KẾT QUẢ HOẠT HÓA CHỦNG B SUBTILIS VÀ CHỦNG A NIGER.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh tổng hợp enzim pectinaza của hai chủng aspegillus niger và chủng bacillus subtilis ứng dụng trong sản xuất sữa chua xoài (Trang 35)

- Hoạt hóa chủng B.subtilis từ gói Bio Subty III và hoạt hóa chủng A.niger từ ống giống gốc.

24 Sữa đông thành khối ít mịn, không tách nước.

3.1. KẾT QUẢ HOẠT HÓA CHỦNG B SUBTILIS VÀ CHỦNG A NIGER.

Hoạt hóa vi sinh vật là đưa vi sinh vật ở dạng không hoạt động về dạng hoạt động bằng cách nuôi vi sinh vật trong điều kiện thuận lợi để chúng sinh trưởng, phát triển và tăng sinh khối.

3.1.1. Hoạt hóa chủng B. subtilis

Theo phương pháp đã đề cập ở mục 2.6.1.1 trên môi trường đã lựa chọn ở bảng 1.1 mục phụ lục 1. Kết hợp với những kiến thức đã biết về vi khuẩn, trong cùng một độ pha loãng chỉ chọn các khuẩn lạc có kíc thước lớn để tiến hành cấy chuyền. Kích thước của khuẩn lạc lúc này đặc trưng cho khả năng phát triển của chủng B. subtilis tương ứng trên môi trường phân lập. Vì trong cùng một điều kiện nuôi cấy (nhiệt độ pH, thành phần môi trường) thì khuẩn lạc nào cho kích thước lớn hơn thì khả năng phát triển của nó tốt hơn.

Tiến hành pha loãng gói Bio subtyl I-II 1g bằng nước cất đã được tiệt trùng và gieo mẫu trên môi trường dinh dưỡng thích hợp ở bảng 1.1 mục phụ lục 1. Kết quả thu được khuẩn lạc của chủng vi khuẩn B.subtilis có hình dạng bên ngoài được ghi nhận lại trong hình 3.1 sau 24 giờ và 48 giờ nuôi cấy.

Hình 3.1.Khuẩn lạc của vi khuẩn B.subtilis.

(24 giờ) (48 giờ)

Sau khi thu nhận được chủng vi khuẩn B. subtilis, chúng đã dùng que cấy vô trùng lấy một khuẩn lạc điển hình làm tiêu bản, nhuộm tế bào bằng dung dịch xanh metylen như mục 2.6.1.1, sau đó soi trên kính hiển vi để nhận dạng hình thái tế bào của chủng nấm B. subtilis. Vì được hoạt hóa từ gói Bio subty I-II chỉ có 1 chủng vi sinh vật đó là B. subtilis kết hợp với hình dạng, màu sắc, khả năng nhuộm màu với xanh metylen và một số tài liệu nghiên cứu trước đây tôi khẳng định đây là chủng B. subtilis.

Kết quả hoạt hóa chủng vi khuẩn B. subtilis được tổng hợp lại trong bảng 3.1.

Bảng 3.1.Đặc điểm khuẩn lạc và hình thái tế bào của chủng vi khuẩn B. subtilis.

Loài vi khuẩn

Đặc điểm khuẩn lạc (Hình

dạng, màu sắc, bề mặt, độ đặc) Hình thái tế bào

B. subtilis

Khuẩn lạc dạng tròn, rìa răng cưa không đều có tấm sẫm màu, phát triển chậm, đường kính 3-5 mm. sau 1 đến 4 ngày bề mặt nhăn nheo, màu hơi sẫm.

Có dạng trực khuẩn nhỏ và ngắn, hai đầu tròn, bắt màu Gram dương, đứng đơn lẻ hoặc tạo thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn có khả năng di động,

Chủng vi khuẩn B. subtilis có khả năng bắt màu Gram dương nên khá dễ dàng trong việc xác định hình thái tế bào của chúng.

Sau khi hoạt hóa và xác định được chủng vi khuẩn B. subtilis thì chúng tôi đã cấy chuyền sang ống thạch nghiêng có thành phần môi trường ở bảng 1.1 mục phụ lục 1 để tiến hành bảo quản và giữ giống phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Hình 3.2.Hình ảnh ống giống của chủng B. subtilis.

3.1.2. Hoạt hóa chủng A. niger

Từ ống giống gốc được lấy từ phòng thí nghiệm Công nghệ Thực phẩm, trường Cao đẳng Công nghệ ta tiến hành hoạt hóa theo phương pháp đã đề cập ở mục 2.6.1.2 trên môi trường đã lưạ chọn ở bảng 1.2 mục phụ lục 1, ta tiến hành cấy chủng nấm A. niger từ ống giống gốc qua thạch đĩa petri. Kết quả thu được khuẩn lạc của chủng nấm mốc được ghi nhận lại trong hình 3.3

Hình 3.3.Nấm mốc A. niger phát triển trên thạch đĩa Czapek.

Sau khi nhận thấy sự phát triển tốt của chủng nấm A. niger trên thạch đĩa Czapek chúng tôi tiến hành cấy chuyền sang thạch ống nghiêng trên môi trường đã được lựa chọn ở bảng 1.2 mục phụ lục 1 để tiến hành bảo quản giống phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Hình 3.4.Chủng nấm A. niger được bảo quản trong ống thạch nghiêng.

3.2. KHẢO SÁT SỰ TỔNG HỢP ENZIM PECTINAZA TỪ HAI CHỦNG B.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh tổng hợp enzim pectinaza của hai chủng aspegillus niger và chủng bacillus subtilis ứng dụng trong sản xuất sữa chua xoài (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w