. Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố sốlượng hàng hoá tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ thực tế của kế hoạch qua các công thức (1)
2.5.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến DTTT của Công ty trong năm 2001.
của Công ty trong năm 2001.
Qua phân tích mức độ ảnh hưởng về nhân tố số lượng tiêu thụ đến DTTT thực tế so với kế hoạch ở phần trên ta thấy được việc không hoàn thành kế hoạch về số lượng sản phẩm tiêu thụ đã làm cho DTTT giảm xuống nhưng vấn đề giảm doanh thu tiêu thụ của toàn bộ các mặt hàng không chỉ do số lượng tiêu thụ giảm mà còn do giá cả một số mặt hàng trong kỳ kế hoạch đặt ra. Để thấy rõ được điều này ta đi vào xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến DTTT của Công ty năm 2001 so với kế hoạch đặt ra.
Để tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị bình quân của các mặt hàng ta sẽ cố định số lượng tiêu thụ ở kỳ thực tế. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của giá bán đơn vị bình quân đến doanh thu ta sử dụng công thức (3) và từ số liệu trên bảng 8 ta có bảng 10.
Qua số liệu trên bảng ta thấy rằng hầu hết giá bán của các mặt hàng trong năm 2001 đều giảm so vơí kế hoạch và chỉ có duy nhất mặt hàng nhựa đường có giá bán bình quân*** là tăng lên. Điều này đã tác động tới DTTT làm cho DTTT trong năm 2001 càng giảm 253.239.085 đồng so với kế hoạch tương ứng với tỷ lệ giảm là :
t(%) = 353.239.08534.203.708.000 x 100% = 1,03% Trong đó :
Giá bán đơn vị bình quân của mặt hàng máy xây dựng và phương tiện giao thông thực tế giảm so với kế hoạch là 3.449.985 đồng làm cho DTTT giảm 396.748.275 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm doanh thu là :
- Giá bán đơn vị bình quân của mặt hàng thuốc lá giảm 10 đông so với giá bán kế hoạch làm cho DTTT giảm 29.870.600 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm DT là
t(%) = 29.870.60034.203.708.000 x 100% = 0,09%
- Giá bán đơn vị bình quân thực tế của mặt hàng bia các loại giảm 475 đông so với giá bán kế hoạch làm cho DTTT giảm 4.104.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm DT là :
t(%) = 34.203.708.000 4.104.000 x 100% = 0,01%
- Giá bán đơn vị bình quân thực tế của mặt hàng nước ngọt các loại giảm 33 đồng so với giá bán kế hoạch làm cho DTTT giảm 249.810 đồng với tỷ lệ giảm DT là :
t(%) = 94981034.203.708.000 x 100% = 0,0007%
- Giá bán đơn vị bình quân của mặt hàng thép lá mạ kẽm giảm 2800 đồng so với kế hoạch làm cho DTTT giảm 1.786.400 đồng với tỷ lệ giảm doanh thu là :
t(%) = 1.786.40034.203.708.000 x 100% = 0,0053%
Giá bán đơn vị bình quân của mặt hàng nhựa đường tăng lên so với kế hoạch là 70.000 đồng/1 tấn làm cho DTTT tăng 79.520.000 đồng với tỷ lệ tăng
DT là :
t(%) = 79.520.00034.203.708.000 x 100% = 0,23%
Từ bảng trên ta nhận thấy chỉ có duy nhất giá bán bình quân của mặt hàng nhựa đường có tăng lên một chút so với giá bán bình quân kỳ kế hoạch và đã góp phần làm cho DTTT tăng lên 79.520.000 với tỷ lệ tăng là 0,236%. Nguyên nhân của sự tăng giá của mặt hàng này là do trong năm 2001 nhu cầu thúc đẩy khả năng tiêu thụ…Qua sức giảm giá bán đơn vị của các mặt hàng
này còn cho ta thấy rằng công tác lập kế hoạch tiêu thụ và DTTT của Công ty là chưa sát với thực tế, do chưa nắm bắt sát kịp thời nhu cầu của thị trường cũng như việc dự đoán nhu cầu tương lai là chưa chính xác…Điều này cho thấy việc đầu tư cho nghiên cứu, thăm dò thị trường của Công ty chưa được chú trọng.
Trên đây chúng ta đã xem xét và phân tích sự tác động của hai nhân tố : Số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán đơn vị bình quân của từng mặt hàng tới sự giảm DTTT hàng hoá của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải phòng năm 2001. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố này sẽ có mức độ giảm doanh thu thực tế so với kế hoạch.
Từ công thức 4 ta có ∆D = ∆S + ∆G
= (-1804.496.000 ) + (- 353.239.085) = (- 2.157.735.085) Với tỷ lệ giảm
∆t (%) = (- 5,27) + (-1,03%) = - 6,3%