III. Hoạt động dạy học
BÀI 16 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA (1 tiết )
I/ Mục tiêu:
-HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. -Có ý thức chăm sóc cây rau,hoa đúng kỹ thuật.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Tranh ĐDDH (hoặc photo hình trong SGK trên khổ giấy lớn) điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa.
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu các
điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
-GV treo tranh hướng dẫn HS quan sát H.2 SGK. Hỏi:
+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào để sinh trưởng và phát triển ?
-GV nhận xét và kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
-GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK .Gợi ý cho HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnhđối với cây rau, hoa.
* Nhiệt độ: -Hỏi:
+Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? +Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không?
+Kể tên một số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau.
-GV kết luận :mỗi một loại cây rau, hoa đều pht1 triển tốt ở một khoảng nhiệt độ thích hợp.Vì vậy, phải chọn thời điểm thích hợp trong năm đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết quả cao.
* Nước.
+ Cây, rau, hoa lấy nước ở đâu?
+Nước có tác dụng như thế nào đối với cây? +Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước?
-GV nhận xét, kết luận. * Ánh sáng:
+ Cây nhận ánh sáng từ đâu?
+Ánh sáng có tác dụng gì đối với cây ra hoa? +Những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì?
+Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm thế nào?
-GV nhận xét và tóm tắt nội dung.
-GV lưu ý :Trong thực tế, ánh sáng của cây
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát tranh SGK.
-Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
-HS lắng nghe.
-Mặt trời. -Không.
-Mùa đông trồng bắp cải, su hào… Mùa hè trồng mướp, rau dền…
-Từ đất, nước mưa, không khí. -Hoà tan chất dinh dưỡng…
-Thiếu nước cây chậm lớn, khô héo. Thừa nước bị úng, dễ bị sâu bệnh phá hoại…
-Mặt trời
-Giúp cho cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây. -Cây yếu ớt, vươn dài, dễ đổ, lá xanh nhợt nhạt.
-Trồng, rau, hoa ở nơi nhiều ánh sáng … -HS lắng nghe.
rau, hoa rất khác nhau. Có cây cần nhiều ánh sáng, có cây cần ít ánh sáng như hoa địa lan, phong lan, lan Ý…với những cây này phải tròng ở nơi bóng râm.
* Chất dinh dưỡng:
-Hỏi: Các chất dinh dưỡng nào cần thiết cho cây?
+Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là gì ?
+Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đâu?
+Nếu thiếu, hoặc thừa chất dinh dưỡng thì cây sẽ như thế nào ?
-GV tóm tắt nội dung theo SGK và liên hệ: Khi trồng rau, hoa phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Tuỳ loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp.
* Không khí:
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi:
+ Cây lấy không khí từ đâu ?
+Không khí có tác dụng gì đối với cây ?
+Làm thế nào để bảo đảm có đủ không khí cho cây?
-Tóm tắt: Con người sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách tưới nước, bón phân, làm đấtn … để bảo đảm các ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây .
-GV cho HS đọc ghi nhớ. 3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. -Hướng dẫn HS đọc bài mới.
-HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cho bài “Làm đất và lên luống để gieo trồng rau, hoa".
-Đạm, lân, kali, canxi,….. -Là phân bón.
-Từ đất.
-Thiếu chất dinh dưỡng cây sẽ chậm lớn, còi cọc, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Thừa chất khoáng, cây mọc nhiều thân, lá, chậm ra hoa, quả, năng suất thấp.
-HS lắng nghe.
-Từ bầu khí quyển và không khí có trong đất. -Cây cần không khí để hô hấp, quang hợp. Thiếu không khí cây hô hấp, quang hợp kém, dẫn đến sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp. Thiếu nhiều cây sẽ bị chết.
-Trồng cây nơi thoáng, thường xuyên xới cho đất tơi xốp.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS cả lớp.
BÀI 17 LÀM ĐẤT VÀ LÊN LUỐNG ĐỂ GIEO TRỒNG RAU, HOA (2 tiết )
I/ Mục tiêu:
-HS biết được mục đích va øcách làm đất, lên luống để trồng rau, hoa.
-Sử dụng được cuốc, cào để lên luống trồng rau, hoa (Trong điều kiện ttrường có đất thực hành).
