Nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế hay chế độ chính trị của các nước có liên quan.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế (Trang 35 - 36)

IV. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

a. Nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế hay chế độ chính trị của các nước có liên quan.

nước có liên quan.

Do những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước có thể làm ảnh hưởng tới thanh toán quốc tế.

Thay đổi về tỷ giá hối đoái. Ví dụ như khi tỷ giá VND biến động giảm so với ngoại tệ, nghĩa là VND mất giá, lập tức hàng nhập khẩu về khó bán và các nhà nhập khẩu mất một lượng tiền VND nhiều hơn để cân đối nguồn ngoại tệ thanh

toán cho nước ngoài, rủi ro sẽ xảy ra với ngân hàng khi nhà nhập khẩu không cân đối được nguồn tiền thanh toán.

Thay đổi về chính sách thuế quan nhập khẩu, thay đổi quy chế quản lý ngoại hối… đều làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế.

Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế là những rủi ro bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế chính trị của nước có liên quan trong quá trình thanh toán. Một sự biến động kinh tế chính trị của nước có liên quan trong quá trình thanh toán sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết như đã thoả thuận của các bên. Sự suy thoáI kinh tế của một nước sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự vận động của tự do thương mại, tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng xấu tới quá trình thanh toán.

Rủi ro chính trị thường hay gặp nhất là những rủi ro do sự thay đổi của môI trường pháp lý, đặc biệt là ở những nước có hệ thống luật pháp chưa ổn định, thường xuyên sửa đổi bổ xung. Những rủi ro pháp lý thường liên quan đến các quốc gia áp đặt hay thay đổi mạnh các yêu cầu về dự trữ ngoại hối, các qui định cản trở hạn chế xuất nhập khẩu. Trong thực tế những thay đổi này thường khiến các nhà xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế (Trang 35 - 36)

w