Di chỉ khảo cổ học Rạch Núi nằm ở ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Di chỉ này đƣợc biết đến lần đầu tiên vào năm 1937 [52, tr. 97 - 130]. Cho đến nay, Rạch Núi đã đƣợc khai quật quy mô hai lần vào các năm 1978 và 2003 [65, tr. 276 - 278]. Niên đại tƣơng đối của Rạch Núi khoảng trên 3500 năm cách ngày nay. So sánh Rạch Núi với nhóm di tích này, chúng tôi thấy những điểm giống và khác nhau sau:
*Những điểm giống nhau
- Trƣớc hết, về di tích chúng đều là những di chỉ cƣ trú trong vùng ngập mặn ven sông cận biển. Nhóm di tích ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và Rạch Núi,
tuy về địa lý hành chính thuộc hai tỉnh khác nhau, nhƣng về sinh thái tự nhiên lại rất gần gũi, chỉ cách nhau qua cửa biển Cần Giờ. Cả hai nơi đều có tầng văn hoá khá dày (nhƣ Gò Cây Me gần 2m) hoặc rất dày ( Rạch Núi 5,7m) (Bản vẽ 3), trong đó chứa những tàn tích sinh hoạt khá giống nhau nhƣ: than tro, xƣơng răng động vật hay vỏ nhuyễn thể. Đặc biệt, mặc dù có tầng văn hoá dày nhƣng di vật chứa trong đó, nhất là đồ gốm, lại không có sự diễn biến sớm muộn.
- Thứ hai, về di vật, cả hai nơi đều có 3 loại chất liệu là đá, xƣơng và gốm.
+ Đồ đá hai nơi đều rất đơn giản về loại hình, chỉ có rìu bôn, cuốc, đục, bàn mài hay hòn ghè; hoàn toàn không thấy có chì lƣới hay đồ trang sức. Rìu bôn ở cả hai nơi đều thuộc loại tứ giác hoặc có vai, dáng hình thang, đốc hẹp lƣỡi rộng, tiết diện ngang hình chữ nhật, trên thân còn rất nhiều vết ghè đẽo. Một điều cần lƣu ý là, dù trong hệ thống phân loại của chúng tôi, ở nhóm di tích ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu không có loại hình cuốc, nhƣng chắc chắn là có những công cụ mà hình dáng và chức năng cũng tƣơng tự nhƣ những chiếc cuốc ở Rạch Núi. Các loại hình khác nhƣ bàn mài hay hòn ghè ở cả hai nơi đều rất giống nhau, với mức độ sử dụng khá triệt để (Bản vẽ 22-25).
+ Việc tìm thấy đồ xƣơng ở cả hai nơi bản thân nó, đã là một hiện tƣợng đáng chú ý. Rõ ràng là cƣ dân cả hai nơi đều có thói quen tận dụng xƣơng cốt của những động vật mà mình săn bắt đƣợc để chế tác công cụ. Sự giống nhau thể hiện ở chỗ bộ đồ xƣơng của cả hai nơi đều có số lƣợng không nhiều với những loại hình khá giống nhau nhƣ rìu có vai hay mũi nhọn một đầu (một đoạn xƣơng ống đƣợc vát nhọn một đầu).
+ Đồ gốm của hai nơi có sự tƣơng đồng cao từ chất liệu, loại hình đến hoa văn và kĩ thuật chế tác. Về chất liệu, cả hai nơi đều tồn tại loại gốm thô, xƣơng đen và gốm mịn, xƣơng nâu, trong đó gốm thô chiếm ƣu thế tuyệt đối. Về loại
hình, hầu nhƣ tất cả các loại hình ở nhóm di tích ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu đều đã tìm thấy ở Rạch Núi, nhƣ: nồi, vò hình cầu đáy tròn, bình, bát (đáy lồi hoặc chân cao), cốc, nồi minh khí, mảnh cà ràng, bi gốm. Loại hình miệng ở hai nơi đều giống nhau với tỉ lệ gần nhƣ tƣơng đƣơng. Về hoa văn, cả hai nơi đều thấy văn thừng phổ biến trên gốm thô còn văn chải phổ biến trên gốm mịn; các hoa văn trang trí trên gốm ở nhóm di tích Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đều có trên gốm Rạch Núi (Bản dập 6,10-14). Về kĩ thuật chế tác, cƣ dân cả hai nơi đều sử dụng kĩ thuật nặn tay với sự hỗ trợ của bàn đập hòn kê và bàn xoay, trong đó kĩ thuật nặn tay giữ vai trò chủ đạo.
