Tình hình phát triển chung của ngành dược những năm qua

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần y dược 3T (Trang 35)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC 3T

3.2 Tình hình phát triển chung của ngành dược những năm qua

Trong những năm qua, Ngành Dược Việt Nam đã có những tiến bộ nhanh và hết sức cơ bản. Ngành Dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% thị phần dược phẩm. Từ những cơ sở sản xuất, cung ứng nhỏ bé, đến nay Ngành Dược đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc tới tận người bệnh. Những thay đổi trong hệ thống cung ứng thuốc đã tạo điều kiện cho thầy thuốc và người bệnh được tiếp cận nhanh chóng với những thành tựu của nhân loại, được sử dụng những loại thuốc mới phát minh, những thuốc chuyên khoa đặc trị dùng để chẩn đoán và chữa trị những bệnh nan y. Thị trường dược phẩm đã được vận hành trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, dựa trên nền tảng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng được pháp quy hóa theo hướng tuân thủ và đồng bộ với pháp luật quốc gia, hòa hợp khu vực và cam kết hội nhập quốc tế.

Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng. Theo thống kê của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất thế giới và có thị trường dược phẩm tăng trưởng nhanh, bình quân 25%/năm.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết , 8 tháng đầu năm 2012 Việt Nam đã nhập khẩu 1,1 tỷ USD mặt hàng dược phẩm, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8/2012, Việt Nam đã nhập 147 triệu USD, giảm 9,5% so với tháng liền kề trước đó.

Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu dược phẩm trong thời gian này là: Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Italia, Anh, Hoa Kỳ…

Trong số 10 thị trường chính Việt Nam nhập khẩu mặt hàng dược phẩm, thì Pháp là thị trường có kim ngạch nhập khẩu cao hơn cả, chiếm 15,53% tỷ trọng.

Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp sản xuất thuốc bao gồm cả tân dược và đông dược, trong số đó có 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có 5 doanh nghiệp sản xuất vắcxin, sinh phẩm y tế.

Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại thuốc chuyên khoa, đặc trị với các dạng bào chế hiện đại hư thuốc tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thần kinh, nội tiết… Đặc

biệt, các nhà sản xuất vắcxin trong nước cũng đã sản xuất được tất cả các loại vắcxin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tuy nhiên, Ngành Dược Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn, đang phải đối diện với những hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Cùng với nhiều nước láng giềng trong khu vực, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn chưa phát triển được và phải chịu những quy định nghặt nghèo và tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ (IP) làm đẩy lùi đầu tư nước ngoài vào trong nước. Các sản phẩm dược được sản xuất trong nước, chi phí thấp, cũng như hàng nhái, hàng giả chiếm một tỷ lệ khá lớn mức tiêu thụ thuốc do sức mua của người tiêu dùng thấp và một hệ thống chăm sóc sức khỏe được tài trợ ít.

Việc cấp phát các loại bảo hiểm y tế không đầy đủ, không đồng đều đồng nghĩa với việc các bệnh nhân phải chịu trách nhiệm chi trả cho nhu cầu về khám chữa bệnh trước đây đã từng làm cản trở sự phát triển thị trường một cách mạnh mẽ

Các nhà sản xuất thuốc Việt Nam chiếm 40% thị trường thuốc, trong khi vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% các hoạt chất dược phẩm (API) để sử dụng trong sản xuất thuốc. Tuy nhiên, công suất đang được cải thiện dần dần, và trong Q409, chính phủ đã công bố mục tiêu của nó để đảm bảo rằng 60% của nhu cầu trong nước được đáp ứng bởi các công ty dược phẩm địa phương trong năm 2010. Vào đầu năm 2005, đã có hơn 10.000 loại thuốc đăng ký bán tại Việt Nam, trong đó khoảng 60% đã được sản xuất tại địa phương.

Giá thuốc cao làm giảm chất lượng y tế. Khoảng 60-70% chi phí cho y tế ở Việt Nam được dành mua thuốc, trong khi ở nước ngoài, tỉ lệ này luôn dưới 50%. Bất hợp lý này đang hạ thấp chất lượng dịch vụ y tế.