-Có ý thức làm việc cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động. II/ Đồ dùng dạy- học:
-Tranh minh hoạ về: Luống trồng rau, hoa. -Vật liệu và dụng cụ:
+Mảnh vườn trường đã được cuốc đất lên. +Cuốc, cào, thước dây, cọc tre hoặc gỗ … III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Làm đất và lên luống để gieo trồng rau, hoa.
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu
mục đích và cách làm đất.
* Mục đích làm đất: -GV nêu vấn đề: +Thế nào là làm đất?
+Vì sao phải làn đất trước khi gieo trồng ? +Làm đất tơi xốp có tác dụng gì ?
+Người ta tiến hành làm đất bằng công cụ nào?
-GV nhận xét và kết luận :Làm đất trước khi gieo trồng nhằm làm cho đất tơi xốp, hạt nảy mầm được dễ dàngvà tạo điều kiệncho cây phát triển tốt, làm sạch cỏ dại, cây không bị cỏ dại hút tranh chất dinh dưỡng và che lấp ánh sáng.
* Các bước thực hiện :
-GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS nêu các bước trong thực tế:
+Khi làm đất người ta thực hiện những công việc nào?
+Người ta tiến hành làm đất bằng những công cụ nào?
-GV nhận xét và nhắc lại.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS thao tác
kỹ thuật lên luống.
- GV hỏi:
+Tại sao lại lên luống trước khi gieo trồng rau, hoa?
+Người ta lên luống để trồng loại cây rau, hoa nào?
-GV cho HS nhắc lại cách sử dụng cuốc, vồ đập đất…và nêu những qui định về an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ làm đất….
-Hướng dẫn HS cách lên luống theo các bước đã nêu trong SGK.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-Là cuốc hoặc cày lật đất lên, sau đó làm đất nhỏ tơi xốp dễ gieo trồng.
-Vì đất nhỏ và tơi xốp mới gieo trồng được. -Làm cho đất có nhiều không khí, hạt dễ nảy mầm và giúp cho rễ cây dễ hút nước, chất dinh dưỡng…
-Cuốc, cày, vồ đập đất, bừa….
-Cuốc, cày lật đất lên, sau đó làm nhỏ bằng vồ đập đất hoặc bừa.
-Bằng cuốc, cày, vồ đập đất, bừa…
-Lên luống để tưới nước, tháo nước, rau, hoa không chịu được ngập úng, khô hạn, đi lại chăm sóc được dễ dàng.
-Rau cải, cà chua, su hào ….hoa hồng, lay ơn, cúc…
-HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết
sau. -Cả lớp.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS. 3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Làm đất và lên luống để gieo trồng rau, hoa.
b)HS thực hanh:
* Hoạt động 3: HS thực hành làm đất, lên
luống trồng rau, hoa.
-GV nhắc lại những mục đích và các bước làm đất, lên luống đã học ở tiết 1.
-Các công việc thực hiện trong giờ thực hành: +Dùng thước đo chiều dài, rộng của luống. Đánh dấu và đóng cọc vào vị trí đã đánh dấu. +Căng dây qua các cọc.
+Dùng cuốc đánh rãnh, kéo đất theo đường căng dây và làm bằng mặt luống, nhặt cỏ dại… -GV theo dõi, uốn nắn giúp HS làm tốt phần việc được giao đảm bảo an toàn lao động. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
của HS.
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động.
+Thực hiện đúng các thao tác và các bước trong quy trình.
+Luống và rãnh tương đối thẳng, đảm bảo kích thước.
+Hoàn thành đúng thời gian và bảo đảm an toàn lao động.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả học tập của HS.
-Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS thực hành theo nhóm giao nhiệm vụ.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp.
BÀI 18 THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU, HOA (2 tiết )
I/ Mục tiêu:
-HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống. -Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống -Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng qui trình. II/ Đồ dùng dạy- học:
-Mẫu; đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm. -Vật liệu và dụng cụ :
+Hạt giống (Rau, hoa, đỗ….) +Giấy thấm nước, bông, vải mềm.
+Đĩa đựng hạt (bằng thuỷ tinh, nhựa hoặc tráng men …) III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan
sát, nhận xét mẫu.
-GV giới thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt.Hỏi:
+Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống? +Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống? -GV nhận xét và kết luận: Thử độ nảy mầm của hạt giống để biết hạt giống tốt hay xấu. Nếu hạt giống tốt thì thời gian nảy mầm nhanh, nhiều, mầm mập, khoẻ.Ngược lại, hạt giống xấu thì số hạt nảy mầm ít , không đều, mầm nhỏ và yếu….
