Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 36 - 39)

9 Nguyễn Quang Quynh – Kiểm toán ti chính NXB Ti chính HN 2001 Tr.11 à

2.3. Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn rất quan trọng đối với cả cuộc kiểm toán. Mục đích của giai đoạn này là kiểm toán viên đưa ra ý kiến tổng quát của mình về toàn bộ Báo cáo tài chính của đơn vị có trình bày trung thực, hợp lý hay không xét trên khía cạnh trọng yếu. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần thực hiện các bước công việc sau:

2.3.1. Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán.

Thông thường, phần lớn các công việc quan trọng của một cuộc kiểm toán được thực hiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán, do vậy trong khoảng thời gian kể từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành Báo cáo kiểm toán có

thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến việc đánh giá hoặc công khai Báo cáo tài chính. Do đó, KTV phải có trách nhiệm xem xét các sự kiện này.

Có hai loại sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính cần sự xem xét của Ban quản trị và kiểm toán viên là:

Những sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi cần điều chỉnh: Những sự kiện này cung cấp thêm thông tin cho Ban quản trị khi xác định cách đánh giá các số dư tài khoản vào ngày lập Bản cân đối kế toán và cho các kiểm toán viên khi tiến hành kiểm tra số dư.

Những sự kiện này bao gồm: Tuyên bố phá sản do tình trạng tài chính xấu của một khách hàng có số dư khoản phải thu lớn chưa thanh toán, giải quyết một vụ kiện lớn với một món tiền khác với món tiền ghi sổ, bán các khoản đầu tư với giá thấp hơn giá vốn ghi sổ,….Kiểm toán viên cần phải thận trọng để phân biệt giữa các sự kiện đã có vào ngày lập bảng cân đối kế toán và các sự kiện mới phát sinh sau ngày cuối năm.

Những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhưng cần công khai:

Các sự kiện này thường bao gồm: Sự phát hành trái phiếu hoặc các chứng khoán vốn, sự sụt giảm thị trường chứng khoán làm giảm các khoản đầu tư, khách hàng có số dư khoản phải thu lớn bị phá sản do gặp thiên tai, hoả hoạn,…

Các thủ tục kiểm toán của việc xem xét các sự kiện trên được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm các thủ tục thường được kết hợp với nhau thành một phần của quá trình kiểm tra các số dư tài khoản cuối năm.

+ Nhóm các thủ tục thực hiện đặc biệt nhằm mục đích phát hiện các sự kiện hoặc quá trình phải được thừa nhận trong kỳ kiểm toán.

Kết quả của việc đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính là kiểm toán viên quyết định về việc có nên kiến nghị doanh nghiệp sửa

đổi các báo cáo tài chính hay chỉ ghi chú bổ sung các sự kiện xảy ra trên báo cáo tài chính của đơn vị. Ngoài ra, kiểm toán viên còn xem xét sự ảnh hưởng của các sự kiện đó đến việc đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ trên Báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên.

2.3.2. Xem xét tính hoạt động liên tục.

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế có trình bày giả thuyết về tính hoạt động liên tục thường được định nghĩa như sau:

Khi không có thông tin đối nghịch thì doanh nghiệp sẽ có khả năng thực hiện tài sản và thanh toán công nợ trong diều kiện kinh doanh bình thường. Nếu giả định này không được chứng minh thì doanh nghiệp không thể thực hiện được tài sản ở mức giá trị ghi sổ và có thể có những thay đổi đối với giá trị vào ngày đáo hạn của công nợ. Vì thế doanh nghiệp có thể cần phải điều chỉnh lại giá trị và công nợ trên Báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên có trách nhiệm đánh giá xem liệu có mối nghi ngờ lớn nào về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hợp lý sau ngày lập Bảng cân đối kế toán. Vì mục đích này nên khoảng thời gian hợp lý được xem là khoảng thời gian không vượt quá một năm sau ngày lập bảng cân đối kế toán chỉ trừ khi những chuẩn mực nghề nghiệp đòi hỏi một khoảng thời gian khác.

Kiểm toán viên có thể đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua quá trình đọc báo cáo tài chính hoặc từ bằng chứng kiểm toán thu thập được trong suốt quá trình kiểm toán.

2.3.3. Đánh giá kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán.

Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu nhận được và cân nhắc để đưa ra ý kiến nhận xét về Báo cáo tài chính. Để đạt được mục đích này, kiểm toán viên thường thực hiện các công việc sau:

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 chỉ rõ: “Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể Báo cáo tài chính. Thủ tục phân tích cũng có thể được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán”10. Việc áp dụng các thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán nhằm mục đích đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được nhất là các số liệu thu được của các khoản mục trên Báo cáo tài chính.

Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán.

Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 500 có nêu: “Các kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để đi đến kết luận hợp lý mà căn cứ vào đó kiểm toán viên đưa ra ý kiến kết luận của mình”. Do vậy, cần xem xét mọi khía cạnh của khoản mục chi phí sản xuất có được kiểm soát đầy đủ không, kiểm tra lại tính chính xác của các chứng từ. Nếu kiểm toán viên xét thấy chưa đủ bằng chứng về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính thì có thể tiến hành thu thập thêm hoặc ra quyết định loại trừ.

Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được.

Kiểm toán viên cần đánh giá tổng hợp các sai sót không trọng yếu phát hiện được trong quá trình kiểm toán. Lập các bút toán điều chỉnh đối với các sai sót trọng yếu và tổng hợp lại. Sau đó so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua xem có thể chấp nhận được khoản mục không?

Kiến nghị về những vấn đề còn tồn tại ở đơn vị của khách hàng:

Qua quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng, kiểm toán viên rút ra kết luận về mục tiêu kiểm toán, chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trong quản lý và hạch toán kế toán tại đơn vị khách hàng.

2.3.4. Xem xét lại các tài liệu kiểm toán.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 36 - 39)