Hợp tác quốc tế trong khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 42)

Hội đồng chính sách KH&CN của Nhật đã xác định tăng cường hợp tác quốc tế trong KH&CN là một trong các chính sách thiết yếu. Hội đồng đã chỉ ra rằng đóng góp quốc tế đối với việc giải quyết các vấn đề môi trường và các thứ liên quan cũng là một vấn đề quan trọng đối với một chính sách KH&CN đổi mới hơn.

Theo đó, Nhật đã có cái nhìn mới về ngoại giao KH&CN, tìm cách tư bản hóa lĩnh vực này trong ngoại giao. Khi thực hiện và tăng cường các hoạt động này, Nhật sẽ hiện thực vị thế của mình là một quốc gia hào phóng luôn tìm cách đóng góp cho sự đổi mới trên thế giới. Đặc biệt quan trọng là Nhật sử dụng năng lực KH&CN của mình mở rộng tối đa nhằm giải quyết một cách tích cực và liên tục các vấn đề trên thế giới nhằm tiến đến việc hiện thực hóa một xã hội bền vững. Điều này sẽ tăng cường sức mạnh mềm của Nhật Bản đồng thời cũng tạo mối liên kết giữa hợp tác nghiên cứu và hợp tác công nghệ với chính sách đối ngoại.

Vấn đề sử dụng hoạt động KH&CN như một nguồn lực ngoại giao đã được thảo luận ở cấp độ chính sách của chính phủ Nhật và tại các hội nghị. Nhật đã ký kết các thỏa thuận về KH&CN với nhiều quốc gia, trong đó có Hiệp định KH&CN Hoa Kỳ - Nhật Bản được ký kết vào năm 1980 [17, tr. 297].

Ở châu Á và châu Phi, Nhật đã có các đóng góp trong việc cung cấp hệ thống nước và cống xả, phát triển thể thao, cung cấp tưới tiêu, bảo tồn các tài sản văn hóa, hỗ trợ nông nghiệp, chống bệnh truyền nhiễm, sử dụng các nguồn quỹ chính phủ như ODA. Không thể tranh cãi là năng lực KH&CN Nhật Bản đã có đóng góp chính cho các sự hỗ trợ này. Nói cách khác, KH&CN đã thành trụ cột của các chính sách viện trợ phát triển của Nhật.

Hội đồng chính sách KH&CN Nhật đã đưa ra khái niệm mới về chuyển giao các kết quả nghiên cứu đến xã hội, đó là “ngoại giao khoa học và công nghệ”. Khái niệm này xuất hiện trong bước tiếp cận sức mạnh mềm của Nhật Bản đối với các vấn đề quốc tế. Ngoại giao KH&CN là một phương pháp dùng KH&CN cho các

44

mục đích ngoại giao, nói cách khác là dùng các thành tựu KH&CN đã tích lũy của Nhật Bản, nghĩa là sức mạnh mềm của Nhật Bản, để tăng cường các hoạt động ngoại giao và thúc đẩy lợi ích quốc gia của mình.

Dựa trên đề xuất của các thành viên điều hành tại phiên họp của Hội đồng chính sách KH&CN tổ chức vào tháng 4/2007, bốn chính sách cơ bản thúc đẩy ngoại giao KH&CN được công bố vào tháng 5/2008 với mục đích đạt sự phát triển lẫn nhau của KH&CN và ngoại giao bằng cách liên kết KH&CN với các hoạt động ngoại giao: (1) Thiết lập các hệ thống để Nhật và các bên có thể hưởng lợi lẫn nhau; (2) Đưa ra sự hợp lực giữa KH&CN và ngoại giao trong giải quyết các vấn đề toàn cầu mà con người đang đối mặt; (3) Tiếp tục phát triển các nguồn nhân lực phục vụ ngoại giao KH&CN; (4) Gia tăng sự hiện hiện quốc tế của Nhật Bản. [60]