Phần chi cho thuốc bất hợp lý, lạm dụng thuốc (một đơn thuốc trung bình có năm loại thuốc, tối đa có đơn đến... 20 loại thuốc) đã kéo tụt chất lượng dịch vụ y tế vì không có tiền chi phí cho dịch vụ vệ sinh, cải thiện giường bệnh, phòng bệnh, tăng tỉ lệ điều dưỡng/giường bệnh để triển khai chăm sóc bệnh nhân toàn diện.

Trình độ sản xuất, phân phối dược phẩm mặc dù đã tuân thủ những quy chuẩn quốc tế cơ bản nhưng do nguồn vốn và quy mô đầu tư chưa đủ lớn đã làm cho nền

công nghiệp dược phẩm Việt Nam dường như dậm chân tại chỗ, nếu không kịp thời khắc phục sẽ dần dần trở nên lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của các nước khác trên thế giới. Hệ thống và phương pháp đào tạo chậm đổi mới tạo ra nguồn nhân lực dược thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Sự yếu kém về nghiên cứu và ứng dụng không chỉ làm mất đi lợi thế nguồn dược liệu trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh mà còn làm cho Ngành Dược Việt Nam mất dần nhân tố phát triển bền vững và lệ thuộc nhiều hơn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Việc sử dụng thuốc chưa thực sự hợp lý, đặc biệt là tình trạng dễ dãi, lạm dụng trong kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, vừa gây lãng phí cho xã hội, gây khó khăn cho bộ phận nhân dân lao động có thu nhập thấp.

Ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn tới nằm trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau. Quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Các hãng dược phẩm đa quốc gia, với lợi thế về phát minh thuốc mới và công nghệ phân phối hiện đại ngày càng tác động và có ảnh hưởng nhiều tới đội ngũ thầy thuốc và người tiêu dùng thuốc nước ta. Việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung có những thay đổi đồng thời gắn liền với những bước tiến mới trong khoa học, công nghệ sản xuất nguyên liệu và bào chế dược phẩm.

Dự báo: Vào năm 2015, được dự báo đạt trị giá 981.050,8 triệu USD, tăng 33,8% so với năm 2010 .Tại Việt Nam là một nước có dân số lớn và đang phát triển rất nhanh, dự kiến đạt 96 triệu vào năm 2019, và điều này tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù môi trường pháp lý của Việt Nam cũng vẫn còn nhiều khó khăn, song việc đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào việc phân phối và sản xuất dược phẩm sẽ góp phần nâng cao giá trị thị trường.

Xét về quy mô toàn cầu, theo khảo sát, Việt Nam đứng thứ 66 trong số 83 quốc gia có kế hoạch mở rộng về dược phẩm. Với trị giá 1.54 tỷ USD trong năm 2009, dự kiến thị trường dược phẩm của Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm

(CAGR) là 16,03% tính theo tiền Việt (tương đương 14,80% theo đô la Mỹ), và đạt giá trị 3,07 tỷ USD vào năm 2014.

Chi tiêu bình quân đầu người sẽ tăng gần gấp đôi trong vòng năm năm, với mức dự kiến tăng trưởng hơn nữa vào năm 2019. Trong giai đoạn dự báo mười năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm CAGR sẽ chậm lại một chút (khoảng 12,79% tính theo tiền Việt), do sự hấp thu nhiều hơn các loại thuốc sản xuất trong nước với mức giá rẻ hơn, thời hạn bằng sáng chế và các biện pháp quản lý có khả năng làm giảm mức tiêu thụ tại các bệnh viện công khi chính phủ đang phải giải quyết các vấn đề về thâm hụt ngân sác

Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, Ngành dược Việt Nam phát triển với trình độ công nghệ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông- Nam Á; tầm nhìn đến năm 2030, Ngành Dược Việt Nam phải đạt được những tiêu chuẩn của các nước phát triển trên thế giới trong lĩnh vực dược. Đảm bảo luôn sẵn có, đầy đủ các loại thuốc phòng bệnh và chữa bệnh đáp ứng kịp mô hình, cơ cấu bệnh tật tương ứng từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội với giá thuốc hợp lý; Thầy thuốc và nhân dân được hướng dẫn và thông tin đầy đủ về thuốc nhằm đảm bảo kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong các cơ sở điều trị và tại cộng đồng. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng kê đơn thuốc, chấm dứt tình trạng lạm dụng trong việc kê đơn của thầy thuốc và thói quen sính thuốc nhập ngoại của người dân gây lãng phí tiền của và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần y dược 3T (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w