Định tuyến multicast trong vùng

Một phần của tài liệu IP multicast và ứng dụng (Trang 64)

4. Kết cấu của luận văn

2.4.1 Định tuyến multicast trong vùng

MOSPF là mở rộng của giao thức định tuyến unicast OSPF và do vậy đòi hỏi OSPF nhƣ giao thức định tuyến cơ sở. Khái niệm cơ bản của định tuyến MOSPF trong vùng dựa vào giả thiết trạng thái trong mô tả OSPF đó là “nếu các router trong một vùng biết các phân đoạn mạng có các thành viên của nhóm multicast, các router đó có thể sử dụng thuật toán Dijkstra để xây dựng cây đƣờng đi ngắn nhất cho bất kỳ các cặp nhóm, mạng nguồn trong vùng”.

Một mở rộng quan trọng của MOSPF trong định dạng dữ liệu để hỗ trợ multicast là sử dụng một thông điệp quảng bá trạng thái liên kết của nhóm (group Link-State Advertisement – LSA nhóm). Thông điệp LSA nhóm này đƣợc phát tán định kỳ trong cả vùng giống nhƣ LSA của giao thức OSPF. Mỗi LSA nhóm có các thông tin cơ bản sau: địa chỉ nhóm multicast, định danh router quảng bá, danh sách các giao diện mạng của router (xác địn bởi địa chỉ IP) có các thành viên của nhóm.

Sau khi cơ sở dữ liệu của các router trong vùng đƣợc đồng bộ, sự kết hợp của LSA nhóm với router và mạng LSA cung cấp cho mỗi router MOSPF thông tin cần thiết để xây dựng cây đƣờng đi ngắn nhất cho các cặp nhóm và mạng trong vùng. Để xây dựng cây này mỗi router MOSPF sử dụng thuật toán Dijkstra để xây dựng một cây đƣờng đi ngắn nhất multicast đơn có gốc tại mạng nguồn. Hình 2.35 là một ví dụ của một vùng OSPF có ba nguồn multicast và các thành

viên hoạt động của nhóm G ở trên các vị trí khác nhau của mạng. Sau khi cơ sở dữ liệu đƣợc đồng bộ mỗi router có khả năng xây dựng một cây SPT cho nguồn 1, 2 và 3. Lƣu ý rằng cây SPT này là riêng biệt cho các cặp nguồn và mạng con, và không phân biệt các nguồn trên một mạng. Vì thế mặc dù có 3 nguồn trên mạng N3 cho nhóm G chỉ có một cây SPT cho nguồn mạng đƣợc xây dựng.

Hình 2.35: Vùng MOSPF chứa nguồn và thành viên nhóm G

Hình 2.36A chỉ ra kết quả của cây đƣờng đi ngắn nhất MOSPF (N4, G) SPT với gốc là mạng nguồn N4 và chứa nguồn 1 và 3. Hình 2.36.B chỉ ra kết quả cây (N3, G) SPT với gốc tại mạng nguồn N3 có chứa nguồn 2.

Hình 2.36: Cây đƣờng đi ngắn nhất MOSPF SPT cho mạng N3 và N4

Một phần của tài liệu IP multicast và ứng dụng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)