Để các chính sách cơ bản này có thể thực thi thì có đề nghị cần tăng cường hợp tác KH&CN với các quốc gia đang phát triển trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, tăng cường hợp tác KH&CN bằng cách sử dụng năng lực R&D (Research and Development) tiên tiến của Nhật, và tăng cường nền tảng thúc đẩy ngoại giao KH&CN. Quốc tế hóa hệ thống R&D của Nhật xem ra là cần thiết để thúc đẩy ngoại giao KH&CN. Trong Kế hoạch cơ bản KH&CN của Nhật, “quốc tế hóa (các hoạt động quốc tế)” được định nghĩa là “thúc đẩy hoạt động của các nhà nghiên cứu ngoài nước (chuẩn bị nguồn nhân lực có khả năng, không quan tâm quốc tịch, tập hợp và chủ động trong cộng đồng nghiên cứu của Nhật)” và “đẩy mạnh có chiến lược các hoạt động quốc tế (thúc đẩy hoạt động KH&CN có chiến lược; sử dụng các phương pháp cạnh tranh, hài hòa, hợp tác và hỗ trợ, hòa hợp điều kiện giữa các bên)”. Đối với thúc đẩy chiến lược các hoạt động quốc tế, điều quan trọng là tạo các nỗ lực có hệ thống ở các hoạt động quốc tế (phát triển và đưa ra các thỏa thuận KH&CN song phương và các dự án KH&CN đa phương, thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao KH&CN), tăng cường hợp tác với các quốc gia châu Á, thúc đẩy cải tiến môi trường để củng cố các hoạt động quốc tế và hoan nghênh các nhà nghiên cứu tài năng ở ngoài nước.

45

Ngoại giao KH&CN là một chính sách của chính phủ Nhật đã được đem ra thảo luận rất nhanh qua khóa 2007 và 2008. Trước khi xuất hiện kế hoạch chính sách ngoại giao KH&CN này, nhiều thỏa thuận KH&CN đã được ký kết và nhiều hội nghị đa phương về KH&CN cũng được tổ chức. Những điều này đã không mâu thuẫn với ngoại giao KH&CN nên chúng có thể được xem là tiền đề cần thiết hoặc là nền tảng cho sự ra đời của chính sách.

Theo ý nghĩa này thì rất đáng xem ngoại giao KH&CN là một yếu tố quyền lực làm tăng lên các thỏa thuận và hội nghị KH&CN gần đây. Vì ngoại giao KH&CN là chính sách của chính phủ nên các thể chế chính phủ Nhật phải chi ngân sách cho nó theo một chương trình ngoại giao KH&CN. Nếu tương lai ngoại giao KH&CN được phát triển theo hình thức là một chương trình KH&CN nòng cốt thì không nghi ngờ gì nó sẽ giúp sức làm gia tăng sức mạnh mềm Nhật Bản và bảo đảm vị thế nước Nhật trên trường quốc tế.

2.2.2. Hiệu quả và hạn chế

KH&CN là nền tảng cho sự tồn tại vững chắc của một quốc gia. Đồng thời, chúng cũng nắm chìa khóa để hiện thực hóa xã hội bền vững mà nhân loại đang đối mặt. Tuy nhiên, các hoạt động của Nhật trong KH&CN chưa đủ lớn mạnh để đưa các kết quả nghiên cứu đóng góp cho lợi ích của thế giới. Do vậy, để làm được điều đó Nhật phải thay đổi lối suy nghĩ truyền thống của mình và chú trọng sử dụng những sức mạnh tiên tiến của đất nước trong KH&CN để đi đầu giải quyết các vấn đề toàn cầu. Nhật Bản phải tìm cách thức hành xử như người đi tiên phong và đặt sức mạnh quốc gia vào các công việc của cộng đồng toàn cầu. Luật cơ bản về KH&CN (có hiệu lực từ tháng 11/1995) đặt trách nhiệm cho Nhà nước Nhật phải xây dựng và thực hiện các chính sách toàn diện nhằm thúc đẩy KH&CN, trong đó nêu rõ: những nghiên cứu cơ bản mà yêu cầu có sự hợp tác quốc tế phải được đề xuất từ trong nước và cung cấp kết quả cho thế giới để giải quyết các vấn đề toàn cầu [18, tr. 287].

46

Trao đổi học thuật giữa các nhà nghiên cứu cũng đã thực hiện rộng rãi cho đến nay mặc dù không cần phải được khai thác có hệ thống hay có lợi như một phần chính sách đối ngoại nào đó. Nhật khuyến khích nghiên cứu liên kết xuyên quốc gia được dẫn dắt trên nền tảng lợi ích chung giữa các nhà nghiên cứu. Tuy vậy, tầm nhìn chiến lược là phải xác định điều gì cần thiết trong hợp tác nghiên cứu.

