Nghiên cứu khả năng ứng dụng GIS với sự tham gia của cộng đồng (PGIS) trong thành lập bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu 32 bài báo cáo khoa học sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Trang 36)

của cộng đồng (PGIS) trong thành lập bản đồ địa chính

(thử nghiệm tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)

Sinh viên: Phạm Lê Tuấn, K52 Địa chính Đỗ Trọng Tuấn, Chu Thị Tươi, Hà Thị Thọ, K53 Địa chính Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Quốc Bình

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản và thiết yếu của công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, đo vẽ thành lập bản đồ địa chính là một việc rất khó khăn và tốn kém, đòi hỏi huy động nguồn nhân lực lớn, nhất là ở những khu vực miền núi khó tiếp cận. Chính vì vậy mà việc sử dụng và phát huy sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính là rất cần thiết.

Đề tài đã nghiên cứu áp dụng những phương pháp cơ bản của PGIS trong thành lập bản đồ địa chính ở 2 thôn Bưởi và thôn Ninh của xã miền núi Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ ảnh số để thành lập bình đồ ảnh trực giao của khu vực đo vẽ, sau đó tiếp xúc với cộng đồng dân cư ở địa phương và hướng dẫn để

họ tự thảo luận và xác định ranh giới thửa đất trên nền ảnh trực giao. Kết quả cho thấy sự nhiệt tình của người dân trong tham gia đo vẽ bản đồ, các sản phẩm thu được có độ tin cậy tốt. Bên cạnh đó, việc ứng dụng PGIS còn có ưu thế nổi trội so với các phương pháp đo đạc truyền thống là việc giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra khá nhanh chóng và dễ dàng, người dân được tiếp cận trực tiếp các thông tin về đất đai nên họ có điều kiện để mở rộng tầm hiểu biết và qua đó củng cố sự tin tưởng vào hệ thống quản lý nhà nước về đất đai.

Một phần của tài liệu 32 bài báo cáo khoa học sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w