Lợi ích của thư tín dụng.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế (Trang 33 - 35)

IV. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

4.4. Lợi ích của thư tín dụng.

a.Khả năng tài trợ vốn.

-Thư tín dụng cung cấp giao dịch đặc biệt với mức tín dụng ngân hàng độclập và lời hứa trả tiền rõ ràng.

-Thoả mãn nhu cầu tài chính của người bán và người mua qua việc xác định hạn mức tín dụng ngân hàng trên cơ sở đề nghị của cả hai bên.

-Có thể cho phép người mua mua hàng với giá thấp hơn cũng như việc trả tiền được kéo dài hơn so với phương thức ghi sổ hoặc nhờ thu.

-Giảm thậm chí loại bỏ yếu tố rủi ro tín dụng thương mại, khi mà thanh toán đã được đảm bảo bởi ngân hàng thông qua việc mở thư tín dụng không thể huỷ bỏ. Người bán không còn phải lo về sự trung thực và khả năng của người mua trong việc thanh toán.

-Giảm được tỷ lệ nhất định rủi ro hối đoáI và rủi ro chính trị.

-Mở rộng khả năng cung cấp hàng cho người mua một khi người bán chỉ đồng ý bán hàng trên cơ sở thanh toán ứng trước hoặc thư tín dụng.

b. Thư tín dụng cung cấp hành lang pháp luật cho thương mại quốc tế. c. Đảm bảo kiểm tra chứng từ cẩn thận trước khi được gửi tới người mua. Người mua được đảm bảo rằng chứng từ mà họ yêu cầu theo thư tín dụng phải được xuất trình phù hợp với những điều khoản và điều kiện của thư tín dụng.

Người mua được đảm bảo rằng chứng từ sẽ được kiểm tra bởi kỹ năng chuyên môn ngân hàng trong hoạt động thư tín dụng.

Người mua chỉ chịu trách nhiệm thanh toán cho người bán sau khi các điều khoản và điều kiện của L/C đã phù hợp.

5. Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

5.1. Ưu điểm

*Đối với ngân hàng

Ngân hàng không bị ràng buộc bởi những điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương và tình trạng thực tế của hàng hoá mà chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản trong thư tín dụng. Việc trả tiền chỉ dựa vào thư tín dụng khi nó đã được mở.

Ngân hàng thu được một khoản thủ tục phí khá lớn, ngoài ra ngân hàng còn nhận được một khoản tiền gửi đáng kể khi nhà nhập khẩu ký quỹ. Xoay quanh hoạt động này, ngân hàng còn thực hiện một số hoạt động khác như: tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, xác nhận… và ngân hàng còn thu được một ích vô cùng to lớn đó là uy tín, địa vị của ngân hàng trên thị trường tài chính, tín dụng quốc tế.

*Đối với người mua ( người nhập khẩu)

Nhà nhập khẩu có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn kém thời gian, công sức trong việc tìm kiếm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi vì, họ đựoc đảm bảo chỉ phảI trả tiền nếu có được bộ chứng từ phù hợp với L/C.Mà để có được bộ chứng từ hoàn thiện như vậy, người bán phải đưa hàng hoá qua một số tổ chức kiểm nghiệm và các tổ chức này bằng uy tín, nghiệp vụ của mình sẽ kết luận về tình trạng của hàng hoá trên các giấy tờ như: chứng thư xuất xứ, chứng từ phẩm chất…Như vậy,trong bối cảnh nước ta tiến vào hội nhập thế giới, đặc biệt trong lĩnh vưc thương mại quốc tế, các

doanh nghiệp còn non yếu về kinh nghiệm và nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã mang lại cho họ niềm tin, giúp họ vững bước trên con đường hướng ra thị trường thế giới.

*Đối với người bán (người xuất khẩu)

Người xuất khẩu chỉ tiến hành giao hàng chừng nào họ biết mình được ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán và thực tế là nếu họ xuất trình bộ chứng từ, điều khoản, điều kiện trong L/C thì hầu như chắc chắn sẽ được thanh toán. Việc thanh toán của ngân hàng không phụ thuộc vào người nhập khẩu, kể cả trường hợp người nhập khẩu mất khả năng thanh toán. Do vậy, người xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn. Người xuất khẩu còn tránh được những rủi ro về ngoại hối vì khi lam đơn xin mở L/C người nhập khẩu đã có giấy phép chuyển ngoại tệ của các cơ quan quản lý ngoại hối.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế (Trang 33 - 35)

w