Nhật Bản đã ký hiệp định về KH&CN với 42 quốc gia khác nhau, nhưng chỉ 16.7% trong số này là các quốc gia đang phát triển ở châu Á, Mỹ La tinh và châu Phi. Đây là một tỷ lệ kém xa so với tỷ lệ tương ứng của Hoa Kỳ là 48.6%, Đức 37.9%, Pháp 48.1% [37, tr. 5]. Điều này cho thấy các hiệp định hợp tác KH&CN của Nhật có xu hướng thiên về hiệp định với các quốc gia công nghiệp hóa. Trái lại, hỗ trợ ODA của Nhật hướng mạnh về các quốc gia đang phát triển. Tóm lại, từ lâu đã có khuynh hướng đi theo hai lối riêng: KH&CN hàng đầu thì chia sẻ với các quốc gia công nghiệp hóa và công nghệ kém tiến bộ thì đến với các quốc gia đang phát triển. Không có gì sai khi Nhật hướng các hiệp định KH&CN về các quốc gia công nghiệp hóa. Tuy nhiên, Nhật nên có các đóng góp lớn hơn cho các quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Phi nếu họ muốn thể hiện tầm lãnh đạo quốc tế trong việc dùng các khả năng KH&CN đứng hàng đầu của mình như là một nguồn lực ngoại giao sức mạnh mềm.

Điều này đòi hỏi một chính sách KH&CN mới và sự đổi mới chính sách cần thực hiện theo hình thức ngoại giao khoa học và công nghệ. Chẳng hạn, là một phần của ngoại giao KH&CN Nhật Bản, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN và Bộ Ngoại giao cam kết chung một “chương trình tập huấn các nhà lãnh đạo môi trường” bắt đầu ở các quốc gia châu Á và châu Phi. Ngoài ra còn có dự án quốc tế chung về môi trường toàn cầu (nguồn nước, phòng ngừa thảm họa, môi trường) tập trung vào các quốc gia đang phát triển được thực hiện bởi Cơ quan KH&CN Nhật Bản (thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN) và JICA (thuộc Bộ ngoại giao). Các trường đại học Nhật hỗ trợ kỹ thuật trồng lúa, thành lập các trung tâm nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm ở các quốc gia châu Á và châu Phi. Các khởi xướng này không liên quan đến việc vận hành công nghệ gì khó khăn nhưng là công

47

nghệ ở mức độ khá cao. Nói cách khác, Nhật sử dụng KH&CN đóng góp cho các quốc gia đang phát triển đã làm gia tăng sức mạnh mềm Nhật Bản.

Hàng loạt các hội nghị quốc tế đã đẩy Nhật lên vai trò trung tâm: hội nghị bộ trưởng KH&CN ở Okinawa vào năm 2007, hội nghị châu Phi lần thứ tư tổ chức vào tháng 5/2008, hội nghị cấp cao G8 tổ chức ở Toyako vào tháng 7/2009, hội nghị bàn tròn Bộ trưởng KH&CN ở Kyoto và hội nghị Bộ trưởng KH&CN Nhật Bản - châu Phi vào tháng 10/2009.

Trong các năm gần đây, Nhật đã thúc đẩy hợp tác KH&CN với các quốc gia châu Phi. Vào tháng 10/2008, Hội nghị Bộ trưởng KH&CN Nhật Bản – châu Phi lần đầu tiên đã được tổ chức. Trong Hội nghị, hai bên Nhật và châu Phi đã chia sẻ quan điểm là cần thiết phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực KH&CN và tiến tới sự đồng thuận thúc đẩy hai hoạt động sau: Thiết lập cơ chế đối thoại chính sách để đi sâu hiểu biết lẫn nhau; Mở rộng hợp tác KH&CN giữa Nhật và các quốc gia châu Phi.

Vào tháng 2/2009, một phái đoàn nghiên cứu KH&CN châu Phi đã được cử đi điều tra về hiện trạng của các chính sách KH&CN ở các quốc gia châu Phi. Từ nhiệm vụ này, đã rút ra được các bài học cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy ngoại giao KH&CN tương lai: Hợp tác KH&CN hiệu quả (đối với cải tiến năng suất nông nghiệp, phát triển phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm, tăng trưởng kinh tế); Đối tác đa dạng, hưởng ứng đa dạng (sự đa dạng ở cấp độ KH&CN giữa các quốc gia châu Phi, hợp tác khu vực); Tính hiệu quả của ODA Nhật và nhu cầu một cơ chế liên kết ODA với hợp tác KH&CN; Có nhân lực từng học ở Nhật (cần thiết cho sự hỗ trợ và mạng lưới nhân lực); Hỗ trợ các nhà nghiên cứu địa phương. [60]

Bộ Ngoại giao Nhật đã phái đi các viên chức KH&CN đến 27 phái đoàn ngoại giao ngoài nước không có tùy viên khoa học từ Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN. Các viên chức này sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với các nhà khoa học Nhật Bản địa phương và các cộng đồng KH&CN, đồng thời thiết lập một mạng lưới ngoại giao KH&CN. Cách thức này thể hiện một bước phát triển hoàn toàn mới, đó

