Giải pháp ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các NHTM (Trang 42)

- Thiết lập mối quan hệ giữa các Ngân hàng, các Ngân hàng nên làm đại lý bao thanh toán cho nhau : các ngân hàng thương mại trong nước phải tự nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Các Ngân hàng thương mại khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán nên chủ động liên hệ với nhau và thảo luận về những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động bao thanh toán do thiếu thông tin về khách hàng; là những khó khăn chung mà hầu hết các ngân hàng đều gặp phải, từ đó nhấn mạnh tính chất đôi bên cùng có lợi từ sự liên kết này.

- Các ngân hàng nên hợp tác và trao đổi thông tin về khách hàng để xác minh cả bên bán và bên mua hàng; hoặc có những hợp đồng tài trợ theo phương thức: “đồng bao thanh toán”. Bên cạnh đó, để có thể sử dụng hệ thống hai đại lý bao thanh toán nhằm khắc phục những khó khăn về thiếu thông tin để thẩm định người mua cũng như để cung cấp dịch vụ thu hộ hiệu quả hơn, các ngân hàng nên thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý bao thanh toán cho nhau. Các ngân hàng phải đưa ra những quy định chặt chẽ về những ràng buộc giữa hai bên, nhất là về tính trung thực của thông tin về khách hàng mà ngân hàng đã cung cấp.

- Các NHTM phải tăng cường công tác Marketing để cho tất cả các thành phần trong nền kinh tế nhận thức được lợi ích của bao thanh toán. Dịch vụ bao thanh toán cũng tương đối mới nên phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu hết về dịch vụ này, vì vậy cần phải thông tin về sản phẩm rộng rãi tới khách hàng, vì đây là một sản phẩm dịch vụ tài chính nên sản phẩm này khác với hàng hóa thông thường. Thuyết phục khách hàng sử dụng và duy trì mối quan hệ giữa đơn vị bao thanh toán và khách hàng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các ngân hàng thương mại trong nước đang từng bước triển khai dịch vụ này; vì thế đưa ra chiến lược tiếp thị hiệu quả bước đẩu sẽ thu được sự quan tâm của các doanh nghiệp.

- Thu thập thông tin điều tra thị trường : thu thập thông tin chi tiết về khách hàng với những nội dung không quá phức tạp làm cho khách hàng khó hiểu.

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, bước này giúp đơn vị bao thanh toán của NHTM biết được nhu cầu của khách hàng nhằm có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đồng thời cũng kiểm tra yêu cầu cung cấp dịch vụ bao thanh toán của khách hàng có phù hợp với đơn vị và phù hợp với quy định đã đề ra.

- Chiến lược thu hút khách hàng: các NHTM cần đẩy mạnh chiến lược này vì nếu các doanh nghiệp có nghe nói đến sản phẩm của mình thì mới tìm hiểu và sử dụng. Vì vậy các NHTM cần cung cấp thông tin rộng rãi về dịch vụ bao thanh toán thông qua quảng cáo tiếp thị trên tất cả các phương tiện truyền thông, và đây là cách nhanh nhất và khả quan để các doanh nghiệp biết sản phẩm mới về dịch vụ bao thanh toán.

- Chiến lược quy định về mức phí linh hoạt phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng là chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút của đơn vị sử dụng dịch vụ bao thanh toán, cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm nhất khi giao dịch với các NHTM , nên các ngân hàng cần phải xây dựng mức phí phù hợp.

- Các NHTM lập ra phòng với các cán bộ, nhân viên chuyên về nghiệp vụ bao thanh toán. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và Việt Nam cũng là một thị trường đẩy tiềm năng thì việc thành lập các chi nhánh công ty bao thanh toán cần phải đón đầu để nâng cao nâng lực cạnh tranh của mình.

- Các NHTM nên định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên. Lên kế hoạch đào tạo hàng năm theo yêu cầu hoạt knh doanh, các tài liệu phải cập nhật và hoàn chỉnh thường xuyên.

- Khuyến khích và tiếp thị bên mua hàng ký hợp đồng liên kết với Ngân hàng Ngân hàng để có thêm thông tin về người mua hàng, ngoài việc liên kết với các ngân hàng đại lý cũng có thể liên kết với chính người mua hàng thông qua việc thương lượng với họ về việc ký kết hợp đồng liên kết với mình. Và đương nhiên hai bên phải cùng có lợi qua sự liên kết này.

Về phía người mua: có được khoản hoa hồng phí theo một tỷ lệ phần trăm giá trị khoản phải thu cho việc giao dịch bao thanh toán với ngân hàng và được thông báo về việc bao thanh toán. Về phía Ngân hàng: Được người mua cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động và khả năng tài chính ngay khi ký kết hợp đồng và trong suốt quá trình thu nợ khi ngân hàng có yêu cầu. Từ đó, ngân hàng có thể nắm được tình hình của con nợ để có biện pháp xử lý và thu nợ.

Được người mua cung cấp danh sách các bên bán hàng mà họ đang có giao dịch mua bán. Do đó, ngân hàng có thêm thông tin của bên bán để có chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

- Xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường : Hiện nay, sản phẩm bao thanh toán còn khá đơn điệu và kém hấp dẫn với hình thức duy nhất là có truy đòi. Vì thế, cần nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để đa dạng hóa dãy sản phẩm bao thanh toán.

- Bên cạnh việc mua lại các khoản phải thu dưới hình thức có truy đòi, ngân hàng có thể thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi kết hợp với việc cung cấp thêm chức năng bảo hiểm rủi ro đối với bên mua có uy tín cao trên thị trường, là các công ty lớn có tình hình tài chính minh bạch. Ngân hàng tin tưởng rằng công ty này sẽ không thể đánh đổi những uy tín cũng như thương hiệu đã được xây dựng nhiều năm để không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Đối với hoạt động thương mại quốc tế, việc ngân hàng thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi kết hợp với bảo hiểm rủi ro cho người mua là gói sản phẩm sẽ được nhiều nhà xuất khẩu lựa chọn. Bởi vì do thiếu thông tin, không nắm rõ về đối tác, để đảm bảo được thanh toán, nhà xuất khẩu trong nước sẽ sẵn sàng chấp nhận trả cho ngân hàng mức phí cao hơn. Điều này vừa làm phong phú thêm hoạt động bao thanh toán của ngân hàng vừa có thể tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ phía ngân hàng trong việc đẩy mạnh quan hệ với các đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, cũng như nắm bắt được thông tin về thị trường xuất khẩu của khách hàng.

Ngân hàng cũng nên giảm yêu cầu về tài sản đảm bảo. Hiện nay, các tổ chức tín dụng của Việt Nam chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo và thực hiện bao thanh toán cũng yêu cầu tài sản đảm bảo. Như vậy, bao thanh toán chẳng khác gì so với cho vay thông thường. Dù tài sản đảm bảo là giải pháp để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, nhưng tài sản đảm bảo không là giải pháp tốt để thu hút khách hàng. Ngân hàng cần làm khác biệt hóa bao thanh toán với sản phẩm cho vay thông thường, có như thế mới thu hút được khách hàng. Tùy theo chính sách, khả năng của mỗi ngân hàng mà xác định rủi ro có thể chấp nhận được, từ đó đưa ra yêu cầu về tài sản đảm bảo ít nhất cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các NHTM (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)