Sử dụng Access Grid client để tham gia vào hội nghị truyền hình

Một phần của tài liệu IP multicast và ứng dụng (Trang 83)

4. Kết cấu của luận văn

3.4.2 Sử dụng Access Grid client để tham gia vào hội nghị truyền hình

Có nhiều phần mềm Access Grid client khác nhau, bao gồm cả miễn phí và thƣơng mại. Trong luận văn giới thiệu sử dụng phần mềm AG Toolkit 3 để tham gia vào một cuộc hội nghị truyền hình. Sau khi cài đặt phần mềm AG Toolkit 3, chạy ứng dụng venue client. Ngay lần đầu ngƣời dùng sẽ đƣợc yêu cầu nhập thông tin cá nhân.

Hình 3.8: Profile Dialog Sau đó điền địa chỉ virtual venue để kết nối

Hình 3.9: Điền địa chỉ virtual venue để kết nối Sau khi kết nối thành cồng ta có giao diện venue client nhƣ sau:

Hình 3.10: Venue client

Trên giao diện venue client ta thấy đƣợc các ngƣời dùng khác tham gia vào virtual venue, danh sách các file các dịch vụ và ứng dụng đƣợc chia sẻ trong virtual venue. Hai cửa sổ mở ứng dụng vic và rat liệt kê các luồng video, audio của các thành viên trong virtual venue.

KẾT LUẬN

Một số công nghệ xuất hiện trên thị trƣờng và các ứng dụng của nó nhanh chóng đƣợc chấp nhận rộng rãi nhƣ công nghệ điện thoại di động, Internet, email. Tuy nhiên, một số công nghệ khác lại đƣợc chấp nhận một cách chậm hơn do sự phát triển của hạ tầng hệ thống hay do những rào cản về mặt kỹ thuật cần đƣợc vƣợt qua. IP multicast là một công nghệ nhƣ thế.

IP multicast đƣợc ứng dụng ở quy mô tƣơng đối lớn trong các mạng thƣơng mại từ nǎm 1997 khi các hoạt động của thị trƣờng chứng khoán cần có một phƣơng thức hiệu quả và nhanh chóng để gửi các thông tin về thị trƣờng tới một số lƣợng đông đảo các thuê bao cùng lúc. Vài nǎm gần đây, công nghệ này đã đƣợc khai thác rộng rãi hơn cả trên bình diện doanh nghiệp cũng nhƣ từ phía các nhà cung cấp dịch vụ do những lợi ích của công nghệ này mang lại. Những ứng dụng tiếp theo của công nghệ này đang dần đƣợc khai phá và chắc chắn sẽ thực sự mạng lại nhiều điều bất ngờ cho nhiều ngƣời.

Đối với các doanh nghiệp, IP multicast giúp cắt giảm đáng kể chi phí sản xuất và tǎng nǎng suất lao động đặc biệt là đối với các công ty có nhiều chi nhánh cách xa nhau về mặt địa lý. Các ứng dụng nhƣ đào tạo trực tuyến hay tổ chức hội nghị trực tuyến sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếp xúc với nhân viên của họ "trực tiếp" hơn nhiều so với việc tạo, ghi và gửi các file dữ liệu chứa cùng một nội dung thông tin tới các chi nhánh của họ. Ngoài ra, một số ứng dụng khác sử dụng IP multicast cũng đã đƣợc triển khai trên các mạng của các doanh nghiệp nhƣ: data-warehousing, đồng bộ nội dung trên các server khác nhau, phân phối phần mềm, catalog tới hàng ngàn điểm bán lẻ và lƣu trữ các nội dung có kích thƣớc lớn.

Do xu hƣớng sử dụng IP multicast trong các doanh nghiệp ngày càng tǎng, các nhà cung cấp dịch vụ đang có tham vọng triển khai một mô hình mạng mới có khả nǎng cung cấp các dịch vụ bǎng rộng cho cả các doanh nghiệp cũng nhƣ các hộ gia đình, những đối tƣợng đang nhận thấy rằng IP multicast chính là thành phần thiết yếu cho phép cung các dịch vụ phát thanh, truyền hình số, hội nghị truyền hình và chơi game trên mạng.

HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứ các giải pháp bảo mật gói tin khi tham gia truyền thông multicast. Truyền thông multicast phức tạp hơn unicast vì không chỉ hai mà có nhiều đối tƣợng cùng tham gia truyền và nhận cũng một dữ liệu. Vì thế các yêu cầu về mã hóa, xác thực dữ liệu hay không từ chối là các thách thức lớn việc truyền dữ liệu an toàn. Việc nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp giải pháp bảo mật dữ liệu multicast sẽ góp phần đƣa công nghệ multicast đƣợc sử dụng rộng rãi và hiệu quả hơn.

Nghiên cứu multicast trên IPv6, bao gồm địa chỉ multicast và các giao thức truyền thông mới trên IPv6 nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông và phù hợp với xu hƣớng phát triển của mạng Internet.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adams A, Nicholas J. and Siadak W. (2002), Protocol Independent Multicast –

Dense Mode (PIM – DM): Protocol Specification (Revised), in Internet draft.

2. Adams B. et al (2002), Interdomain Multicast Solutions Guide, Cisco Press.

3. Brown I. et al (2002), Internet Multicast Tomorrow, The Internet Protocol Journal, Volume 5, Issue 4.

4. Behrouz A Forouzan and Sophia Fegan (2000), TCP/IP Protocol Suite, GrawHill. 5. Deering S., Host Extensions for IP Multicasting, RFC 1112 in Internet draft. 6. Edwards B.M et al (2002), Interdomain Multicast Routing, Addison – Wesley. 7. Estrin D. (1997), Protocol Independent Multicast – Sparse Mode (PIM – SM):

Protocol Specification, in Internet draft.

8. Eriksson H. (1994), MBONE: The Multicast Backbone, Communications of the ACM, volume 37.

9. Kevin C. Almeroth, The Evolution of Multicast: From the MBone to Inter-

DomainMulticast to Internet2 Deployment, http://www.stardust.com.

10. Hardman V. (1995), Reliable audio for use over the Internet, presented at International Network Conference (INET).

11. Hardman V. (1996), Robust audio over Internet: Analysis and implementation, Dept. of Computer Science, University College London, Research Note RN/96/8. 12. Minoli D. (2008), IP multicast with applications to IPTV and mobile DVB-H, John Wiley & Sons, Canada.

13. McCanne S. and Jacobson V. (1995), vic: A flexible framework for packet video, presented at ACM Multimedia.

14. Macedonia, M. R. and Brutzman, D. P., MBone Provides Audio and Video Across

the Internet, IEEE Computer.

15. Moy J. (1998), Multicast Extension OSPF, in Internet draft.

16. Project P911-PF, IP Multicast, State-of-the-Art Technologies, Products and Services, EURESCOM.

17. Pusateri T. (2000), Distance Vector Multicast Routing Protocol (DVMRP), in Internet draft.

18. Schulzrinne H. et al (1996), RTP: A Transport Protocol for Real-Time

Applications, RFC 1889, IETF.

19. Williamson B. et al (2000), Developing IP Multicast Network, Volume 1, Cisco Press.

Một phần của tài liệu IP multicast và ứng dụng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)