Bên cạnh những kết quả đạt được, Sở vẫn còn không ít những khó khăn tồn tại cần khắc phục.
Một là: cơ chế xử lý RRTD chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn lên một số cán bộ ngân hàng ngại xử lý hoặc né tránh đối với những món vay mà nếu xử lý tài sản thế chấp khi thu hồi không đủ nợ gốc tiền vay chứ chưa nói đến lãi. Do đó, NQH tồn đọng chưa giải quyết được nhiều.
Hai là công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng còn chưa kịp thời, không phát hiện để ngăn chặn các hành vi kinh doanh sai pháp luật của một số doanh nghiệp.
Ba là trình độ của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, không theo kịp diễn biến tình hình kinh tế nên việc thẩm định giá tài sản thế chấp không sát với thực tế, chỉ để hợp lệ với thủ tục vay vốn, chạy theo chỉ tiêu dư nợ cho vay đơn thuần mà không chú ý tới hiệu quả của đồng tiền vay.
Bốn là hệ thống luật và các cơ chế chính sách chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tế của đời sống. Biểu hiện còn chưa đồng bộ, có điểm chồng chéo nhau. Giá cả tài sản thế chấp xuống quá thấp so với thời điểm định giá nên rất khó bán được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ gốc tiền vay.
Thêm vào đó, diễn biến nền kinh tế phức tạp, hạ tầng chưa vững chắc gây khó khăn cho sự quản lý của nhà nước. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý đặc biệt là đầu tư ồ ạt, sử dụng vốn sai mục đích... đã biến lượng vốn ngân hàng thành trung dài hạn và tài sản cố định làm cho NQH “đóng băng” kéo dài.
Để xử lý NQH một cách có hiệu quả hơn, Sở cần khắc phục những hạn chế trên đây thông qua việc thực hiện những giải pháp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác.