Kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 68)

Trong một chuyến đến Việt Nam vào đầu năm 2010 với buổi tọa đàm “Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế hiện đại”, GS. Nye đã khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng sức mạnh mềm cho riêng mình. Việt Nam có nhiều thứ để thu hút, lôi kéo các quốc gia khác: sự nổi danh từ lịch sử đấu tranh giành độc lập bảo vệ chủ quyền, rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống được thế giới công nhận, sự chuyển đổi thành công trở thành một nền kinh tế bùng nổ... Những điều này đã giúp gia tăng sức mạnh mềm của Việt Nam. Điểm hấp dẫn nhất của sức mạnh mềm Việt Nam hiện nay nằm ở tinh thần tự chủ, độc lập dân tộc và phát triển kinh tế. [62]

Nếu Trung Quốc đã thành lập hơn 300 Viện Khổng Tử ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới để dạy lịch sử và tiếng Hán, văn hóa pop Nhật Bản đã có nhiều bước nhảy toàn cầu hóa như manga, anime, karaoke, sumo, trò chơi vi tính, sushi và nhạc “J-pop” để minh chứng cho sức mạnh mềm của họ thì Việt Nam đã làm được gì và

70

sở hữu công cụ sức mạnh mềm nào? Hình ảnh người dân Việt Nam “khép lại quá khứ” ra đường chào đón Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm đã cho thế giới nhận thấy một dân tộc hòa hiếu và cởi mở. Tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao, là nước đứng hàng đầu xuất khẩu gạo, cà phê đã giúp Việt Nam đủ sức gây ấn tượng với thị trường thế giới. Áo dài, võ Việt Nam (vovinam), ca trù, dân ca quan họ, … tương lai sẽ mở rộng thêm cho thương hiệu quốc gia Việt Nam. Theo kết quả bình chọn của hãng thông tấn CNN, hai món ăn thuộc loại quốc hồn quốc túy Việt Nam là phở và gỏi cuốn chiếm vị trí 28 và 30 của danh sách 50 món ngon thế giới [63]. Kỳ quan thế giới mới Vịnh Hạ Long sẽ góp phần xây dựng hình ảnh là điểm đến du lịch của Việt Nam.

Theo GS. Nye, sức mạnh mềm đến từ sự hấp dẫn của văn hóa, tư tưởng chính trị và chính sách của một quốc gia. Phần nhiều sức mạnh mềm được tạo nên từ các cá nhân và xã hội hơn là từ chính phủ, ngay cả khi chính phủ thường cố gắng sử dụng sức mạnh mềm. Chính phủ Thụy Sĩ tự hào khi có Roger Federer như là một thương hiệu quốc gia mới của mình, một hình ảnh tốt hơn nhiều so với đồng hồ cuckoo và các trò gian lận thuế. Việt Nam đã từng được cả thế giới ngã mũ thán phục nhờ các bậc kỳ tài Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp. Vậy đương thời những cá nhân nào sẽ mang hình ảnh Việt Nam đến với thế giới? Có lẽ chúng ta cần tích cực trong việc xây dựng hình ảnh con người Việt Nam xuất sắc và nổi bật hơn.

Gần đây, Việt Nam cũng đã có cố gắng bước đầu quảng bá hình ảnh của mình ra thế giới bằng những thương hiệu sản phẩm, sự kiện văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhưng chưa thực sự hiệu quả. Chiến lược quốc gia dường như vẫn chưa được xây dựng một cách tổng thể và dài hạn, chưa tạo sức hút kêu gọi mọi tầng lớp và mọi giới trong xã hội tích cực tham gia và ý thức về phát triển sức mạnh mềm cho đất nước. Cũng cần phải hiểu thêm là không giống sức mạnh cứng, nhiều nguồn lực thiết yếu của sức mạnh mềm nằm ngoài sự điều khiển của chính phủ và hiệu quả của chúng phụ thuộc nhiều vào thái độ của những người tiếp nhận. Do vậy, rất cần sự lưu tâm của toàn xã hội trong việc xây dựng sức mạnh mềm, mỗi một hoạt động nhỏ cũng có thể mang lại những kết quả của riêng nó.

71

Như đã đề cập, văn hóa là một trong ba nguồn lực chính tạo nên sức mạnh mềm. Vì vậy, có lẽ văn hóa là công cụ xây dựng sức mạnh mềm mà Việt Nam nên chú trọng trước tiên. Bởi vì ngày nay văn hóa ngày càng có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có quan hệ quốc tế. “Không chỉ đóng vai trò như môi trường của quan hệ quốc tế, văn hóa ngày càng trở thành một thứ phương tiện, một dạng lợi ích và một lĩnh vực quan hệ… văn hóa còn được coi như một thứ quyền lực … văn hóa có thể tác động đến quyền lực theo nhiều cách thức khác nhau.” [12]

Để tăng cường xây dựng văn hóa, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đã có những đề xuất (1) tiến hành tiếp thu, chọn lọc và vận dụng đầy đủ nền văn minh hiện đại; (2) đẩy mạnh công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa nước ta ra thế giới; (3) phát huy sức cảm hóa và sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội; (4) làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đối ngoại; (5) chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa; (6) tập trung xây dựng “sức mạnh mềm” văn hóa cơ sở; (7) coi trọng phát huy tác dụng của triết học và khoa học xã hội. [59]

Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản bắt đầu từ việc quảng bá hình ảnh nước Nhật ra cộng đồng quốc tế đến hướng tới việc làm giàu cho cộng đồng quốc tế bằng cách khuyến khích ý thức chung toàn cầu và nâng cao tính sáng tạo với tinh thần chia sẻ. Trong đó, trao đổi văn hóa trên thế giới không được dẫn đến sự xung đột giữa các nền văn hóa mà tất cả các nền văn hóa nên được xem là tài sản đặc biệt của con người, tất cả những gì là văn hóa thì cùng nhau bảo vệ. Việt Nam nên rút ra những bài học từ kinh nghiệm triển văn hóa của Nhật Bản. Chẳng hạn, Nhật đã nỗ lực truyền bá hoạt động nghệ thuật truyền thống khắp thế giới, đầu tư tiền của đẩy mạnh các mối quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế về văn hóa: triển lãm văn hóa Nhật ở nước ngoài, tổ chức liên hoan nghệ thuật dân gian với các nước, gởi các nghệ sĩ Kabuki và kịch Noh ra nước ngoài học tập,… Ngoài ra, Nhật là nước sớm nhận ra giá trị tích cực của văn hóa phương Tây, chủ động đưa người đi học ở châu Âu và Mỹ tiếp nhận thành tựu khoa học kỹ thuật để hiện đại hóa văn hóa Nhật Bản, mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy những chuyên ngành còn thiếu và yếu, khuyến khích học ngoại ngữ và du học nhằm thu nhận thông tin cần thiết. [6]

72

Thực vậy, người Nhật đã rất thành công với ngoại giao văn hóa, Việt Nam có đủ cơ sở để làm tốt như nước bạn. Ngoại giao văn hóa hình thành và phát huy sức mạnh mềm của quốc gia một cách hữu hiệu nhất bằng các công cụ như truyền thống lịch sử, văn hóa, sự phát triển. Với vai trò tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, ngoại giao văn hóa đã đưa sức mạnh mềm vào trong lòng các quốc gia khác một cách rộng rãi và sâu sắc nhất. Ngoại giao văn hóa còn bồi đắp và khôi phục sức mạnh mềm của mỗi quốc gia. Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đó được khơi dậy và phát triển, nền văn hóa quốc gia đó cũng hấp thu được tinh hoa văn hóa trên thế giới để từ đó tạo thành một sức hút mạnh mẽ hơn. Việt Nam, với những thế mạnh sẵn có là truyền thống dân tộc, văn hóa độc đáo cũng như lịch sử huyền thoại, ngoại giao văn hóa sẽ đưa tới thế giới hình ảnh một đất nước tươi đẹp, giàu mạnh và hấp dẫn. [55]

Việt Nam có thể sử dụng ngoại giao văn hóa như một sức mạnh để hóa giải những xung đột và thiết lập quan hệ hữu nghị với nhiều quốc gia. Từ Hội nghị Ngoại giao 25 (tháng 11/2006), ngoại giao văn hoá cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế đã được xác định là ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam. Năm Ngoại giao văn hóa 2009 đã được triển khai với nhiều nội dung phong phú, đa dạng [73]. Những giá trị văn hóa Việt Nam là bộ phận của văn hóa nhân loại, ngoại giao văn hóa không chỉ làm cho thế giới hiểu rõ Việt Nam mà Việt Nam đã đóng góp cho văn hóa nhân loại những giá trị của một nền văn hóa khoan dung và hòa bình.

