Phân tích đánh giá dữ liệu thứ cấp về hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN của SeaBank – Chi nhánh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa vả nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 28)

P. Hỗ trợ hoạt động Cro hỗ trợ hoạt động

2.3.2 Phân tích đánh giá dữ liệu thứ cấp về hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN của SeaBank – Chi nhánh Thanh Hóa

DNVVN của SeaBank – Chi nhánh Thanh Hóa

Từ những kết quả phỏng vấn trực tiếp có thể tổng hợp về tình hình cho vay trung và dài hạn của SeaBank – Chi nhánh Thanh Hóa như sau:

Về dư nợ cho vay trung và dài hạn do thời gian qua nền kinh tế nước ta gặp khủng hoảng kinh tế phần lớn doanh nghiệp có gắng kéo dài thời hạn trả nợ của mình nhằm có thời gian qoay vòng vốn. Một phần nữa là do một số DN có mối quan hệ thân thiết với nhau thường chọn sau khi giao hàng hóa sản phẩm của mình thì thời gian sau mới trả tiền, do đó vòng quay vốn lưu động của DN sẽ dài nên đồi hỏi thời gian trả nợ phải kéo dài thêm nên DN sẽ cố gắng chọn vay trung và dài hạn. Khi cán bộ thẩm định sẽ căn cứ vào thời gian hoạt động và uy tín của công ty từ đó quy định mức và thời hạn cho vay hợp lý. Ngoài ra cũng theo đề xuấ của ban giám đốc thì phải thẩm định chắc chắn khả năng thu hồi được vốn vay, hạn chế những DN có báo cáo tài chính kém, ko minh bạch rõ ràng nhằm hạn chế xảy ra khoản nợ khó đòi ro đó mà sau gần 3 năm hoạt động thì nợ xấu của chi nhánh rất ít.

2.3.2 Phân tích đánh giá dữ liệu thứ cấp về hoạt động cho vay trung và dài hạn đối vớiDNVVN của SeaBank – Chi nhánh Thanh Hóa DNVVN của SeaBank – Chi nhánh Thanh Hóa

2.3.2.1 Quy trình cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN của SeaBank Thanh Hóa

SƠ ĐỒ 2.2 QUY TRÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SEABANK THANH HÓA

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp SeaBank Chi nhánh Thanh Hóa) 2.3.2.2 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh

a, Dư nợ cho vay trung và dài hạn

Phát uy ưu thế riêng của mình, SeaBank Thanh Hóa ngày càng được mở rộng linh vực cho vay trung và dài hạn, đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong linh vực Thương mại là chủ yếu bên canh đó còn có các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất...Cụ thể dựa vào số liệu bảng 2.3 ta có biểu đồ tỷ trọng qua các năm như sau:

BIỂU ĐỒ 2.1 TỶ TRỌNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN

Dựa vào bảng 2.3 dự nợ hoạt động cho vay SeaBank Thanh Hóa (trang 23) ta có thể thấy sự chệch lệch giữa tổng dư nợ cho vay và dự nơ cho vay trung và dài hạn là không đang kể. Đáng chú ý đó là Dư nợ cho vay trung và dài hạn đang có xu hướng tăng lên tuy nhiên mức tăng này ko đang kể với mức tăng năm 2011 đạt 12,93% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 7,55% so với năm 2011. Cũng theo biểu đồ 2.1 ta có thể thấy được đó là đang có sự chuyện dịch tỷ trọng tổng dư nợ dần giảm đi nguyên nhân sâu xa có thể là do nền kinh tế gặp khó khăn nên chi nhánh rất thận trọng trong tất cả các khoản vay chung. Đối với dư nợ cho vay trung và dài hạn thì có thể thấy tỷ trong qua các năm đang tăng và mức thay đổi đang kể nhất là từ 36% năm 2010 chuyển sang 40% năm 2011, và giữ vững tỷ trọng đó sang tới năm 2012.

