Tình hình sử dụng thuốc BVTV và công tác tập huấn kĩ thuật cho nông dân về IBM(phũng trừ dịch hại tổng hợp).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn ở ngoại thành Hà Nội (Trang 43)

II/ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAT Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1/ Tình hình phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng RAT

3. Tình hình xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện qui trình sản xuất rau an toàn.

3.2.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV và công tác tập huấn kĩ thuật cho nông dân về IBM(phũng trừ dịch hại tổng hợp).

dân về IBM(phũng trừ dịch hại tổng hợp).

*Về sử dụng thuốc BVTV trên rau của nông dân:

Qua kết quả điều tra của sở nông nghiệp về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau của 3000 hộ nông dõn trong vùng sản xuất rau an toàn tập trung và 3 tháng cuối năm 2005 cho thấy kết quả như sau:

+Về các loại thuốc BVTV mà nông dõn thường sử dụng

Biểu 17 :Danh mục thuốc trừ sâu nông dân thường sử dụng trên rau năm 2005

stt Tên thuốc trừ sâu tỷ lệ số hộ sử dụng(%)

I Nhóm thuốc nguồn gốc sinh học thảo mộc 19.8

1 Abatimec 1.8 EC 2.1

2 Alfatin 1.8 EC 1.6

3 BTH 107 bào tử/mg dạng bột hoà nước 6.2

4 Crymax 35 WP 1.0 5 Delfin WG (32 BUI) 8.3 6 Kuraba WP 2.1 7 Fortenone 5 WP 0.1 8 Success 25 SC 0.4 9 Tập kỳ 1.8 EC 7.7 10 Vertimex 1.8 EC 0.4 11 Xentari 15 FC 0.4 II Nhúm cúc tổng hợp 26.4 1 Antaphos 50 EC ;100EC 1.0 2 Bestox 5EC 0.4

3 Cryperkill 5EC ;25EC 1.0

4 Fastac 5EC 0.5

5 Karate 2.5EC 1.2

6 K-Tee Super 2.5EC 0.3

7 Peran 50 EC 2.7 8 Polytrin C440EC 0.3 9 Sherpa 25EC 29.4 10 Sherzol 205EC 0.8 11 Sumi-alpha 5EC 1.0 12 Sumicidin 10EC 1.2 13 Superin 10EC;15EC 0.1 14 Tiper10EC;25EC 0.7

III Nhóm cacbonat 13.0 1 Bassa 50EC 9.2 2 Marshal 200SC ;5G 1.4 3 Padan 50 SP ;95 SP 7.8 4 Sevin 85S 1.5 5 Netoxin 90WP;95WP 1.0 6 sát trùng dan 90 BTN ;95 BTN 6.4 7 Shachong Shuang 50 SP/BHN ; 90 WP 4.2 8 Shaling Shuang 50WP;95WP 0.3

IV Nhúm lân hữu cơ 18.1

1 dịch sát trùng 90 SP 3.8 2 Dip 80SP 2.8 3 Kinalux 25EC 1.7 4 Ofatox 400EC 5.6 5 Selecron 500EC 4.5 6 Supracide 40EC 5.8 7 Vibaba 50ND 2.4 8 Voltage 50EC 1.1 V Nhúm khác 22.7 1 Actara25WWG 3 2 Ammate 150SC 2.5 3 Confidor 100SL 0.7 4 Conphai 10WP;15WP 0.8 5 Match 50EC 1.3 6 Ortus 5SC 0.3 7 Pegasus 500SC 0.4 8 Regent 800WG 1.1

9 Sutin 5EC 0.8

10 Thiodan 0.8

11 Mã lục 1.3

(Nguồn :Sở NN&PTNT Hà Nội)

Kết quả trên cho thấy : có 52 loại thuốc trừ sâu nông dân thường sử dụng trên rau thuộc 5 nhúm chớnh sau:

+Nhóm thuốc có nguồn gốc sinh học thảo mộc 19.8% +Nhóm thuốc cúc tổng hợp (Pyrethroid): 26.4% +Nhóm thuốc cỏcbamat:13.0%

