3.2.2.1.Tăng cường các hoạt động tìm hiểu các hoạt động về các thị trường và tìm kiếm biện pháp thâm nhập vào các thị trường đó một cách hiệu quả.
Các thị trường truyền thống như EU, Trung Quốc, Đài Loan. Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản… tuy không còn xa lạ gì với các doanh nghiệp xuất khẩu Hải Phòng, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ thông tin một cách chính xác về các thị trường này. Bên cạnh đó còn rất nhiều thị trường tiềm năng mới mà các doanh nghiệp xuất khẩu của thành phố có thể khai thác như thị trường châu Phi, châu Úc… Hiểu biết về các thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Hải Phòng hiện nay vẫn còn thiếu, đây chính là rào cản đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá. Để giảm rủi ro khi thâm nhập vào thị trường nào đó, đòi hỏi các doanh nghiệp Hải Phòng phải thông hiểu về hệ thống Luật pháp, hệ thống các rào cản kỹ thuật,…cũng như đặc điểm của thị trường đó. Hơn nữa muốn làm ăn lâu dài với một thị trường nào đó, ngoài việc tuân thủ mọi quy định thương mại chung của thị trường đó, các doanh nhgiệp Hải Phòng còn phải tìm hiểu về văn hoá, tập quán kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng. Đảm bảo chất lượng hàng hoá và tuân thủ mọi điều kiện đã cam kết là yếu tố thể hiện thiện chí và thái độ nghiêm túc của doanh nghiệp, đây là điều kiện cho mối qua hệ hợp tác lâu dài. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp nước ngoài thường ngại thay đổi các đối tác, họ có xu hướng tìm một vài bạn hàng cố định có khả năng cung cấp nhiều loại hàng hoá khác nhau.
Thông tin ngày nay có thể tham khảo từ nhiều nguồn như báo chí, sách, internet, từ các cơ quan chức năng hay do doanh nghiệp tự đi nghiên cứu tìm hiểu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải xử lý thông tin đó như thế nào để có dự báo chính xác phục vụ cho xuất khẩu của doanh nghiệp mình. Do vậy, bên cạnh việc tiếp thu những thông tin từ Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết với các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp xuất khẩu tương đồng và đặc biệt là tích cực chủ động trong việc khảo sát, nghiên cứu thị trường để tìm ra thông tin cho riêng doanh nghiệp mình. Bởi nếu tự xây dựng được cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng đáng tin cậy thì đó sẽ là một lợi thế của doanh nghiệp và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đó so với các doanh nghiệp khác.
Để chủ động thâm nhập vào thị trường thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu của Hải Phòng có thể sử dụng một số phương thức kinh doanh sau:
Thứ nhất, với các doanh nghiệp lớn: có thể liên doanh, liên kết với các công ty thương mại hay các nhà phân phối của những nước nhập khẩu. Bằng cách này các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường xuất khẩu như các hệ thống siêu thị bỏn lẻ, các công ty bán lẻ …
Thứ hai, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: có thể liên kết với cộng đồng người Việt trên thế giới. Đây là một phương án hợp tác có hiệu quả vì cộng đồng người Việt tại nước ngoài khá lớn, cả về quy mô dân số và tiềm lực kinh tế. Theo đó hàng hoá sẽ được sản xuất ở trong nước và sử dụng kênh phân phối tại nước ngoài. Bằng cách này, các doanh nghiệp sẽ luôn luôn nắm bắt được sự thay đổi của thị trường các nước và thâm nhập đuợc vào các kênh phân phối nhỏ nhưng hiệu quả của các thị trường.
Ngoài ra các doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức liên doanh với các đối tác nước ngoài trong việc sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên sử dụng như là một biện pháp ban đầu, vì mục tiêu của các doanh nghiệp Hải Phòng là phải phấn đấu gây dựng được uy tín và thương hiệu cho riêng mình trên thị trường thế giới.
Trong thời gian tới cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp Hải Phòng. Con đường thứ hai là liên doanh, liân kết với các doanh nghiệp tại nước nhập khẩu có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hóa là biện pháp tối ưu ban đầu để các nhà sản xuất của Hải Phòng thâm nhập vào thị trường. Con đường thứ ba là trong tương lai, khi các doanh nghiệp Hải Phòng đã đủ mạnh có thể lựa chọn thâm nhập thị trường bằng hình thức đầu tư trực tiếp. Dự lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nào thì thành phố cũng phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả… và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập vào thị trường thế giới là:
Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng Hạ giá thành sản phẩm
Đảm bảo thời gian giao hàng Duy trì chất lượng sản phẩm
3.2.2.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và tiếp thị sản phẩm.