Trong quan hệ quốc tế, sức mạnh mềm là khả năng của một quốc gia đạt các mục tiêu của mình bằng cách bám vào, hấp dẫn và lôi cuốn các quốc gia khác hơn là dùng cà rốt và cây gậy. Phải thắng được trái tim và khối óc của họ. Lợi ích từ các chiến thắng quân sự chỉ mang tính chất tạm thời. Trong lịch sử giữ nước, có thể coi Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là áng văn đỉnh cao thể hiện sức mạnh mềm của người Việt Nam với tư tưởng "Đem đại nghĩa thắng hung tàn; Lấy chí nhân thay cường bạo”. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh cũng xác định rõ vận dụng đối sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn”, “ngoại giao tâm công” để chinh phục kẻ thù [16, tr. 33]. Còn cách đây

73

hơn 2.500 năm, Tôn Tử cũng đã có khái niệm sức mạnh mềm viết trong Binh pháp rằng: “Người dụng binh chinh phục kẻ thù giỏi là không phải ra trận”. Mỗi tổ chức hay cá nhân Việt Nam cần hấp thu các lý luận này và có thể vận dụng chúng trong đời sống hàng ngày. Như thế, không những tạo lợi ích cho bản thân mà còn đóng góp xây dựng sức mạnh mềm nói riêng và sức mạnh nói chung cho đất nước.

Bên cạnh đó, để tồn tại trong quan hệ quốc tế vẫn không thể thiếu sức mạnh cứng. Đối với Việt Nam, GS. Nye cho rằng “Việt Nam phải có năng lực tự bảo vệ mình, nghĩa là phải trang bị sức mạnh quân sự đủ để đáp trả âm mưu “nuốt chửng” của nước khác”. Nhưng ông cũng lưu ý “Việt Nam cần giữ lẽ phải để thuyết phục cộng đồng quốc tế. Khi đó, nước khác buộc phải nhìn nhận việc tấn công Việt Nam là không chính đáng”. Điều này có nghĩa Việt Nam phải xây dựng và phát triển song song cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Đây là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới ngày nay.

“Sức mạnh là khả năng của một ai đó tác động lên hành vi của những người khác để đạt điều mình muốn. Có ba phương thức cơ bản để thực hiện điều đó: cưỡng ép, mua chuộc và hấp dẫn. Sức mạnh cứng sử dụng cưỡng ép và mua chuộc. Sức mạnh mềm là khả năng đạt các kết quả mong muốn bằng sự hấp dẫn. Nếu một quốc gia có thể thiết lập chương trình nghị sự cho các quốc gia khác hay hình thành các quyền ưu tiên cho họ thì có thể tiết kiệm nhiều cà rốt và cây gậy. Nhưng hiếm khi có thể thay thế hoàn toàn cả hai thứ đó. Do đó yêu cầu đối với các chiến lược thông minh là kết hợp cả hai công cụ sức mạnh cứng và mềm” [31], GS. Nye đã phát triển cao hơn về nhận thức sức mạnh của một quốc gia.

Sức mạnh cứng và mềm là các mặt “không thể tháo rời” của khả năng đạt kết quả mong muốn và sử dụng chỉ một mặt sức mạnh thì không thoả đáng. Các chiến lược sức mạnh mềm đơn lẻ không thể biến chuyển thành các kết quả mong muốn vì các nguồn lực sức mạnh mềm nói chung rất chậm, rườm rà và nặng nề để sử dụng so với các nguồn lực sức mạnh cứng. Vì các nguồn lực sức mạnh mềm thường thực hiện gián tiếp bằng cách tạo dựng môi trường cho chính sách nên chúng tốn nhiều

74

năm mới sinh ra được các kết quả mong muốn [29]. Bên cạnh đó, sự đánh mất sức mạnh mềm có thể tiêu tốn sức mạnh cứng. Ví dụ chiến tranh Mỹ dẫn đầu ở Iraq đã đưa đến sự phổ biến nặng nề của hình ảnh nước Mỹ, điều đó khiến nước Mỹ khó khăn khi sử dụng sức mạnh cứng ở Iran.