+Nhóm thuốc lân hữu cơ 18.1% +Nhóm thuốc khác :22.7%

-Trong số các loại thuốc trừ sâu nông dân thường sử dụng trên rau các loại thuốc có nguồn gốc sinh học thảo mộc chiếm tỷ trọng tương đối cao (19,8%) chứng tỏ nông dân trồng rau đã khá quen thuộc với với thuốc sinh học. Tuy nhiên phần lớn các loại thuốc có nguồn gốc sinh học mà nông dân vẫn thường sử dụng đều đã có mặt trên thị trường từ lâu

- Trong các loại thuốc hoá học những thuốc thuộc nhúm cỳc tổng hợp chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết các loại thuốc thuộc nhóm này là thuốc BVTV thế hệ mới ít độc nhanh phân giải hiệu lực trừ sâu cao, phù hợp sử dụng trờn cõy rau ở giai đoạn đầu-giữa vụ

-Một số loại thuốc hoá học thuộc cỏc nhúm thuốc thế hệ mới khác cũng được nông dân sử dụng khá phổ biến 22.7% số hộ)

- Việc sử dụng những loại thuốc thuộc nhúm lõn hữu cơ ( hầu hết là những loại thuốc có độ độc cao, chậm phân huỷ không khuyến khích sử dụng trên rau ) đã giảm và chiếm tỷ trọng không cao. Tuy số liệu này chưa phản ánh đúng hoàn toàn thực tế nhưng điều này đã thể hiện được những mặt tích cực về chuyển biến nhận thức của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV đồng thời cũng phần nào phản ánh được hiệu quả của công tác tuyên truyền tập huấn và chỉ đạo sản xuất rau

an toàn trong những năm qua. Kết quả điều tra của sở nông nghiệp Hà Nội cho thấy: Đã xác định được 25 loại thuốc trừ bệnh mà nông dân hay sử dụng trên rau. -Trong số các loại thuốc BVTV trừ bệnh nông dân thường sử dụng trên rau loại thuốc được nông dân sử dụng phổ biến nhất là Zineb Bul 80WP chiếm 36.6% đây là thuốc phòng trừ nấm bệnh truyền thống được nông dân nhiều vùng rau sử dụng mang tính chất định kỳ để phòng bệnh trên rau. đặc biệt trên cà chua. Tuy nhiên đây là loại thuốc trừ bệnh có thời gian cách ly dài 21 ngày nên chỉ sử dụng được ở giai đoạn đầu vụ thời gian tới cần làm tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn nông dân sử dụng đúng kỹ thuật đặc biệt đảm bảo thời gian cách ly.

-Ngoài Zineb có 2 loại thuốc trừ bệnh khác được nông dân sử dụng khá phổ biến trên rau là Ridomil MZ72WP, Daconil 75WP với tỷ lệ số hộ sử dụng tương ứng là 13.8% và 9.1%. Đây đều là các loại thuốc phòng trừ nấm bệnh có phổ tác động rộng được nông dân sử dụng để phòng trừ nhiều loại nấm bệnh trên rau. Tuy nhiên các loại thuốc trừ bệnh đều thuộc loại bột thấm nước nên sau khi phun thường để lại lớp bột bỏm dớnh trờn bề mặt rau quả gây mất mỹ quan đối với người sử dụng

Biểu18: Danh mục các loại thuốc trừ bệnh nông dân sử dụng phổ biến trên rau (năm 2005)

stt Tên thuốc trừ bệnh tỷ lệ số hộ sử dụng(%) 1 Zineb Bul 80WB 36.6 2 Ridomil MZ72WP 13.8 3 Daconil 75WP 9.1 4 Đồng oxylclorua 80 BTN 4.3 5 Alliette 80WP 2.2 6 Anvil 5SC 1.8 7 Arygreen 75WP 0.7 8 Ben 50WP 0.7 9 Bodeaux 3.6 10 Copper-B 75WP 1.8 11 Kasai 21,2WP 1.1 12 Kasumin 2L 2.5 13 Kasuran 50WP 1.1 14 Kitazin 50EC 3.6 15 Rampart 35SD 2.2 16 Score 250EC 5.1 17 Som 5DD 1.1 18 Stop 5DD 0.4 19 Tilt 250EC 2.2 20 Topsin M 70WP 4.0 21 TP Zep 18EC 1.1 22 Validacin 3L,5L 4.3 23 Vicarben 50BTN 2.5 24 Vizincop 50BTN 0.4 25 Zin copper 50WP 2.5 (Nguồn :sở NN&PTNT Hà Nộ)