* Những điểm khác nhau
Bên cạnh những tƣơng đồng kể trên, giữa hai nơi cũng có một số điểm khác biệt, mà chủ yếu là trên đồ đá và đồ xƣơng.
- Trƣớc hết, trong khi ở nhóm di tích ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu số công cụ đá có vai chiếm ƣu thế hơn so với tứ giác (55,8% so với 44,2%), thì ngƣợc lại, ở Rạch Núi, công cụ tứ giác lại chiếm ƣu thế gần nhƣ tuyệt đối, cụ thể là: ở lần khai quật thứ nhất (năm 1978) đã tìm thấy 73 công cụ, trong đó có tới 72 chiếc tứ giác [52, tr. 103 - 108)]; đợt khai quật thứ hai năm 2003 tìm thấy 69 công cụ, thì cũng chỉ có 5 công cụ thuộc loại có vai [65, tr. 276 - 278] (Bản vẽ 22-25). Thứ hai là ở Bà Rịa - Vũng Tàu không thấy có loại hình công cụ lƣỡi xoè cân, hai cạnh bên hình cung lõm - rất giống với rìu đồng - của Rạch Núi. Đây là loại hình mà Phạm Quang Sơn gọi là “cuốc mỏng lƣỡi xoè” và “rìu mỏng lƣỡi xoè” trong báo cáo của mình [52, tr. 104 - 108].
- Đồ xƣơng giữa hai nơi có sự khác biệt khá lớn. Loại công cụ mũi nhọn một đầu hoặc hai đầu hình lá tre phổ biến trong nhóm di tích Bà Rịa - Vũng Tàu thì ở Rạch Núi lại không có. Hay nhƣ loại hiện vật xƣơng có khấc và mũi lao
cũng vậy, hiện diện ở Bà Rịa - Vũng Tàu (dù rất ít) nhƣng vắng bóng ở Rạch Núi. Ngƣợc lại, có rất nhiều loại hình của Rạch Núi thì Bà Rịa - Vũng Tàu lại không có, nhƣ dùi, đục, đồ trang sức, vòng, hạt chuỗi (Bản vẽ 29). Ngay trong loại hình mà cả hai địa điểm cùng có là rìu vai thì sự khác nhau cũng rất rõ ràng. Trong khi ở Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ có một chiếc và mới chỉ ở dạng phác vật, thì ở Rạch Núi lại có khá nhiều và có thể chia ra các dạng dài ngắn khác nhau (Bản vẽ 28).
- Ngoài ra, nhƣ trên đã nói, đồ gốm Bà Rịa - Vũng Tàu và Rạch Núi có sự thống nhất rất lớn trên các mặt (Bản vẽ 48,49,50), điểm khác biệt chủ yếu chỉ là sự phong phú hơn về số lƣợng trong một số loại hình của Rạch Núi so với Bà Rịa - Vũng Tàu mà thôi, ví dụ nhƣ bi gốm, nồi minh khí hay mảnh cà ràng. Bên cạnh đó, ở Rạch Núi còn tìm thấy loại gốm hình sừng bò mà Bà Rịa - Vũng Tàu không có. Một khác biệt nữa có thể kể đến đó là ở Rạch Núi tồn tại loại hoa văn in chấm trên gốm mịn, còn ở nhóm di tích Bà Rịa - Vũng Tàu không thấy kiểu trang trí này.
