Định hướng phát triển ngành nhựa Việt Nam

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NỘI BỘ CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (Trang 27 - 31)

2 Sản xuất vật liệu xây dựng 170.000 400.000 900.000 3 Sản xuất sản phẩm nhựa gia dụng 300.000550.000 900

4.1. Định hướng phát triển ngành nhựa Việt Nam

Ngành nhựa ở Việt Nam thực chất là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, gần như toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm nhựa phải nhập từ nước ngoài.

Ngành nhựa Việt Nam được xem là một ngành mới non trẻ và thật sự trở thành một ngành công nghiệp từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi mà nhà nước ta bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, đổi mới và hội nhập quốc tế, khi mà ngành nhựa Việt nam sau nhiều năm trì trệđã hồi sinh và phát triển mạnh. Ngành nhựa Việt nam trong 12 năm qua (1989-2001) đã có tốc độ tăng trưởng rất khả quan từ 0,7 kg/người năm 1989 đãđạt mức 13,5 kg/người năm 2001.

Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ vay vòng nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong tiêu dùng hàng ngày của xã hội. Theo thống kê của UNDP, 70% nhu cầu vật chất cho đời sống con người được làm bằng nhựa, từ đó chỉ số chất dẻo trên đầu người được thỏa mãn là 30 kg/đầu người (Việt Nam mới chỉ đạt trên 10 kg/đầu người), còn đạt trên 100 kg/đầu người là quốc gia có nền công nghiệp nhựa tiên tiến.

Nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu hiện nay và tương lai đến năm 2015 cũng phải nhập khẩu gần như 90%, trong nước hiện tại chỉ có 2 nhà máy sản xuất bột nhựa PVC với công suất khoảng 200.000 tấn/năm (Công ty LD Hoá Nhựa TPC-VINA công suất 100.000 tấn/năm và Công ty LD Nhựa & Hoá Chất Phú Mỹ công suất 100.000 tấn/năm) mới chỉ đápứng chưa được 10% nhu cầu nhựa trong nước. Còn lại phải nhập khoảng 40 loại nguyên vật liệu chính và hàng trăm loại hóa chất và nguyên vật liệu phụ trợ.

Hiện nay ngành nhựa Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nước ngoài. Bất cứ sự biến động nào trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nhựa.

Ngày 17/2/2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký quyết định số 11/2004/QĐ- BCN phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010 là:

Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa giai đoạn 2001-2005 đạt 18%/năm; giai đoạn 2006-2010 đạt 15%/năm.

- Cân đối theo vùng lãnh thổ: Bắc - Trung - Nam với tỷ lệ tương ứng đến năm 2005: 26 - 5 - 69; năm 2010: 31 - 9 - 60.

- Tiêu thụ bình quân đầu người năm 2005: 20 kg/người; năm 2010: 40kg/người.

- Nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước năm 2005: đáp ứng 30% nhu cầu khoảng 560.000 tấn; năm 2010: đáp ứng 50% nhu cầu khoảng 1.560.000 tấn.

Chỉ tiêu sản lượng:

- Về nguyên liệu, bán thành phẩm, hoá chất, phụ gia (tấn/năm):

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu của ngành nhựa Việt Nam về nguyên liệu

TT NGUYÊN LIỆU 2005 2010

1 Bột PVC 300.000 500.000

2 Hạt PP 150.000 450.000

3 HạtPE 450.000

4 Màng BOPP 20.000 40.000

6 Hạt PS 60.000 60.000

Tổng cộng 560.000 1.560.000

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010)

- Thiết bị khuôn mẫu :

Đến năm 2010: 132.000 bộ/năm. - Các sản phẩm chủ yếu( tấn /năm ):

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu của ngành nhựa Việt Nam về sản phẩm

SẢN PHẨM 2000 2005 2010

Sản xuất bao bì 360.000 800.000 1.600.000

Sản xuất vật liệu xây dựng 170.000 400.000 900.000 Sản xuất sản phẩm nhựa gia dụng 300.000 550.000 900.000 Sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cao 120.000 350.000 800.000

Tổng cộng 950.000 2.100.000 4.200.000

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010)

- Về xử lý phế thải nhựa :

Năm 2010: Xây dựng nhà máy xử lý phế thải từ nhựa công suất 200.000 tấn/năm.

Một số sản phẩm nhựa đã dần dần thay thế các sản phẩm truyền thống như sau:

Bảng 4.3: Sự thay thế của sản phẩm nhựa

Sản phẩm nhựa Sản phẩm truyền thống

Nhựa dân dụng Ðồ gỗ, đồ đan lát thủ công

ống nước ống nước bằng sắt, thép...

Pallet Pallet gỗ

Thuyền, canô... Thuyền gỗ...

Bao bì sản phẩm tiêu dùng Bao bì bằng giấy

Tình hình cầu ngành nhựa: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nguyên nhân là do ngành nhựa sản xuất rất nhiều mặt hàng phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, được chia thành 8 ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau:

Bảng 4.4: Các chuyên ngành chủ yếu trong ngành nhựa Việt Nam

ST

T Mã số ngành

1 Nguyên liệu nhựa (PVC resin, PVC compound, DOP, PS, PE) 2 Giày nhựa xuất khẩu

3 Cao su chế biến (có liên quan đến nhựa) 4 Nhựa dân dụng

5 Nhựa công nghiệp kỹ thuật cao 6 Vật liệu xây dựng

7 Bao bì nhựa 8 Khuôn mẫu nhựa

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NỘI BỘ CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w