+Về kĩ thuật sử dụng thuốc BVTV trên rau:

Qua điều tra của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội về kĩ thuật sử dụng thuốc BVTV đối với 3000 hộ nông dõn trong vùng sản xuất rau an toàn tập trung cho thấy :

Biểu19: kết quả điều tra nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trên rau của sở nông nghiệp năm 2005

stt chỉ tiêu tiêu chí đánh giá tỷ lệ số hộ

(%)

1 lý do phun thuốc kiểm tra thấy sâu bệnh 63

theo người xung quanh 17 theo hướng dẫn của CBKT 20

2 cách chọn thuốc Tự chọn 50

Theo người xung quanh 9

do người bán gợi ý 11

theo hướng dẫn của CBKT 30

3 có đọc kỹ hướng dẫn không có 69

không 31

4 thời gian phun thuốc buổi sáng 23

buổi chiều 75

thời gian khác 2

5 nồng độ phun theo hướng dẫn trên bao bì 93

tăng nồng độ gấp 1,5-2 lần 7 tăng nồng độ >2 lần 0 6 Hỗn hợp thuốc BVTV /1 lần phun không hỗn hợp 63 hỗn hợp 2-3 loại 37 hỗn hợp trên 3 loại 0 7 Thời gian cách ly trước khi thu

hoạch >7 ngàytừ 3-7 ngày 43.529

không trả lời 27.5

8 Vỏ bao bì vứt ở đâu thu gom để tập trung 25

bói giác 18

vứt tự do trên đồng 57

Từ trên có thể thấy rằng :

-Nông dân quyết định xử lý thuốc BVTV chủ yếu căn cứ vào kết quả kiểm tra tình hình phát sinh sâu bệnh trên đồng ruộng, tức là chỉ tiến hành phun thuốc BVTV khi thấy sâu bệnh phát sinh gây hại (63% số hộ điều tra ). Số hộ nông dân phun thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chiếm 20% chủ yếu tập trung ở cỏc vựng sản xuất rau an toàn có sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật.

-Về cách chọn thuốc : Nông dân chủ yếu tự chọn thuốc BVTV theo kiến thức và kinh nghiệm của bản thân (chiếm 50 % số hộ). Nhiều hộ chọn thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật (30%). Chỉ có 11% số hộ chọn thuốc theo gợi ý của người bán thuốc và 9% số hộ chọn thuốc theo người xung quanh.

-Đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dựng: cú 69% số hộ được hỏi trả lời có đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trên bao bì trước khi dùng.

-Thời gian phun thuốc : Hầu hết nông dân được hỏi (98%) đều trả lời thường tiến hành phun thuốc vào buổi sáng hoặc buổi chiều (là thời gian phun thuốc phù hợp nhất )

-Nồng độ phun thuốc : có 93% số hộ được hỏi trả lời pha thuốc theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì, chỉ có 7% số hộ trả lời tăng nồng độ từ 1,5-2 lần.

-Hỗn hợp thuốc : có 63% số hộ trả lời chỉ phun 1 loại thuốc, không hỗn hợp thuốc trong một lần phun.

-Về thời gian cách ly trước khi thu hái sản phẩm :

Nông dân đã quan tâm hơn đến thời gian cách ly khi thu hái sản phẩm. Có 43.5 % nông dân được hỏi trả lời có thời gian cách ly trên 7 ngày. Số hộ trả lời có thời gian cách ly từ 3-7 ngày chiếm 29 %.

