0
Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ngành chè

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM (Trang 32 -36 )

Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng góp phần khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế. Bởi vậy xét cho cùng thì việc tổ chức quản lý các yếu tố sản xuất chính là việc tổ chức và quản lý con người. Do đó hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý luôn là vấn đề cấp thiết hàng đầu đặt ra với ngành chè Việt Nam. Công tác tổ chức sẽ đưa tới hiệu quả kinh

doanh cao, tạo uy tín trên thị trường, là cơ sở mở rộng và phát triển ngành chè.

Ngành chè Việt Nam đã trải qua nhiều lần thay đổi hệ thống tổ chức quản lý cho phù hợp với từng giai doạn phát triển : kể từ năm 1974-1980 thành lập Liên hiệp quản lý các xí nghiệp, đến năm 1983 thành lập Liên hiệp và xí nghiệp công nông nghiệp. Đến năm 1987 có chủ trương liên kết toàn bộ quá trình trồng, chế biến, xuất khẩu và lưu thông sản phẩm. Từ năm 1987 đến nay, sau khi có Nghị quyết 217 của HĐBT và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã mở ra hướng mới cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng.

Tuy nhiên để việc trồng, chế biến, tiêu thụ đạt được hiệu quả kinh tế xã hội ngành chè cần tiếp tục tăng cường hiệu lực quản lý trên phạm vi toàn ngành, hệ thống tổ chức ngành chè cần được sắp xếp lại, chuyển hướng điều hành cho khối chức năng và trực tuyến thông tin. Trước kia 47 đầu mối thuộc 23 nông trường, 18 nhà máy chế biến và 2 xí nghiệp liên hợp công nông nghiệp, nay điều chỉnh thành 29 đơn vị sản xuất và dịch vụ gồm: 23 xí nghiệp nông công nghiệp với quy mô một nông trường và một nhà máy chế biến, và 6 đơn vị dịch vụ gồm công ty xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển, công ty dịch vụ sản xuất, nhà máy cơ khí chè, Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, công ty xây lắp và viện nghiên cứu chè.

Dưới đây là một số mô hình quản lý cấp cơ sở mà ngành chè đã từng áp dụng:

Mô hình loại nhỏ: Trong một tiểu vùng đồng thời có một nông trường và một nhà máy được sát nhập lại thành một xí nghiệp công nông nghiệp, xung quanh có các cơ sở sản xuất làm vệ tinh sản xuất nguyên liệu bán cho xí nghiệp.

Mô hình loại lớn: Trong một vùng có nhiều nhà máy, nhiều nông trường như Trần Phú (Yên Bái), Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... nên thành lập các xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp chè. Các xí nghiệp này hạch toán độc lập.

Mô hình độc lập: Là loại hình giữ theo cách quản lý cũ, nông trường và nhà máy cùng trong một vùng lãnh thổ nhưng độc lập với nhau, mỗi đơn vị hạch toán độc lập với nhau và có tư cách pháp nhân đầy đủ.

Thực tế cho thấy cả ba loại hình trên thì loại hình mô hình nhỏ là thích hợp hơn cả. Bởi vì loại chè ở nước ta nằm chủ yếu ở vùng trung du miền núi, địa hình phức tạp nên với quy mô đó dễ dàng quản lý đạt hiệu quả cao.

Kết luận và kiến nghị

Chè là cây công nghiệp lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ- nơi có khoảng 300/1.300 xã trồng chè nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.

Sản xuất chè lên tục tăng trưởng, đặc biệt là trong 3 năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh. Nhưng ngành chè nước ta đang đứng trước thách thức tiềm ẩn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trồng chè và cung ứng chè, cạnh tranh với các sản phẩm nước giải khát và cạnh tranh với chính sản phẩm chè nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Sản phẩm chè gần đây có sự phong phú về chủng loại, mẫu mã do được đầu tư công nghệ chế biến nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu so với công nghệ chung của thế giới.

Phương án quy hoạch chè đã xác định diện tích chè đến năm 2010 là 116 nghìn ha, sản lượng quy khô đạt 170 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu đạt 220 triệu USD. Để đạt được các mục tiêu trên thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật thâm canh và công nghệ chế biến thì chất lượng chè của chúng ta sẽ đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam đã đến và quá trình hội nhập WTO đang đến gần, đó là thách thức cũng như cơ hội lớn để ngành chè nước ta vươn lên phát triển ổn định và lâu dài.

Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, với chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi, đề nghị Đảng và Nhà nước trong những năm tới cần quan tâm hơn nữa cho phát triển ngành chè, đặc biệt trong các lĩnh vực:

- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

- Đầu tư cho công nghệ chế biến, đặc biệt là các cơ sở chế biến nhỏ cho phù hợp với quy mô nông hộ-nông trại của nước ta. Nếu có thể, Nhà nước ban hành một tiêu chuẩn nhà máy chế biến chè, qua đó chỉ cho phép nhập công nghệ và thiết bị chế biến tiên tiến, hiện đại.

- Xây dựng các cơ sở hạ tầng cho miền núi trồng chè như đường giao thông, cầu cống, đường điện cao thế, trường học, bệnh viện... để mở mang đời sống văn hoá, kinh tế cho đồng bào miền núi và cũng là để hấp dẫn đồng bào miền núi và thu hút đồng bào miền xuôi lên miền núi làm kinh tế

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM (Trang 32 -36 )

×