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ
thuật.
-GV hướng dẫn HS đọc SGK nêu các bước thử độ nẩy mầm của hạt giống.
-GV nhận xét và làm mẫu từng bước và giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật phải đảm bảo trong từng bước. GV nêu những điểm lưu ý, vừa thực hiện thao tác minh hoạ để HS quan sát và hiểu rõ cách thực hiện.
-Gọi HS lên thử độ nảy mầm của hạt.
* Hoạt động 3 : HS thực hành thử độ nảy
mầm
-GV nêu nhiệm vụ : mỗi HS thử độ nảy mầm một loại hạt giống.
-Cho HS thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
-GV theo dõi và chỉ dẫn thêm cho HS.
-Hướng dẫn HS về nhà thử độ nảy mầm của 2- 3 loại giống.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. -Giờ học sau mang sản phẩm thử độ nảy mầm đến lớp để báo cáo kết qủa.
-HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát mẫu.
-Đem hạt giống gieo vào đĩa có lớp vải, bông có đủ độ ẩm.
-Để biết hạt tốt hay xấu.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời. -HS theo dõi.
-Vài HS lên bảng thực hiện.
-HS thực hành thử độ nảy mầm của hạt.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS. 3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
b) HS thực hành:
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
của HS.
-Nhắc lại một số nội dung chủ yếu và những công việc đã thực hiện ở tiết 1.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả thực hành.
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+Vật liệu ,dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
+Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt đúng các bước trong quy trình kỹ thuật.
+Thử độ nảy mầm của hạt có kết quả.
+Ghi chép được kết quả theo dõi, quan sát hạt nảy mầm và rút ra được nhận xét.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
-Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài” Gieo hạt giống rau, hoa”.
-Hát.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS lắng nghe.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp.
BÀI 19 GIEO HẠT GIỐNG RAU, HOA (2 tiết ) I/ Mục tiêu:
-HS biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau, hoa. -Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất.
-Có ý thức tiết kiệm hạt giống, yêu thích lao động. II/ Đồ dùng dạy- học:
-Vật liệu và dụng cụ :
+Một số loại hạt giống rau, hoa hoặc đậu (đậu đen, đậu xanh).
+Túi bầu hoặc hộp nhựa, hộp sắt…, đất ( ở nơi không có vườn trường). +Dầm xới, cuốc, bát đựng hạt giống.
+Đất đã lên luống (ở nơi có vườn trường). III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Gieo hạt giống rau, hoa.
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
quy trình kỹ thuật gieo hạt.
-GV hướng dẫn HS đọc nội dung bài học
trong SGK.Hỏi:
+Tại sao phải chọn hạt giống, làm nhỏ đất khi chuẩn bị gieo hạt?
-Yêu cầu HS nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm ở bài trước.
-Treo tranh hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước gieo hạt và hỏi :
+Tại sao phải rải đều hạt trên luống hoặc rạch ?
+Vì sao phải phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo ?
+Theo em phải tưới nước thường xuyên hay chỉ cần tưới 1 lần ? Tại sao ?
-GV tóm tắt:
+Gieo đều hạt trên luống, rạch để đảm bảo khoảng cách cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây con.
+Phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo để hạt không bị khô và đảm bảo có đủ nhiệt độ cho hạt nảy mầm.
+Gieo hạt xong phải thường xuyên tới nước để đất luôn được ẩm, có như vậy hạt mới nảy mầm được.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ
thuật gieo hạt.
-GV hướng dẫn từng thao tác kỹ thuật gieo hạt theo nội dung SGK.
-Cho HS nhắc lại qui trình kĩ thuật gieo hạt. -Yêu cầu 1-2 HS thực hiện lại thao tác GV vừa hướng dẫn.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -HS đọc. -HS giải thích. -HS nhắc lại bài cũ. -HS trả lời SGK. -HS lắng nghe. -HS theo dõi. -2 HS nhắc lại.
-HS thực hiện lại các thao tác.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS. 3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Gieo hạt giống rau, hoa.
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 3: HS thực hành gieo hạt
giống rau, hoa.
-Trường không có vườn trường thì GV tổ