-Về vị trí để vỏ bao bì thuốc BVTV :

+có 25 % số hộ được hỏi trả lời đã thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng đưa vào bể chứa ; 18% số hộ trả lời vứt vỏ bao bì thuốc BVTV tại bãi rác của địa phương.

+Để khắc phục tình trạng vỏ bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi trên đồng ruộng, một số địa phương đã tìm giải pháp quản lý như :

-Xây dựng một số bể chứa vỏ thuốc BVTV ngoài đồng ruộng (Đặng Xá, Yên thường, _Gia lâm; Đạo Đức Nam Hồng Bắc Hồng_Đụng Anh )

-Đào hố để đựng vỏ thuốc (Đông Dư, Văn Đức _Gia lâm)

Một số HTX xử lý vỏ bao bì trong bể bằng cách thu gom cho vào xe rác đô thị (HTX Đìa) hoặc đốt bỏ (HTX Đạo Đức) tuy nhiên hình thức này không đảm bảo vệ sinh môi trường và trái với quy định trong pháp lệnh BVTV.

*Về công tác tập huấn kĩ thuật cho nụng dõn về IPM (phong trừ dịch hại tổng hợp)

Ở Hà Nội hiện nay rau xanh được coi là một trong những loại cây trồng chính đem lại nguồn thu lớn cho nhiều vùng nông thôn ngoại thành. Những năm gần đây sản xuất rau ở Hà Nội đang có chiều hướng phát triển mạnh, đặc biệt sản xuất rau an toàn. So với cây lúa các đối tượng phát sinh gây hại trên rau rất phức tạp và khó quản lý. Chính vì vậy, công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân, đặc biệt là huấn luyện về IPM trên rau đóng vai trò rất quan trọng phục vụ đắc lực cho chương trình sản xuất rau an toàn. Trong những năm qua, tổ chứ FAO, dự án ADDA, Thành phố Hà Nội và một số địa phương đã quan tâm đầu tư cho công tác tập huấn và huấn luyện nông dân ở cỏc vựng sản xuất rau tập trung thông qua các đơn vị chuyên môn thực hiện như chi cục BVTV, Hội nông dân, Trung tâm khuyến nông và một số tổ chức đơn vị khác.

Các lớp tập huấn nông dân chủ yếu triển khai dưới 2 hình thức chính: -Lớp huấn luyện biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

Lớp huấn luyện IPM là loại hình huấn luyện nông dân bài bản gắn với chu kỳ sinh trưởng của một vụ cây trồng, khác với các dạng lớp tập huấn ngắn hạn khác, Lớp huấn luyện IPM được tổ chức dưới dạng lớp học đồng ruộng “ vừa học vừa thực hành trên ruộng”. Mỗi lớp học gồm 30 học viên được trang bị đủ dụng cụ học tập, học viên được chia thành 5 nhóm và hoạt động theo nhóm trong suốt quá trình học tập.Lớp IPM kéo dài trong 3,5 tháng tương ứng với một vụ rau , mỗi tuần học 1 buổi tổng số 14 buổi học. Mỗi lớp có một ruộng để trình diễn do học viên quản lý áp dụng biện pháp IPM và có 1 ruộng do nông dân tự làm để so sánh.

Các nội dung chính của buổi học bao gồm:

+ Điều tra hệ sinh thái trên ruộng trình diễn và ruộng nông dân về các chỉ tiêu như : Thiên địch sâu bệnh, chiều cao cây, số lỏ /cõy…

+ Vẽ và phân tích hệ sinh thái tại hội trường, báo cáo kết quả và thảo luận chung để đưa ra các biện pháp tác động hợp lý.

+ Học viên học tập trao đổi các chuyên đề về BVTV dưới sự hướng dẫn, truyền đạt của giảng viên.

