PHÓ TỔNG GĐ Ph T Thanh Thủy

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội. (Trang 29)

- Giai đoạn 1994 – nay:

PHÓ TỔNG GĐ Ph T Thanh Thủy

Ph T Thanh Thủy P. Kiểm tra CL Ban Q.lý ĐTPT (C.ty KDNS số 2) Xn C.điện – V.tải 12 NM NƯỚC 1. Yên Phụ 2. Ngô Sĩ Liên 3. Lương Yên 4. Mai Dịch 5. Tương Mai 6. Pháp Vân 7. Ngọc Hà 8. Hạ Đình 9. Cáo Đỉnh 10. Nam Dư P. Kế hoạch TH P. Tài chính kế toán P. Thanh tra P. Bảo vệ quân sự XN TV – KS – Tkế XN Xây lắp XN Vật tư Xưởng đồng hồ Cty cổ phần ĐTXD và KDNS P. Hành chính QTrị XN Nước tinh khiết BAN KIỂM SOÁT

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Công ty. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.

+ Ban giám đốc công ty:

Là đại diện trước pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao.

+ Ban Kiểm soát:

Do Hội đồng quản trị thành lập với mục tiêu giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ của Công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

+ Phòng Tổ chức - đào tạo:

Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức của Công ty, tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý lao động và phát triển nguồn nhân lực; giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện các mô hình sản xuất kinh doanh và quản lý lao động.

+ Phòng Kinh doanh:

Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới tình hình kinh doanh của Công ty như xây dựng phương án phù hợp với từng thời kỳ phát triển, phối hợp với các phòng ban khác tổ chức thực hiện kế hoạch đã vạch ra, phát triển mở rộng và giải quyết các vấn đề về khách hàng, công tác ghi thu, tồn đọng nợ tiền nước. Kiểm tra giám sát để có hướng điều chỉnh khắc phục kịp thời.

giám đốc về các lĩnh vực như xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc lập kế hoạch đầu tư, xây dựng kế hoạch tiền lương và thực hiện các thủ tục thanh toán tiền lương, tiền công, chế độ bảo hiểm, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin góp phần thực hiện mục tiêu chung của Công ty.

+ Phòng Tài chính kế toán:

Quản lý công tác Tài chính – kế toán trên các lĩnh vực: Quản lý tài chính doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước, các quy định của pháp luật. Huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty. Tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Công ty và các đơn vị trực thuộc.

+ Phòng Kỹ thuật:

Là phòng chuyên môn nghiệp vụ đảm nhận các chức năng: quản lý hệ thống cấp nước và các công trình liên quan; nghiên cứu các biện pháp chống thất thu, thất thoát; quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động; nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, trang thiệt bị tiên tiến…

+ Phòng Hành chính - quản trị:

Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực quản lý điều hành hành chính quản trị như quản lý cơ sở, vật chất, đất đai, nhà xưởng, quản lý văn thư lưu trữ, quản lý và thực hiện công tác hành chính lễ tân, phục vụ.

+ Phòng Thanh tra:

Có các chức năng bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp nước của thành phố, tăng cường kỷ luật, thực hiện quy chế dân chủ trong công ty và tuyên truyền các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ cấp nước.

môi trường, vệ sinh công nghiệp trong quy trình sản xuất nước, quản lý chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

+ Phòng Bảo vệ:

Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh cho Công ty. + Khối phụ trợ:

Gồm các xí nghiệp có nhiệm vụ quản lý, mua sắm, cung ứng vật tư đáp ứng cho các yêu cầu sản xuất ngành nước như xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp cơ điện - vận tải, xí nghiệp vật tư, xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế, xí nghiệp nước tinh khiết…

+ Khối nhà máy:

Gồm 12 nhà máy nước có nhiệm vụ vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý, khử trùng, cung cấp nước sạch.

+ Khối xí nghiệp kinh doanh nước sạch:

Gồm 5 xí nghiệp kinh doanh nước sạch (KDNS): Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy có nhiệm vụ chính là kinh doanh nước sạch, quản lý mạng đường ống, ghi thu tiền nước…

Đang trong thời kỳ chuyển đổi nên cơ cấu Công ty vẫn chưa hoàn toàn ổn định, nhưng cơ cấu này cũng khá hợp lý đối với quy mô của Công ty trong thời điểm hiện tại, giúp Công ty có điều kiện hoạt động tốt hơn.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội. (Trang 29)