BẢNG 2.4 DƯ NỢ CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DNVVN THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

(Đơn vị: 1.000.000 đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh giữa các năm Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 2011 với 2010 Tỷ lệ% 2012với 2011 Tỷ lệ % Thương mại 56.462 49 68.209 52 77.767 55 -11.745 20,80 9.560 14,01 Xây dựng 20.247 18 22.288 17 16.301 12 2.041 10,02 -5.987 -26,86 Nghành khác 37.834 33 40.179 31 46.458 33 2.345 6,2 6.279 15,63

(Nguồn: Phòng kế toán hành chính Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa)

BIỂU ĐỒ 2.2 DƯ NỢ CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DNVVN THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Dựa vào bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 ta có thể nhận thấy rằng: lĩnh vực tập trung chủ yếu cho vay trung và dài hạn chủ yếu của chi nhánh là lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng tới 49% trong năm 2010 và sau đó tăng nhẹ 3% trong 2 năm 2011 và 2012 và chiếm tỷ trọng 52% trong năm 2011 và 55% trong năm 2012. Đáng chú ý là sự chuyển dịch tỷ trọng nhóm nghành xây dựng, đây cũng là điều dễ hiểu khi mà bất động sản đóng băng kéo theo nhóm hàng bất động sản có mức thanh khoản thấp vì thế ban giám đốc đã đề ra phương hướng đó cần phải giảm tỷ trọng nhóm nghành này và khi thẩm định khách hàng nhóm nghành này thì cần phải xem xét kỹ khả năng thu hồi vốn. Nhóm nghành này trong năm 2012 đã giảm tới 26,86% so với năm 2011 không những thế tỷ trọng cũng đã chuyển dịch trong cơ cấu chung của dư nợ cho vay giảm tới 5% năm 2011 đạt 17% tới năm 2012 chỉ còn 12%. Các nhóm nghành hoạt động khác cũng có mức tăng ổn định qua các năm đáng kể là năm 2012 với mức tăng 15,63% so với năm 2011.

b, Số lượng khách hàng quan hệ với SeaBank – Chi nhánh Thanh Hóa

Cùng với sự gia tăng dư nợ cho vay là sự mở rộng về số lượng và cơ cấu nhóm khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như năm 2010 SeaBank Thanh hóa mới thành lập nên số lượng khách hàng giao dịch rất khiêm tốn mới chỉ 35 khách hàng thì giờ đây số lượng này đã tăng lên rất nhiều với số lượng là 178 khách hàng và trong những năm tiếp theo số lượng khách hàng của chi nhánh còn tăng nữa.

BẢNG 2.5 SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG QUAN HỆ VỚI SEABANK THANH HÓA

Thời gian Thương mại Xây dựng Nghành khác

2010 17 9 9

2011 35 22 25

2012 89 25 64

(Nguồn: Phòng kế toán hành chính Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa)

Sự mở rộng quan hệ với khách hàng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc tạo dựng vị thế của SeaBank trên thị trường tài chính liên Ngân hàng. Con số khách hàng tái sử dụng dịch vụ của SeaBank Thanh Hóa không ngừng tăng nó đánh giá được chất lượng dịch vụ của

Ngân hàng cũng tăng theo đó. Và có một đặc điểm rút ra là Ngân hàng có nhu cầu và hoạt động tài chính càng lớn thì mức độ quan hệ giao dịch với Seabank càng cao.

c, Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất tính an toàn của mỗi hoạt động cho vay. Đặc biệt là đối với hoạt động rủi ro cao như cho vay trung và dài hạn thì tỷ lệ này cần phải đặc biệt quan tâm, xem xét một cách thận trọng, tỉ mỉ. Do đó quản lý nợ quá hạn là vấn đề luôn được SeaBank Thanh Hóa quan tâm theo dõi và có biên pháp xử lý phù hợp, kịp thời.

