Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng xi măng tại công ty TNHH Hương Linh (Trang 56)

- TK 5213 “giảm giá hàng bán”

3.1.2.Những tồn tại và nguyên nhân

3.1.2.1. Những tồn tại

Thứ nhất: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Hiện nay, kế toán bán hàng của Công ty sử dụng TK 521 là khoản giảm giá hàng bán và TK 531 là hàng bán bị trả lại để hạch toán trong quá trình bán hàng là chưa đúng với chế độ kế toán. Theo quyết định 48/2006-BTC thì TK 521 là tài khoản phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu, gồm ba tài khoản cấp 2:

TK 5211: Chiết khấu thương mại TK 5212: Hàng bán bị trả lại TK 5213: Giảm giá hàng bán

Thực tế trong kỳ công ty không phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TK521 và TK 531 và không có khoản giảm giá hàng bán, nhưng công ty nên sửa đổi lại nội dung sử dụng TK 521 và tài khoản 531 để việc hạch toán bán hàng có hiệu quả hơn, và phù hợp với chế độ kế toán hơn.

Thứ hai: Kế toán giá vốn hàng bán.

Giá vốn hàng xuất bán chỉ tính trên giá thực nhập của hàng hóa. Chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp hàng hóa vào kho đều hạch toán vào TK 642- chi phí quản

lý kinh doanh, không phân bổ, và tính vào trị giá nhập kho của hàng hóa. Việc hạch toán này không phản ánh thực chất trị giá hàng hóa nhập kho, dẫn đến việc tính giá vốn hàng xuất kho là chưa chính xác, chưa đúng với chuẩn mực kế toán.

Thư ba: Về chính sách bán hàng

Trong quá trình bán hàng, công ty cho phép khách hàng mua với khối lượng lớn được phép mua chịu. Trong hợp đồng ký kết có nêu rõ thời hạn thanh toán cũng như hình thức kỷ luật nếu như khách hàng thanh toán không đúng hạn cho Công ty, tuy nhiên, trong đó chưa thể hiện được nếu khách hàng thanh toán trước hạn thì sẽ như thế nào. Hoặc là cho mua chịu không có hợp đồng thỏa thuận. Công ty không áp dụng chiết khấu thanh toán trong khâu bán hàng, Vì vậy,với những khách hàng thường xuyên mua hàng được Công ty cho phép mua chịu thông qua ký hợp đồng hầu như không có trường hợp trả trước thời hạn. Điều đó làm tăng rủi ro kinh doanh cho Công ty.

Thư tư: Các khoản công nợ phải thu khách hàng.

Công ty sử dụng TK 131 làm tài khoản trung gian để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình bán hàng. Mọi nghiệp vụ liên quan đến bán hàng đều hạch toán qua TK 131 dù khách hàng thanh toán ngay tại thời điểm mua hay mới chỉ chấp nhận thanh toán. Việc hạch toán này không phản ánh thực chất nghiệp vụ kinh tế khi phát sinh các khoản thanh toán ngay.

Thứ năm: Về sổ kế toán:

- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, hình thức này bên cạnh ưu điểm nói ở trên như ghi chép đơn giản, nhanh gọn…thì cũng đòi hỏi kế toán phải căn cứ các chứng từ kế toán ban đầu, phải phản ánh vào sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt chuyên dùng như nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền…nhưng hiện tại công ty mới chỉ chủ yếu phản ánh vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết mà chưa lập nhiều được vào các sổ nhật ký đặc biệt việc lập vào các sổ đó của công ty còn rất hạn chế va hầu như là chưa phổ biến có bộ phận la không có. Điều này cũng gây khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi cụ thể tình hình mua bán hàng hóa của công ty, trong theo dõi tình hình thanh toán tiền của khách hàng, nhất là trong hình thức bán hàng thu tiền sau. Hơn nữa, hình thức này gây trùng lặp trong khâu ghi chép kế toán nên cung gây nhiều khó khăn.

- Ngoài ra, việc sử dụng các sổ kế toán doanh thu, sổ kế toán giá vốn hàng bán, sổ chi tiết thanh toán với người mua (tình hình công nợ) của công ty chưa được chặt chẽ giữa các khâu kêt toán, còn gây nhiều vấn đê thất thoát và tổn thất cho công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng xi măng tại công ty TNHH Hương Linh (Trang 56)