Xúc tiến thương mại đã được sử dụng từ lâu trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Hải Phòng, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này vẫn chưa đạt được như mong muốn. Xúc tiến thương mại thĩng thường được tổ chức với các hình thức như khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá và tham gia các hội chợ. Thực hiện các hình thức quảng bá này sẽ giúp các doanh nghiệp Hải Phòng giới thiệu được hàng hoá của mình tới người tiêu dùng nước ngoài, thăm dò được nhu cầu và thị hiếu của họ để từ đó có những định hướng cụ thể và phù hợp với xu hướng thay đổi của thị trường. Hàng năm tại các nước thường tổ chức rất nhiều các hội chợ, triển lãm quốc tế uy tín với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới thu hút hàng trăm nghìn người tham gia như hội chợ GLOBAL SHOES diễn ra tại Trung tâm hội chợ - triển lãm Dusseldorf, Đức, hội chợ quốc tế Paris, triển lãm diệt may quốc tế tại Pháp, hội chợ nông nghiệp quốc tế tại Đức,… Thêm vào đó là nhiều tuần lễ văn hoá Việt Nam tại các nước, hay tuần lễ văn hoá của các nước tại Việt Nam, các hội chợ quốc tế tổ chức tại Việt Nam với quy mô lớn… cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Hải Phòng giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và các đối tác nước ngoài. Tham gia các hoạt động này còn giúp các doanh nghiệp có những thụng tin thiết thực về giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, chiến lược khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thành phố tại thị trường thế giới. Tuy nhiên để đẩy mạnh được hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại tại các hội chợ quốc tế, các doanh nghiệp khi tham gia hội chợ cần phải có chiến lược rõ rang, xác định rị đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp mình hướng tới, chuẩn bị sản phẩm một cách chu đáo, nờn mang tới triển lãm những sản phẩm tốt nhất với mẫu mã được cải tiến và giá thành sản phẩm cạnh tranh.
3.2.2.3.Tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ và nâng cao tay nghề người lao động.
Trên thế giới đa số các thị trường đều có những rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá, đặc biệt là các nước phát triển có nhiều rào cản kỹ thuật mà hàng hoá các nước đang phát triển khó vượt qua. Khi được vào thị trường thì giá cả và chất lượng là 2 nhân tố quan trọng nhất để sản phẩm được chấp nhận trên thị trường. Do vậy, để cú thể thúc đẩy mạnh xuất khẩu các doanh nghiệp Hải Phòng cần tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trong đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành đối với từng mặt hàng
cụ thể. Trước khi tiến hành đầu tư, các doanh nghiệp cần xác định rõ các ưu thế cạnh tranh tương đối của mình để tập trung đầu tư vào mặt hàng có lợi thế nhất, tránh đầu tư tản mạn, hiệu quả thấp, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tránh những mặt hàng khó cạnh tranh hay chưa có khả năng cạnh tranh.
Hơn nữa, doanh nghiệp nờn đầu tư công nghệ tiân tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được thế giới công nhận như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 và tiêu chuẩn HACCP. HACCP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với tất cả hàng hoá muốn xuất khẩu vào những nước phát triển, đặc biệt là với hàng thuỷ sản, nông sản. Vì thế doanh nghiệp Hải Phòng cần áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP để chứng minh chất lượng hàng hoá của mình đi theo đúng các nguyên tắc của hệ thống phòng ngừa nguy cơ này. ISO 9000 không phải là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc đối với hàng hoá xuất khẩu, tuy nhiên nếu doanh nghiệp nào có được tiêu chuẩn chất lượng này sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới hơn và có khả năng cạnh tranh hơn với các sản phẩm cùng loại không có những chứng chỉ này.
Nâng cao tay nghề của người lao động cũng là vấn đề đang được đặt ra hiện nay. Bởi trong quá trình sản xuất máy móc là quan trọng nhưng con người mới là nhân tố không thể thiếu. Ngoài việc hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương trong công tác nâng cao tay nghề người lao động và phát triển nguồn nhân lực thì các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch cho riêng mình. Tổ chức các khó học ngắn hạn nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động, sẽ giúp tăng năng suất lao động; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ xuất nhập khẩu sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp trơn tru, việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
3.2.2.4.Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Hải Phòng cần tiến tới xây dựng một chiến lược thâm nhập chung vào thị trường thế giới, cũng như liên kết với các doanh nghiệp trong cả nước xây dựng được thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam trên toàn cầu. Các liên kết trong ngành thuỷ sản, dệt may, da giầy trong thời gian qua đã cho thấy tầm quan trọng của hỗ trợ và phối hợp giữa các doanh nghiệp.
Thế giới là một thị trường rộng lớn và phức tạp, một doanh nghiệp của Hải Phòng không thể đủ lực để đơn độc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của các nước khác. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp có thể đem lại lợi ích sau:
Trước hết là giảm được cạnh tranh trong nội bộ ngành, áp dụng mức giá hợp lý theo một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá sẽ giúp thu lợi nhuận cao hơn.