Trải qua 3 năm chi nhánh đi vào hoạt động thì Ban giám đốc đã để ra phương hướng giải quyết triển để vấn đề nợ xấu không thể chay đua cho vay để cuối năm thu hồi nợ gây nên tình trạng nợ xấu xuất hiện. Đặc biệt yêu cầu cho vay trung và dài hạn đối với các DNVVN từ Ban giám đốc là rất khắc khe do đó tỷ lệ nợ quá hạn của SeaBank Thanh Hóa là không có.Theo đó phương hướng chung đề ra là:

Đối với cách DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại: Cán bộ thẩm định phải đánh giá năng lực hoạt động của DN, đặc biệt xác định rõ vòng qoay vốn lưu động, vòng qoay hàng tồn kho. Cũng chú ý thêm phải thu, phải trả của DN vì một số DN nhờ vào tuy tín của mình mà số phải thu phải trả là hoạt động khác nhau, không nhưng thế còn phải xác định rõ hệ số thanh toán nhanh của dòng tiền rồi từ đó có thể xác định được kế hoạch trả nợ cụ thể, quy định mức thời gian cho vay là hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng nợ xấu.

Đối với nhóm nghành xây dựng: cần phải thẩm định dự án xây dựng đó có khả thi và có kha năng thu hồi được vốn như thế nào, và cần phải theo dõi sát tiến độ thi công thực hiện công trình nhằm không để DN sự dụng sai mục đích.

Đối với nhóm nghành hoạt động khác: phải có 100% tài sản đảm bảo và phải có trên 50% vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Chính những yêu cầu khắc khe đó mà tình trạng xảy ra nợ xấu của những nhóm DN này là không có.

Chính sách hạn chế cho vay này trong ngắn hạn có thể ngăn chặn sự phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiền với các điều kiện chặt chẽ như vật, số lượng dự án cho vay sẽ bị hạn chế, làm giảm lợi nhuận từ cho vay trung và dài hạn. Điều quan trọng sẽ có rất nhiều dự án hiệu quả, khả bị bỏ qua vì DN không hội đủ điều kiện cần thiết mà SeaBank đề ra. Trong dài hạn tình trạng này

có thể dẫn tới việc mất thị phần trên địa bàn Thanh Hóa, ảnh hưởng tới doanh thu dài hạn của Chi nhánh.

d, Chỉ tiêu lợi nhuận

BẢNG 2.6 LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNVVN CỦA SEABANK THANH HOÁ

(Đơn vị: 1.000.000 đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh giữa các năm Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 2011 với 2010 Tỷ lệ % 2012 với 2011 Tỷ lệ %

Lợi nhuận SeaBank 62.917 100 12.608 100 37.408 100 -50.309 -79,96 24.800 196,70 Lợi nhuận cho vay

trung và dài hạn DNVVN

32.088 51 6.934 55 21.323 57 -25.154 -78,39 14.389 207,49

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa)

BIỂU ĐỒ 2.3 TỶ LỆ LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNVVN CỦA SEABANK THANH HÓA

Dựa vào bảng 2.5 ta có thể thấy lợi nhuận cho vay trung và dài hạn biến động theo lợi nhuận của chung của SeaBank Thanh Hóa. Giảm mạnh ở năm 2011 với mức 78,39% so với năm 2010 rồi bức phá tăng mạnh ở năm 2012 với 207,49% so với năm 2011. Cũng theo biểu đồ 2.3 ta thấy rằng tỷ trọng lợi nhuận từ cho vay trung và dài hạn đang có sự chuyển dịch tăng dần và cho thấy rằng sự chuyển dịch qua các năm này là không đồng đều với mức chuyển dịch 4% ở năm 2011 so với 2010 và 2% ở năm 2012 so với 2011. Bên cạnh việc duy trì lợi nhuận từ hoạt động cho vay trung và dài hạn thì Ngân hàng cũng chú ý tới rủi ro có thể xảy ra và trích lập quỹ phòng chống rủi ro theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa vả nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w