+ Học viên tự làm các thí nghiệm chuyên môn trên ruộng trình diễn

+ Xen kẽ các nội dung trên là các trò chơi, văn nghệ mang chủ đề IPM do học viên tự biên tự diễn

Ngoài ra trong một số buổi học nông dân còn được truyền đạt và trao đổi các chủ đề về rau an toàn, kỹ thuật sản xuất rau an toàn, chỉ số đánh giá tác động của thuốc BVTV. .Cuối vụ khi thu hoạch nông dân so sánh giữa 2 ruộng IPM và nông dân tự làm đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, mội trường của việc áp dụng biện pháp IPM trên rau. Kết thúc khoá học mỗi học viên đều tự rút ra bài học kinh nghiệm về sản xuất rau an toàn theo IPM từ đó áp dụng trên ruộng của gia đình mình và hướng dẫn các hộ nông dân khác làm theo. Các lớp huấn luyện IPM chủ yếu do hai đơn vị là chi cục BVTV Hà Nội và Hội Nông dân thành phố -ADDA triển khai trực tiếp giảng dạy bởi các giảng viên IPM đã được đào tạo tại các trung tâm huấn luyện theo bài bản của chương trình IPM quốc gia, tổ chức FAO, và dự án ADDA.

_Lớp huấn luyện ngắn hạn: Là loại hình tập huấn đơn giản thường từ 1-3 buổi / lớp. chủ yếu thực hiện theo các chuyên đề cụ thể nhằm trang bị kiến thức và hỗ trợ người nông dân giải quyết một số khó khăn trong sản xuất, như : kỹ thuật sản xuất, rau an toàn, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên rau, kỹ thuật canh tác rau mới, các yêu cầu và tiêu chuẩn rau an toàn …Cỏc lớp tập huấn ngắn hạn chủ yếu do một số đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện như Trung tâm khuyến nông Hà Nội, chi cục di dân, và phát triển vùng kinh tế mới, Viện kinh tế nông nghiệp, tổ chức Cecvi,… Trong vòng 12 năm thực hiện chương trình IPM ( từ 1994-2005) được sự giúp đỡ về kinh phí của tổ chức FAO dự án ADDA cùng với đầu tư của Thành phố và các

địa phương cơ sở, chi cục BVTV Hà Nội đã triển khai huấn luyện được tổng số 298 lớp IPM trên rau cho tổng số 8940 lượt hộ nông dân sản xuất rau tham gia, Tuy được bắt đầu triển khai từ năm 1994 nhưng công tác huấn luyện IPM trên rau chỉ được thực sự phát triển mạnh từ năm 2000 và chủ yếu do nguồn ngân sách của Thành phố cấp nhằm phục vụ chương trình sản xuất rau an toàn của thành phố

+ Những kiến thức nông dân đã thu được sau khi được huấn luyện

Lớp huấn luỵện IPM trang bị cho người nông dân kiến thức và kỹ năng về quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng, giúp người nông dân có đủ năng lực tự làm chủ trên mảnh ruộng của gia đình mình biểu hiện ở một số kết quả chính sau:

-Thông qua điều tra phân tích và thảo luận hệ sinh thái, nông dân đã nắm được những kiến thức cơ bản về sinh trưởng phát triển của cây trồng và mối quan hệ sinh học của chúng với những điều kiện ngoại cảnh tác động tới quá trình sinh trưởng và phát triển đó.

-Nông dân biết phân biệt, nhận dạng và nắm được diễn biến phát sinh gây hại của các đối tượng sâu, bệnh chớnh trờn cây trồng, hiểu được vai trò của quần thể thiờn địch trong quản lý dịch hại. Họ đã có thể tự phân tích các yếu tố trên đồng ruộng và đưa ra các quyết định xử lý hợp lý, kịp thời và đạt hiệu quả cao.

-Các hoạt động nhóm, trò chơi văn nghệ … đó giỳp nông dân gắn kết và tự tin hơn qua đó giúp họ phát huy hết khả năng của mình và chủ động hơn trong mọi công việc, đặc biệt trong các công việc xã hội.

Tóm lại, lớp huấn luyện IPM đó giỳp nông dân có khả năng và kỹ năng quan sát, theo dõi, phân tích đánh giá các yếu tố trên đồng ruộng làm cơ sở khi đưa ra quyết

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn ở ngoại thành Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w