn chung, trên phạm vi toàn thế giới hiện nay, ngƣời đồng tính vẫn chƣa thực sự đƣợc bảo vệ bởi hệ thống chính sách pháp luật và thêm vào nữa một

Một phần của tài liệu Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới, Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)