- Tên giao dịch quốc tế: KANGAROOTB, BRANCH OF VINA KANGAROO
4.2.1 Một số giải pháp đề xuất với công ty
Nâng cao trình độ nhân lực của nguồn nhân lực
Mặc dù đã được Ban giám đốc công ty Kangaroo-TB, chi nhánh công ty TNHH may mặc Vina Kangaroo tại Thái Bình nhưng hiện nay, tổng số cán bộ quản lý, phục vụ của công ty mới chỉ có 125 người, trong đó bậc trên đại học là 21 người (chiếm 16,8%) và bậc đại học là 37 người (chiếm 29,6%), có thể thấy số lượng, năng lực đội ngũ quản lý của công ty còn hạn chế. Chính vì vậy công ty cần tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên đặc biệt là nhân viên phòng xuất nhập khẩu. Hiện nay, phòng xuất nhập khẩu của công ty có 5 người, trưởng phòng là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong hoạt động đàm phán kinh doanh quốc tế nên là người luôn tham gia đàm phán với đối tác cùng Phó Giám Đốc và
thành viên các phòng khác trong công ty. Vì vậy, công ty nên tăng số lượng nhân viên để tránh tình trạng chồng chéo trong công việc, gây áp lực, căng thẳng cho nhân viên. Đồng thời, công ty cần chú trọng đến việc nâng cao khả năng ngoại ngữ, tin học của đội ngũ nhân viên.Các khách hàng Mỹ đều là những người cẩn trọng đặc biệt trong vấn đề pháp luật chính vì thế, công ty cần phải có sự cố vấn của các chuyên gia pháp lý trong quá trình đàm phán để có được hợp đồng đảm bảo tính pháp lý, tránh sự trạnh chấp, kiện tụng sau này làm ảnh hưởng tới mối quan hệ hai bên.
Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất hiện có phản ánh khả năng sản xuất và thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể có được những hợp đồng lớn nếu cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, thiếu thốn. Công ty cần đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm kiếm nhanh chóng, chính xác thông tin khách hàng tạo lợi thế trong quá trình đàm phán.
Hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc sang thị trường Mỹ
- Trong khâu lập kế hoạch công ty cần xác định chiến lược nhân sự cho phù hợp với từng cuộc đàm phán. Mỗi cuộc đàm phán với đối tác khác nhau nên có những chiến lược nhân sự khác nhau. Ngoài ra, công ty cần dự đoán những mực đích, mục tiêu, chiến lược đàm phán của đối tác để có cơ sở lựa chọn chiến lược đàm phán, chiến lược nhân sự phù hợp.
- Công ty cần tìm kiếm, chuẩn bị kỹ hơn nữa những thông tin về đối tác như thông tin về khả năng tài chính, nguồn nhân lực, uy tín, thương hiệu trên thương trường quốc tế, hình ảnh của đối tác trong mắt người tiêu dùng, nhà chức trách và các cơ quan tín dụng…Bên cạnh đó, công ty có thẻ tìm hiểu những thông tin cần thiết cho cuộc đàm phán để có thể dự đoán được những mục tiêu, chiến lược…của đối tác, từ đó tăng tính chủ động của công ty trên bàn đàm phán.
- Trong khâu chuẩn bị nội dung đàm phán, công ty thường xác định các nội dung đàm phán dựa theo nội dung của hợp đồng là chưa hợp lý. Công ty nên xác định
mực độ quan trọng của các nội dung cũng như các phương án đàm phán để từ đó sắp xếp theo thứ tự quan trọng để trình tự đàm phán hợp lý.
- Đối với những hợp đồng lớn, có giá trị cao thì công ty nên có những cuộc đàm phán thử trước khi gặp đối tác. Đàm phán thử sẽ giúp cho đoàn đàm phán có thể dự báo phần nào các tình huống xảy ra trên thực tế. Hơn nữa, đây chính là bài học thực tế cho nhân viên để nâng cao kỹ năng đàm phán.
- Sau các cuộc đàm phán công ty cần thực hiện nghiêm túc khâu đánh giá, kiểm tra rút kinh nghiệm, sự tổng kết những điểm đã làm được và chưa làm được so với mục tiêu ban đầu đề ra.