Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

5.1. Thị trường trong nước

Nhu cầu tiêu dùng chè trong nước ngày càng cao, theo đó chất lượng chè ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Xu hướng hiện nay đang có nhu cầu dùng các loại sản phẩm chè có chất lượng cao nhất là các chè đặc sản như chè Shan Tuyết, chè hữu cơ, chè hương và đặc biệt là nhu cầu chè đen cao cấp túi lọc. Vì vậy ngành chè cần tập trung vào loại mặt hàng này, nâng cao chất lượng hơn nữa, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các mặt hàng chè đen truyền thống đã có tiếng với người tiêu dùng thì cần tiếp tục duy trì chất lượng cao, cải tiến mẫu mã đẹp và giá cả chấp nhận được.

Những loại chè đặc sản sống ở vùng sâu, vùng xa, đi đôi với chế biến cần phải hình thành các tổ chức cung cấp sản phẩm cho các thị trường lớn ở đồng bằng. Thị trường nông thôn chiếm gần 80% dân số hầu như còn bỏ ngỏ vì thế cần có biện pháp khuyến khích tiêu dùng ở đây bằng các sản phẩm có chất

lượng trung bình, giá cả hợp lý dặc biệt là các loại chè có ướp hương hoa phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người nông thôn.

Một đặc điểm quan trọng khác của thị trường trong nước là số phụ nữ uống chè còn rất ít kể tại các đô thị, do đó cần có những nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng của bộ phận này để đẩy mạnh sản lượng trong nước. Chẳng hạn có thể tăng cường quảng cáo công dụng của chè: làm sảng khoái tiêu dùng, minh mẫn, trẻ lâu.

Tiếp tục quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại trong nước. Đây là khâu yếu trong hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, hiệp hội chè Việt Nam có trung tâm xúc tiến thương mại ngành chè những do kinh phí hạn hẹp nên hoạt động chưa mạnh. Cần tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng những lợi ích của việc uống chè. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động văn hoá trà hấp dẫn mang tính văn hoá nghệ thuật như thiết lập các mạng lưới văn hoá trà, hội chợ trà (như đã làm năm 2002 tại Công viên Tuổi trẻ). Tiếp cận với thương mại điện tử như mở các Website trên Internet để giới thiệu, quảng cáo và trao đổi tìm bạn hàng.

Ngoài ra, cần giao cho Hiệp hội Chè Việt Nam và Tổng công ty Chè Việt Nam phối hợp thành lập một cơ quan duy nhất kiểm tra chất lượng cho toàn bộ sản phẩm chè trong cả nước. Nhập thiết bị kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè nguyên liệu và chè thành phẩm, giúp cho người tiêu dùng yên tâm khi mua các sản phẩm chè. Cương quyết không tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng hoặc bị khuyết tật vệ sinh thực phẩm để đảm bảo uy tín với người tiêu dùng. Bộ Tài Chính kết hợp với ngành chè nhằm thống nhất trên toàn quốc tiêu chuẩn chè búp tươi cùng với giá mua hợp lý.

5.2. Thị trường xuất khẩu

Mục tiêu là tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới. Cần cố gắng xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ lớn và có độ ổn định

cao đặc biệt là thị trường các nước Hồi giáo có thói quen tiêu thụ các sản phẩm nước uống có ga. Bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm chè có chất lượng cao, giá cả hợp lý cần phải tổ chức quảng cáo và xây dựng đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thành thạo thị trường, mở các văn phòng đại diện và giới thiệu ở các nước và các vùng. Kinh nghiệm của các nước có giá bán cao cho họ thấy họ có thể dành 10-15% chi phí trong giá thành cho mục đích tiếp thị sản phẩm.

Củng cố và mở rộng thị trường nhập khẩu chè trực tiếp của Việt Nam như thị trường Trung Cận Đông. Hàng năm lượng chè của ta xuất khẩu sang thị trường này khoảng 10-20 nghìn tấn. Tuy nhiên hiện nay do tình hình chính sự đang diễn ra ở Irắc nên thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp một cách đáng kể bởi vì Irắc là thị trường tiêu thụ chè lớn nhất của nước ta trong năm 2001. Vì vậy, ngành chè cần tích cực mở rộng tìm kiếm thị trường mới thay thế thị trường Irắc.

Khôi phục lại thị trường Đông Âu và Nga, tiếp tục mở rộng thị trường chè ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, tìm kiếm thêm thị trường ở Châu Phi

Tăng cưòng các hình thức liên doanh, liên kết và bao tiêu sản phẩm. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Mậu dịch chè thế giới, hiện nay có 8 công ty xuyên quốc gia đang chi phối phần lớn thị trường chè ở nhiều nước sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu chè. Các công ty này có cổ phần tại các công ty sản xuất chè ở nhiều nước sản xuất và xuất khẩu, làm trọn các khâu nhập khẩu, đấu trộn, đóng gói bao bì và tổ chức các kênh hoặc mạng lưới tiêu thụ bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng. Họ có thể cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào mơi thâm nhập vào thị trường mà họ đang hiện diện. Hiện nay Nga và Việt Nam đang là các đối tượng và mục tiêu để họ tiến hành thâu tóm các thị trường này. Vì thế trên thực tế, các doanh nghiệp cần có đối sách thích hợp hoặc là liên doanh hợp tác với các công ty đó để học tập kinh nghiệm và có cơ hội tiếp cận thị trường nhanh hơn, xây dựng thị trường ổn định lâu dài và tranh thủ được khả năng

tài chính để đổi mới công nghệ ngành chè, hoặc nhanh chóng phát triển những bạn hàng cũ, liên doanh với những nhà phân phối tiêu thụ hàng ở đó như vậy thị trường sẽ sớm ổn định và có thể đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở đấu trộn bao gói ngay tại các nước đó. Việc này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải giỏi, có bản lĩnh nghị lực, am hiểu thị trường sở tại để có thể cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia.

Củng cố và phát huy vai trò của Hiệp hội khoa học và sản xuất chè Việt Nam trong việc hỗ trợ nghiệp vụ xuất khẩu, ổn định giá cả để tránh mua tranh, bán tranh. Thành lập các trung tâm kiểm tra chất lượng có đủ năng lực kiểm tra sản phẩm chè trước khi đưa ra thị trường xuất khẩu. Trung tâm cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn như công ty giám định hàng hoá xuất khẩu (Bộ Thương mại) để ngăn chặn tình trạng chè không đủ tiêu chuẩn lọt ra ngoài thị trường.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w