Nhƣ vậy, qua các mối quan hệ văn hoá của nhóm di tích thời đại kim khí ven biển huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các nhóm di tích khác ở Đông Nam Bộ có thể thấy một hình ảnh đa chiều của các nhóm cƣ dân có sắc thái văn hoá cũng nhƣ trình độ phát triển khác nhau trong giai đoạn này ở Đông Nam Bộ. Tuy vậy, có thể thấy rằng, trên sở những đặc trƣng về di tích, di vật, di chỉ Rạch Núi với nhóm di tích thời đại kim khí ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu là những di tích có cùng tính chất văn hoá và niên đại.
Vậy là, trƣớc mắt chúng ta đã thấy thấp thoáng diện mạo của một văn hoá khảo cổ sơ kì thời đại đồng thau, với những đặc trƣng nhƣ: dân cƣ quen sống trên các gò đất cao trong vùng ngập mặn ven sông cận biển, khai thác nguồn lợi
biển ven bờ cũng nhƣ thuỷ sinh nƣớc lợ, bên cạnh đó còn săn bắt thú rừng; dùng rìu cuốc có vai và tứ giác để chặt cây lấy củi hay khai khẩn trồng màu; dùng những nồi, vò hình cầu làm bằng gốm thô pha bã thực vật, có văn thừng để đun nấu và đựng lƣơng thực hay dự trữ nƣớc ngọt, đôi khi cũng dùng những loại bình, nồi hay bát làm bằng gốm mịn miết láng.
3.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Qua nghiên cứu tổng thể di tích và di vật của nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và dựa trên niên đại tuyệt đối sau khi phân tích C14 các mẫu than trong tầng văn hoá có thể thấy rằng nhóm di tích này đã bƣớc vào giai đoạn sơ kì kim khí nằm trong khung niên đại từ 3500 - 3000 năm cách ngày nay.
Phƣơng thức kinh tế chủ yếu của nhóm cƣ dân này khai thác các sản vật tự nhiên của rừng và biển, ngoài ra họ cũng đã biết đến chăn nuôi. Việc chiếm lĩnh và sống trong một môi trƣờng tự nhiên khá khắc nghiệt, nhóm cƣ dân này đã biết khai thác những mặt thuận lợi, hạn chế những bất lợi của điều kiện tự nhiên để tồn tại và phát triển.
Tuy có cuộc sống mang nhiều yếu tố khép kín so với các nhóm cƣ dân khác cùng thời ở miền Đông Nam Bộ đƣợc biểu hiện rất rõ qua tổ hợp công cụ, đặc biệt là đồ gốm. Nhƣng qua những tƣ liệu di vật chúng ta thấy nhóm cƣ dân này vẫn có những mối giao lƣu với các nhóm cƣ dân ở những vùng khác Đông Nam Bộ, đặc biệt có những nét tƣơng đồng đến mức đáng ngạc nhiên với cƣ dân Rạch Núi (Long An).
KẾT LUẬN
Luận văn đã tập hợp và trình bày hệ thống các nguồn tƣ liệu và kết quả nghiên cứu về nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, qua đó đã trình bày những đặc trƣng cơ bản của nhóm di tích này. Trong phần kết luận, chúng tôi xin nêu một số nhận thức cơ bản về nhóm di tích này.
1. Nhóm di tích ven biển vùng ngập mặn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là nhóm di tích khảo cổ học thuộc sơ kỳ thời đại kim khí có niên đại 3500 - 3000 năm cách ngày nay. Nhóm di tích này phân bố tập trung trên các gò đất cao trong địa bàn ngập mặn cửa sông ven biển thuộc hai xã Phƣớc Hoà và Tân Hoà, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nhóm cƣ dân này là những cƣ dân đầu tiên đến khai khẩn vùng đất ngập mặn ven biển Bà Rịa Vũng Tàu. Họ khai thác nguồn lợi biển ven bờ cũng nhƣ thuỷ sinh nƣớc lợ, bên cạnh đó còn săn bắt thú rừng và chăn nuôi. Họ dùng rìu bôn có vai và tứ giác để chặt cây lấy củi hay khai khẩn trồng màu; dùng những nồi, vò hình cầu làm bằng gốm thô pha bã thực vật, thân có văn thừng để đun nấu và đựng lƣơng thực hay dự trữ nƣớc ngọt, đôi khi cũng dùng những loại bình, nồi hay bát làm bằng gốm mịn miết láng.