Thứ hai là có khả năng đáp ứng được những khách hàng lớn, tìm kiếm nguồn cung đáng tin cậy với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Bởi các doanh nghiệp Hải Phòng đa số vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nếu muốn có được các hợp đồng với số lượng lớn thì các doanh nghiệp phải liên kết với nhau thậm chí còn phải liên kết với cả các doanh nghiệp cùng ngành trong cả nước. Do vậy, muốn làm ăn lâu dài với các tập đoàn và ký kết được các hợp đồng lớn thì các doanh nghiệp xuất khẩu của Hải Phòng cần có chiến lược liên kết phù hợp nhằm chủ động được nguồn cung hàng lớn với giá cả cạnh tranh, qua đó thúc đẩy được xuất khẩu.
Ngoài ra, việc liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua một hiệp hội cũng cần được chú trọng. Các hiệp hội có vai trò quan trọng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau, với các tổ chức phi chính phủ và với các cấp chính quyền. Nhiều hiệp hội đã và đang thể hiện hết sức hiệu quả vai trò hướng dẫn, giúp đỡ các nhà xuất khẩu tiến nhanh hơn vào thị trường tiềm năng cũng như trong việchỗ trợ giải quyết các tranh chấp trong thương mại.
3.2.2.5.Nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
Người tiêu dùng nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển có xu hướng rất ưa chuộng các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Bởi thương hiệu chớnh là cái tạo nên uy tín cho doanh nghiệp tức là tạo ra lòng tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm đó. Do vậy, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, đó vừa là sự đảm bảo về chất lượng và còn góp phần nâng cao sự sang trọng của người sử dụng sản phẩm đó. Tuy nhiên, hiện nay đang có một thực tế là các sản phẩm của các công ty tại Hải Phòng xuất khẩu đi các nước chủ yếu là dưới hình thức gia công và do đó sẽ mang thương hiệu của các công ty nước ngoài. Một mặt loại hình xuất khẩu gián tiếp qua trung gian này không đem lại giá trị xuất khẩu cao, mặt khác nó làm cho quá trình gây dựng thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Hải Phòng càng trở lên khó khăn hơn. Người tiêu dùng nước ngoài hiện khá ưa chuộng các sản phẩm gia công từ Việt Nam nói chung cũng như từ Hải Phòng nói riêng. Các sản phẩm này không ngừng được cải thiện về chất lượng và mẫu mã, và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận và yêu thích. Đó cũng chính là cơ sở để các doanh nghiệp Hải Phòng tự tin hơn trong việc gây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Hiện tại một số doanh nghiệp Hải Phòng cũng bước đầu xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường nước ngoài với thương hiệu của riêng mình như: công ty Cổ phần May Hai Hải Phòng, công ty Da giầy Hải Phòng, Công ty TNHH Đỉnh Vàng Hải Phòng, Công ty Liên doanh Cáp điện LS-Vina Hải
Phòng, công ty Cổ phần đúng tàu Sông Cấm Hải Phòng… nhưng vẫn chỉ ở dạng nhỏ lẻ và chưa đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Hải Phòng cần có ý thức và chiến lược kết hợp cùng với các doanh nghiệp trong cả nước nhằm xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, bởi đó chính là biện pháp vững chắc nhất để các doanh nghiệp thâm nhập vào các thị trường nước ngoài và cũng chính là con đường mang lại hiệu quả dài hạn. Do vậy, các doanh nghiệp cần hạn chế xuất khẩu hàng hoá qua trung gian trên cơ sở đẩy mạnh việc thâm nhập và mở rộng kênh phân phối thông qua văn phòng đại diện ở các nước, các vùng lãnh thổ. Trực tiếp thiết lập và gây dựng mối quan hệ với các nhà nhập khẩu, giảm dần gia công, tăng cường xuất khẩu trực tiếp. Muốn làm được điều này thì doanh nghiệp cần cải tiến mẫu mã, nâng cao chất luợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút và tạo uy tín dần dần với người tiêu dùng thế giới. Xây dựng thương hiệu là một con đường dài và gian khó, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược dài hạn, nghiêm túc và kiên trì thực hiện theo đúng kế hoạch đã được vạch ra.
Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là vấn đề về sở hữu trí tuệ và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Bởi không ít các nhãn hiệu được ưa chuộng của Hải Phòng bị doanh nghiệp các nước khác đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm tại nước họ và đương nhiên các sản phẩm của Hải Phòng khi xuất khẩu vào nước đó sẽ không được phép mang nhãn hiệu đó nữa nếu như không muốn bị kiện ăn cắp bản quyền. Đã có nhiều trường hợp các doanh nghiệp của Hải Phòng bị mất thương hiệu chỉ vỡ chủ quan chỉ đăng ký nhón hiệu trong nước mà khơng đăng