Các khái niệm chung về dịch vụ hội nghị truyền hình

Một phần của tài liệu IP multicast và ứng dụng (Trang 71)

4. Kết cấu của luận văn

3.1 Các khái niệm chung về dịch vụ hội nghị truyền hình

Hội nghị truyền hình công cộng lần đầu tiên đƣợc tổ chức vào tháng 04/1903 giữa trụ sở AT&T và Bell Laboratory. Vào thời điểm đó âm thanh và hình ảnh đƣợc truyền đi với chất lƣợng “chấp nhận đƣợc”. Và từ đó vấn đề trao đổi trực tiếp qua khoảng cách xa đƣợc quan tâm nhiều. Đến năm 1934 cuộc chiến về chuẩn giữa các công ty bắt đầu và kết thúc là chuẩn tivi tƣơng tự với băng thông 4,2MHz (525 dòng, 30 ảnh/giây). Tới năm 1964 AT&T giới thiệu sản phẩm hội nghị truyền hình đầu tiên là Picturephone. Hệ thống này chỉ yêu cầu công suất xử lý là 1MHz và cung cấp tính năng sử dụng chung dữ liệu đầu tiên. Tới năm 1971 đã có hội nghị truyền hình vƣợt đại dƣơng với hệ thống LME của Ericsson. Và tới những năm 1990 với sự ra đời và phát triển mạnh của mạng Internet, hội nghị truyền hình trên máy tính đƣợc giới thiệu.

Hội nghị truyền hình ở dạng cơ bản nhất là việc truyền hình ảnh và lời nói một cách đồng bộ giữa hai hay nhiều địa điểm xa nhau giống nhƣ các nhóm trao đổi thông tin tại cùng một địa điểm. Việc này đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng máy quay (để lƣu trữ và truyền hình ảnh tới các địa điểm khác), microphone (để bắt và chuyển lời nói tới các địa điểm khác) và loa (để có thể nghe đƣợc từ các địa điểm khác). Mặc dù có thể có nhiều yếu tố phức tạp hóa hệ thống, tuy nhiên về cơ bản một hệ thống hội nghị truyền hình vẫn cần thiết các yếu tố nêu trên.

Các ứng dụng của trƣờng hợp đầu bao gồm đào tạo từ xa, các cuộc họp, hội thảo, tƣ vấn và thông tin từ xa. Các ứng dụng cho trƣờng hợp sau bao gồm việc truy cập tới các vùng sâu, vùng xa nhƣ y tế từ xa, đào tạo từ xa, truy cập vào các thiết bị nguyên tử, trạm vũ trụ … Hội nghị truyền hình cũng đƣợc dùng để quan

sát động vật hoang dã trong trạng thái tự nhiên, thiết lập hệ thống giám sát, an toàn …

Một phần của tài liệu IP multicast và ứng dụng (Trang 71)