2. Đặc trƣng văn hoá của nhóm di tích mang những sắc thái riêng thể hiện rõ qua qui luật phân bố các di tích, qua tổ hợp công cụ đá, xƣơng, gốm. Đồ đá là sự đơn điệu của các loại hình, chủ yếu là rìu bôn tứ giác và có vai mà trên thân còn để lại nhiều vết ghè, đẽo và sự có mặt của số lƣợng lớn các hòn ghè. Đồ gốm không có sự diễn biến sớm muộn, đặc trƣng bởi loại gốm thô với loại hình đơn giản, thƣờng không có chân đế đi với văn thừng chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Là sự
thiếu vắng của đồ trang sức, chì lƣới, dọi xe sợi trong tổ hợp công cụ của nhóm di tích này.
3. Nhóm di tích này có những nét tƣơng đồng về di tích, di vật, về môi trƣờng sinh thái, về niên đại với di chỉ Rạch Núi (Long An). Đây là những tiền đề cơ bản và rất quan trọng để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tiến tới xác lập một văn hoá khảo cổ mới. Điều này không những góp phần làm rõ hơn thời tiền sơ sử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nó còn góp phần làm sáng tỏ phổ hệ thời tiền sơ sử của vùng đất phía Nam - vấn đề mà giới nghiên cứu khảo cổ học cả nƣớc đang rất quan tâm./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Khắc Bửu (2001), "Tổng quan khảo cổ học Bà Rịa - Vũng Tàu", Đặc san Bảo tàng và Di tích, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Hồ Khắc Bửu (2002), Bưng Bạc - Bưng Thơm trong nghiên cứu văn hoá tiền - sơ sử Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ văn hoá học, Trƣờng Đại học Văn hoá, Hà Nội.
3. Đào Quý Cảnh (2001), "Thời sơ sử Côn Đảo dƣới góc nhìn khảo cổ học",
Đặc san Bảo tàng và Di tích, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tr. 90 - 99.
4. Quang Văn Cậy, Ngô Thế Phong (1994), Hồ sơ khai quật di chỉ Lộc Giang (ấp Lộc An, xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), Tƣ liệu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
5. Nguyễn Trung Chiến (2001), "Khảo cổ học Côn Đảo và các quần đảo vùng biển Việt Nam", Đặc san Bảo tàng và Di tích, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tr. 108 - 109.
6. Nguyễn Trung Chiến, Lại Văn Tới (1996), "Điều tra khảo cổ học một số đảo ven bờ phía Nam", KCH (4), tr. 27 - 35.
7. Vũ Đình Chiến (1993), Địa lý Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Giáo dục - Đào tạo và Ban Khoa học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
8. Hoàng Xuân Chinh (1978), "Thời đại đá ở các tỉnh phía Nam", KCH (1), tr. 29 - 34.
9. Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Khắc Sử (1977), "Địa điểm hậu kỳ đá mới Cầu Sắt (Đồng Nai)", KCH (4), tr. 12 - 18.
10. Lê Xuân Diệm (1978), "Khai quật An Sơn (Đức Hoà - Long An)"
NPHMVKCH ở Miền Nam, tr. 51 - 80.
11. Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng (1991), Khảo cổ Đồng Nai thời tiền sử, Nxb Đồng Nai.
12. Lƣu Văn Du (2004), "Những di tích khảo cổ học vùng ngập mặn ở Đồng Nai", Bảo tàng Đồng Nai, Biên Hoà TTKH (1), tr. 30 - 32.