48

là hình thức tác động phối hợp giữa ngoại giao và KH&CN. Một khía cạnh mới khác là trong báo cáo của Hội đồng chính sách KH&CN về tăng cường ngoại giao KH&CN đã xem KH&CN như nguồn lực ngoại giao nhằm phục vụ cho việc gia tăng sức mạnh mềm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, qua thời gian bất kỳ chính sách đổi mới nào của chính phủ đều có thể mất động lực và chết đi do thay đổi chính quyền hay cải tổ khiến các nguồn ủng hộ tích cực bị thay thế. Ngoại giao KH&CN cũng không ngoại lệ, và vấn đề này cần phải được nhận thức thấu đáo. Từ đó, suy xét rõ hơn các thách thức tương lai đối với ngoại giao KH&CN .

Ngoại giao là một lĩnh vực đòi hỏi nguồn nhân lực có khả năng. Ngoại giao KH&CN cũng không vượt khỏi yêu cầu đó. Nước Nhật cần các nhà ngoại giao giỏi kết hợp với KH&CN hình thành một nguồn ngoại giao quan trọng. Hiệu quả hợp nhất giữa ngoại giao và KH&CN sẽ tạo nên sức mạnh mềm cho Nhật Bản. Nhật cần các nhà khoa học và kỹ sư sáng suốt để đóng vai trò như các nhà ngoại giao đặc biệt tham dự tích cực vào cộng đồng KH&CN ngoài nước. Để chọn lọc ngoại giao KH&CN và để đào tạo nguồn nhân lực mạnh trong tương lai ở lĩnh vực này thì cần một chương trình ở cấp độ liên kết mới. Qua đó, các sinh viên chuyên về KH&CN có thể học hỏi cùng các sinh viên chuyên về khoa học xã hội. Hy vọng trong tương lai, ngoại giao KH&CN sẽ được đưa vào chương trình học của quan hệ quốc tế.

Nhật Bản có một số vốn tích lũy về văn hóa, truyền thống và các khả năng kỹ thuật đáng tự hào trên thế giới và có một chuẩn học thuật cao so với mức trung bình giữa các quốc gia phát triển. Nhật vốn là một quốc gia nghèo tài nguyên, nguồn lực lớn nhất của họ có lẽ là con người. Trong tương lai Nhật cần phải có các nỗ lực khắc phục các điểm yếu của mình trên toàn xã hội. Các điểm yếu như là con người thiếu tính linh động, tinh thần phục tùng lãnh đạo và khả năng tuyên truyền đối ngoại kém. Đồng thời, Nhật không nên chỉ bắt chước hay làm theo các hệ thống KH&CN phương Tây mà hãy phối hợp và phát triển theo sức mạnh nguyên gốc Nhật Bản, thiết lập hệ thống phù hợp và hiệu quả nhất cho đất nước.

49

Chìa khóa dẫn tới ngoại giao KH&CN thành công nằm ở cách Nhật có thể sử dụng hiệu quả sức mạnh công nghệ cho các đóng góp quốc tế (giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, an ninh năng lượng, giảm nghèo, khống chế bệnh truyền nhiễm, cải tiến năng suất nông nghiệp, cải tiến giáo dục). Ngoại giao KH&CN nên được quan tâm như một nỗ lực thúc đẩy lợi ích quốc gia. Để Nhật Bản đạt được lợi ích quốc gia thì cần phải suy nghĩ có chiến lược về “điều gì phải làm, với ai, sử dụng KH&CN như sức mạnh mềm cho ngoại giao”. Nhật Bản cấp thiết phải phát triển một hệ thống thúc đẩy ngoại giao KH&CN. Cũng cần phải tăng nhận thức của công chúng về ngoại giao KH&CN như là một phương tiện ngăn chặn cơn chạy trốn của các học sinh đối với các môn khoa học và vượt qua sự mất lòng tin của công chúng đối với KH&CN. [60]

Nhật Bản với mục đích muốn trở thành một quốc gia định hướng KH&CN tiên tiến thì nên sử dụng năng lực KH&CN tối đa. Nếu Nhật là đất nước phải gánh chịu nhiều thảm họa tự nhiên như động đất và sẽ trở thành một xã hội già cõi nhất trên thế giới thì với việc đóng góp giải quyết những vấn đề chung của nhân loại bằng cách sử dụng hiệu quả năng lực KH&CN của mình và tham dự tích cực vào hợp tác KH&CN, sức mạnh quốc gia của Nhật sẽ thành hình và xem như là nguồn lực cho sức mạnh mềm.

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 42)