Các loại thư tín dụng.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế (Trang 29 - 33)

IV. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

4.3.Các loại thư tín dụng.

Các thư tín dụng thường gặp trong thanh toán quốc tế: 4.3.1.Thư tín dụng có thể huỷ bỏ (Revocable L/C)

Thư tín dụng có thể huỷ bỏ là thư tín dụng được phát hành cho người hưởng lợi (người xuất khẩu) theo chỉ thị của người cung cấp thư tín dụng (người nhập khẩu), nó có thể được sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần sự đồng ý của người hưởng lợi.

Thư tín dụng có thể huỷ bỏ chứa đựng rủi ro cho người hưởng lợi vì L/C có thể bị sửa đổi , huỷ bỏ trong khi hàng hoá đã được giao và chứng từ chưa kịp xuất trình. Loại này ít được sử dụng, thưởng chỉ áp dụng trong các mối quan hệ tin tưởng hoặc các công ty phụ thuộc.

4.3.2. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (Irrevocable L/C).

Thư tín dụng không thể huỷ bỏ là loại thư tín dụng mà ngân hàng khi đã mở thư tín dụng phảI chịu trách nhiệm trả tiền cho người xuất khẩu trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, không được quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ thư tín dụng đó nếu chưa có sự đồng ý của các bên liên quan như người cung cấp thư tín dụng, người hưởng lợi, ngân hàng mở, ngân hàng xác nhận.

Loại này đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu nên trong thanh toán quốc tế nó được sử dụng rộng rãi.

4.3.3.Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C). Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận là loại thư tín dụng không huỷ bỏ, được xác nhận bởi một ngân hàng thứ ba thông thường là ngân hàng quốc tế có uy tín.

Trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng vì lý do nào đó không thanh toán được thì ngân hàng xác nhận có trách nhiệm thanh toán thay. Như vậy, loại L/C này được đảm bảo thanh toán kép vì cả ngân hàng mở L/C và ngân hàng xác nhận L/C đều cam kết trả tiền cho người hưởng lợi (người xuất khẩu).

Đối với loại thư tín dụng này, quyền lợi của người xuất khẩu là được đảm bảo nhất vì thế nó được sử dụng rất rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

4.3.4.Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C).

Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miến truy đòi là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lai tiền người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào.

L/C miễn truy đòi được sử dụng rộng rãI trong thanh toán quốc tế. 4.3.5. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C).

Thư tín dụng chuyển nhượng là thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác.

Thư tín dụng chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. 4.3.6.Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C).

Thư tín dụng tuần hoàn là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.

Có 3 cách tuần hoàn: tuần hoàn tự động, tuần hoàn bán tự động, tuần hoàn hạn chế.

Loại thư tín dụng này được sử dụng trong việc mua bán những mặt hàng số lượng lớn nhưng giao thường xuyên, nhiều kỳ trong một năm với số lượng ít thay đổi nhằm tránh đọng vốn bên mua và đơn giản hoá thủ tục mở thư tín dụng.

4.3.7. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C).

Thư tín dụng giáp lưng là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư tín dụng khác làm bảo đảm. Sa ukhi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho hưởng lợi khác với nội dung f\gần giông như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.

Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc với L/C giáp lưng, nhất là cá vấn đề có liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hoá khác.

Loại thư tín dụng nay có thể áp dụng trong buôn bán giữa các nước có sử dụng trung gian.

4.3.8. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).

Thư tín dụng đối ứng là loại thư tín dụng chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín dụng đối ứng với nó được mở ra.

Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, ngoàI ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thư tín dụnức gia công tuy nhiên việc sử dụng trong gia công có nhiều phức tạp.

4.3.9. Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C).

Thư tín dụng dự phòng là loại thư tín dụng trong đó ngân hàng mở thư tín dụng cam kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu xuất trình chứng từ gửi hàng không phù hợp với thư tín dụng hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình theo thư tín dụng đề ra, đồng thời sẽ bồi thường các khoản thiệt hại do minh gây ra cho người nhập khẩu. 4.3.10. Thư tín dụng thanh toán dần dần về sau (Deferred payment L/C).

Thư tín dụng thanh toán dần dần về sau là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C hay là ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ ràng trong L/C đó. Đây là một loại L/C trả chậm từng phần.

4.3.11. Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C).

Thư tín dụng có điều khoản đỏ là loại thư tín dụng quy định một ngân hàng được gọi là ngân hàng chiết khấu thư tín dụng được sự uỷ quyền của ngân

hàng mở thư tín dụng sẽ ứng trước một khoản tiền cho người hưởng lợi thư tín dụng để giúp người này có thêm nguồn vốn để giao hàng theo thư tín dụng đã mở.Số tiền chiết khấu này được tính lãi.

Thư tín dụng có điều khoản đỏ được sử dụng như là một phương pháp tài trợ vốn cho người bán trước khi giao hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế (Trang 29 - 33)