13. Lâm Mỹ Dung (1999), "Vết tích văn hoá cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu", Thông tin Khoa học - Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
14. Nguyễn Đình Đầu (1987), Địa lý lịch sử, Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Văn Đoàn, Vũ Quốc Hiền (1995), "Di chỉ Cái Lăng (Đồng Nai)".
NPHMVKCH, tr. 232 - 233.
16. Trần Văn Giàu (chủ biên) (1987), Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh,
Nxb KHXH.
17. Nguyễn Giang Hải (1996), "Di chỉ Rạch Lá (Đồng Nai)", NPHMVKCH, tr. 231.
18. Nguyễn Giang Hải (1996). "Di chỉ Cái Lăng (Đồng Nai)", NPHMVKCH, tr. 232.
19. Vũ Quốc Hiền, Đỗ Bá Nghiệp, Nguyễn Văn Long (1978), "Khai quật di chỉ khảo cổ học Cái Vạn", NPHMVKCH, tr. 155 - 165.
20. Vũ Quốc Hiền, Hồ Khắc Bửu (1999), " Những nghiên cứu bƣớc đầu trên cơ sở khai quật di chỉ khảo cổ học Bƣng Thơm", Thông báo Khoa học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tr. 37 - 48.
21. Vũ Quốc Hiền, Nguyễn Mạnh Thắng, Lê Văn Chiến, Chu Văn Vệ (2002),
Báo cáo điều tra khảo sát khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2002, Tƣ liệu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
22. Diệp Đình Hoa (1978), "Ngƣời Việt cổ phƣơng Nam vào buổi bình minh của thời dựng nƣớc", KCH (1), tr. 61- 69.
23. Diệp Đình Hoa (1978), "Suy nghĩ về gốm cổ các tỉnh phía Nam", KCH (3), tr. 31 - 42.
24. Diệp Đình Hoa (1979), "Vài cảm nghĩ qua mùa điền dã năm 1979 ở miền Đông Nam Bộ", NPHMVKCH, tr. 140 - 142.
25. Bùi Chí Hoàng (1998), "Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật địa điểm khảo cổ học Gò Cá Sỏi (Bà Rịa - Vũng Tàu)", NPHMVKCH, tr. 250 - 252.
26. Bùi Chí Hoàng (1998), Báo cáo khai quật địa điểm khảo cổ học Gò Cá Sỏi (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Bùi Chí Hoàng (2000), "Điều tra và khai quật các di tích vùng cận biển (Bà Rịa - Vũng Tàu)", KCH (1), tr. 35 - 53.
28. Vƣơng Thu Hồng (2003), "Hoạt động khảo cổ học của Bảo tàng Long An năm 2003", NPHMVKCH, tr. 14 - 16.
29. Lê Trung Khá (1987), Sài Gòn thời tiền sử, Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh (1), Nxb Tp. HCM.
30. Võ Sĩ Khải (1987), Đất Gia Định thế kỷ 7 - 16. Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh (1), Nxb Tp. HCM.
31. Phạm Văn Kỉnh (1977), "Khảo sát Cái Vạn (Đồng Nai)", NPHMVKCH, tr. 80 - 82.
33. Phạm Văn Kỉnh (1978), "Thử sắp xếp các văn hoá Hậu kỳ Đá mới - Sơ kỳ đồng ở các tỉnh phía Nam", KCH (1), tr. 41 - 45.
34. Phan Huy Lê (1999), Tìm về nguồn cội (1), Nxb Thế giới.
35. Nguyễn Văn Long, Đỗ Bá Nghiệp (1977), "Di chỉ Cái Vạn (Đồng Nai)",
NPHMVKCH, tr. 79 - 80.
36. Helmut Loofs, Wissowa (1981), "Tiền sử và sơ sử Đông Nam Á", KCH (1), tr. 73 - 77.
37. Phạm Đức Mạnh (1994), "Giao lƣu và hội tụ - thành tố của bản sắc văn hoá