Do đó, hai mặt của sức mạnh kết hợp với nhau là tốt nhất nhằm tăng cường, hoàn thành hay giảm bớt các mục đích và mục tiêu riêng của chúng. Các nhà ngoại giao và hoạch định chính sách do đó đồng ý rằng quan hệ quốc tế hiệu quả ngày nay phụ thuộc vào cách hiểu của chúng ta về sự tác động lẫn nhau giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Sức mạnh cứng và mềm có thể bổ sung lẫn nhau và có thể thực hiện theo các phương thức tương trợ nhau. Nói cách khác là việc sử dụng sức mạnh thông minh (smart power) hiệu quả cũng là sự kết hợp hiệu quả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm để đạt các kết quả mong muốn.

Nắm vững tình hình thế giới và nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước, Việt Nam nên tự tin đưa ra quyết sách và lựa chọn con đường phát triển của mình. Tận dụng lợi thế của người đi sau tránh va vấp để có thể tiến xa và vững chắc hơn.

Bên cạnh các cơ sở hiệu quả xây dựng sức mạnh mềm cho Nhật Bản vẫn tồn tại những khiếm khuyết làm chậm đi sự phát triển của sức mạnh mềm. Có những giới hạn khách quan lẫn chủ quan, và người Nhật cũng nhận thức rõ về các tồn tại này. Với tham vọng trở thành cường quốc có sức mạnh cứng và mềm cân bằng, Nhật đang trong quá trình chuyển mình khắc phục dần các trở ngại để tiến xa hơn. Dù hiện tại đất nước đang đối mặt vấn đề suy thoái kinh tế, khủng hoảng hạt nhân sau động đất, gần đây lại căng thẳng các vấn đề lãnh thổ,… nhưng chiến lược phát triển sức mạnh mềm vẫn có nhiều triển vọng tươi sáng.

Chiến lược xây dựng sức mạnh mềm Việt Nam chưa thực sự nổi bật nhưng với nguồn tiềm năng đang dần hình thành vẫn tạo được niềm hy vọng cho sự phát triển. Việt Nam có thể học tập Nhật Bản sử dụng các công cụ quảng bá của mình một cách hiệu quả. Song song đó Việt Nam vẫn phải xây dựng sức mạnh cứng để

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

75

KẾT LUẬN

Từ mục tiêu đặt ra, Luận văn đã thể hiện được ba nội dung nghiên cứu chính: Thứ nhất, làm sáng tỏ kiến thức tổng quát về lý thuyết sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm Nhật Bản nói riêng. Luận văn đúc kết vai trò của sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế. Phân tích quan điểm Nhật Bản về sức mạnh mềm và các công cụ kiến tạo tạo nên sức mạnh mềm Nhật Bản.

Thứ hai, phân tích theo góc độ quan hệ quốc tế về sức mạnh mềm Nhật Bản trong một vài biểu hiện thực tiễn nổi trội ở ba lĩnh vực: ngoại giao kinh tế, ngoại giao khoa học công nghệ và ngoại giao văn hóa. Trong từng lĩnh vực, Luận văn phân tích sự thể hiện sức mạnh mềm ở cả hai mặt hiệu quả và hạn chế.

Thứ ba, Luận văn tổng kết những giới hạn và khả năng phát triển sức mạnh mềm Nhật Bản. Và từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Luận văn đưa ra một số đề nghị cho việc phát triển sức mạnh mềm Việt Nam.

Thông qua khảo sát các nguồn, công cụ và đặc điểm của sức mạnh mềm Nhật Bản khi vận dụng vào thực tiễn với các mặt hiệu quả và hạn chế, Luận văn phần nào vẽ nên bức tranh toàn cục về sức mạnh mềm Nhật Bản. Trên cơ sở này, người viết có thể đi vào tìm hiểu chi tiết hơn từng gam màu đã tạo nên bức tranh sức mạnh mềm ấy ở các bước nghiên cứu kế tiếp. Chẳng hạn, khảo sát các sự ảnh hưởng của ODA hay manga, anime hay ẩm thực Nhật Bản … ở một quốc gia hay khu vực cụ thể. Hơn nữa, có thể tìm hiểu sức mạnh mềm Nhật Bản ở lĩnh vực khác như ngoại giao năng lượng hạt nhân, ngoại giao khí hậu, đi sâu nghiên cứu về ngoại giao văn hóa hay ngoại giao nhân dân của Nhật. Vì đây là cơ sở tham khảo và học tập cấp thiết cho việc phát triển sức mạnh mềm Việt Nam. Ngoài ra, có thể mở rộng tìm hiểu sức mạnh mềm ở các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Từ đó, có đủ

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 68)