Giải pháp với nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các NHTM (Trang 45)

- Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán , cụ thể

Tính cho đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ mới ra Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN vào năm 2004 để ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán và Quyết định Số: 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của thống đốc về sửa đổi bổ sung quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ngày 06/09/2004 của thống đốc ngân hàng nhà nước . Quyết định này ra đời với một thái độ rất thận trọng, dè dặt và đã chưa mang lại hiệu quả thật sự. Chính vì vậy, NHNN cần sớm ban hành một văn bản, quy chế khác ngắn gọn, đầy đủ, khắc phục được những vấn đề chưa hoàn thiện trong quy chế cũ và thống nhất với thông lệ, công ước về bao thanh toán quốc tế. Cần xem xét những vấn đề sau:

Một là : cần mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ bao thanh toán, không nên chỉ dừng lại trong

phạm vi các tổ chức tín dụng, cần tiến tới việc thành lập các công ty bao thanh toán độc lập.

Hai là : định nghĩa chính xác nghiệp vụ bao thanh toán theo thông lệ quốc tế. Cần có sự phân biệt

rạch ròi giữa các thuật ngữ “cấp tín dụng” và “mua bán nợ”. Nên tách bạch hoạt động bao thanh toán với cho vay và hai nghiệp vụ này không nên được quản lý và kiểm soát như nhau.

Ba là : nên mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ bao thanh toán, không nên chỉ bó hẹp trong hoạt

động thương mại hàng hóa. Bởi vì hiện nay, lĩnh vực dịch vụ đang ngày càng được mở rộng và đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển. Vì thế, nên thực hiện bao thanh toán đối với các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng dịch vụ.

Bốn là : nên bỏ quy định bên mua hàng phải gửi văn bản xác nhận và cam kết thanh toán cho

đơn vị bao thanh toán. Qui định này làm hạn chế phạm vi hoạt động của đơn vị bao thanh toán cũng như quyền lợi sử dụng dịch vụ bao thanh toán của người bán. Mặt khác, xét về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán cho đơn vị bao thanh toán không cần phải có sự đồng ý của bên mua vì dù bên mua thanh toán tiền cho ai đi nữa, thì bên mua cũng không thể phủ nhận nghĩa vụ thanh toán của mình trong hợp đồng thương mại.

Năm là : nên có quy định về các điều kiện giới hạn đối với người mua, hạn mức bao thanh toán

tối đa của từng người mua so với vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Hiện nay, việc quy định về tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán là không hợp lý bởi vì rủi ro của đơn vị bao thanh toán không phải chỉ nằm ở chỗ người bán mà còn ở khả năng thanh toán của người mua.

Sáu là: cần xem xét và quy định rõ việc áp dụng thuế chuyển nhượng đối với hoạt động này. Hiện

KẾT LUẬN

Cùng xu hướng phát triển toàn xã hội, từ thưc tiễn về hoạt động sản xuất xuất nhập khẩu trong nền kinh tế, và các hoạt động tài trợ của các ngân hàng thương mại hiện nay, nhu cầu về vốn các doanh nghiệp là rất lớn nhưng nguồn tài trợ thì hạn chế. Vì vật việc hoàn thiện và phát triển dịch vụ bao thanh toán để các ngân hàng có thể cung ứng vốn cho các doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đó là hướng đi đúng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở đó , các nội dung được trình bày trong tiểu luận này đề cập đến cơ sở lý luận về bao thanh toán, thực trạng hoạt động Bao thanh toán tại ngân hàng thương mại Việt nam, những thuận lợi khó khăn khi triển khai và thực hiện nghiệp vụ này. Vì thế nhóm đưa ra một vài giải pháp có tính chất tham khảo nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại với mong muốn sản phẩm này phát triển trở thành sản phẩm dịch vụ chính trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trầm Xuân Hương – tài liệu giảng dạy môn nghiệp vụ hàng thương mại. 2. PGS-TS Trầm Xuân Hương – chủ biên giáo trình Thanh toán quốc tế .

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn – chủ biên giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. 4. TS Nguyễn Minh Kiều - chủ biên giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. 5. Quy chế hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng TMCP Á Châu.

6. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN. Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN và các văn bản khác như phần 2.2.1 đã đề cập đến nguồn từ Intenet.

7. Luận văn phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam của anh Phạm Xuân Hùng (Đại học kinh tế) năm 2007 nguồn từ Intenet.

8. Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trên địa bàn thành phố Đà Năng của chị Hứa Thị Diễm Thúy (Đại học kinh tế Đà Nẵng) viết năm 2008 nguồn từ Intenet.

9. Bài viết “bao thanh toán và phương pháp hạch toán” của Th.Sỹ Nguyễn Trung Lập, đại học Duy Tân Đà Nẵng

10. Bài viết “bao thanh toán – một dịch vụ tài chính đầy triển vọng của các doanh nghiệp Việt Nam” năm 2007 nguồn Intenet của Phạm Xuân Trường.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các NHTM (Trang 45)