Nhóm di tích này bao gồm Cái Vạn, Cái Lăng, Rạch Lá, Gò Me, đều là những di tích nằm trong huyện Nhơn Trạch, phía nam tỉnh Đồng Nai. Chúng có vị trí khá gần nhau, cùng có môi trƣờng địa chất, địa mạo, khí hậu, thổ nhƣỡng... Đó là địa bàn phân bố ở vùng cận biển, ngập mặn thuộc lƣu vực sông Đồng Nai và các chi lƣu của nó nhƣ sông Lòng Tầu, sông Đồng Tranh và hệ thống sông Thị Vải quanh vịnh Ghềnh Rái.
Tầng văn hoá của các di chỉ này không dày lắm, trong đó chứa đựng nhiều di tồn của ngƣời xƣa nhƣ đồ đá, đồ đồng, gỗ, quả cây, đồ gốm nguyên và vỡ… Các làng cổ này có phạm vi phân bố khá rộng. Tuy nhiên, sự phân bố này không liền khoảnh nhƣ nhiều làng cổ trên đất liền mà theo từng cụm riêng biệt và thƣờng chỉ tập trung ở một số khu vực có thế đất cao, ít bị ngập nƣớc. Những làng cổ ngập mặn Đồng Nai thƣờng ở ngay ven sông, gần nguồn nƣớc ngọt là những con suối đổ ra sông.
Cƣ dân của nhóm di tích này chủ yếu sinh sống bằng nguồn lợi lâm sản, thuỷ hải sản ven các kênh rạch, sông. Họ đã chế tác đồ đá, đúc đồng thành thạo, ở nhà sàn, đóng thuyền làm đồ gỗ, dệt vải, làm đồ gốm.
Di vật đặc trƣng của họ là các khuôn đúc đồng bằng sa thạch, đặc biệt là loại khuôn liên hoàn (ba mang đúc hai hiện vật), là loại rìu đồng lƣỡi cong vòng cung cong lồi, họng trang trí gân nổi song song, là các loại rìu, cuốc, bôn đá (nhất là loại hình có vai). Một loại di vật đặc trƣng khác là đồ gỗ nhƣ loại thuổng, mai có vai là công cụ đào đất bùn lầy để bắt hải sản. Đồ gốm có đặc trƣng là hai loại gốm mịn và gốm xốp, trong đó tỷ lệ gốm mịn nhiều hơn. Hoa văn trang trí trên đồ gốm không nhiều, hoạ tiết không phong phú gồm văn khắc vạch, khắc vạch trên nền thừng, văn ấn, chấm, một số gốm đƣợc tô màu. Về mặt
loại hình đồ gốm có loại cà ràng, đồ đựng bằng gốm có kích thƣớc lớn, miệng khum, thành miệng vê tròn.
Nhóm di tích này có niên đại từ sơ kì kim khí đến thời kỳ đồng thau phát triển vào khoảng 3500 - 2500 năm cách ngày nay.
Từ những dữ liệu trên chúng ta có thể thấy rằng nhóm di tích này có nội hàm vật chất phong phú và đa dạng. Ngoài những đặc trƣng riêng còn hàm chứa những yếu tố gần gũi với nhóm di tích thời đại kim khí vùng ngập mặn ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trƣớc hết về mặt địa lý hai nhóm di tích này rất gần gũi nhau bởi Đồng Nai giáp với Bà Rịa - Vũng Tàu. Về mặt môi trƣờng sinh thái cả hai nơi đều là những di tích cƣ trú trong vùng ngập mặn ven sông cận biển. Nhóm di tích vùng ngập mặn Đồng Nai nằm trên đầu nguồn sông Thị Vải gián tiếp chịu tác động của thuỷ triều, nhóm di tích Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở hạ nguồn con sông này, trong vùng ngập mặn ven biển, trực tiếp chịu tác động của thuỷ triều. Cả hai nhóm di tích đều nằm trên hệ thống sông Thị Vải đổ ra vịnh Ghềnh Rái. Có thể đây chính là con đƣờng giao lƣu giữa hai nhóm di tích. Điều này đƣợc phản ánh qua đồ đá cả hai nơi đều có nhiều điểm giống nhau về loại hình với nhiều rìu bôn, trong đó loại hình có vai chiếm ƣu thế so với loại tứ giác, là sự có mặt của số lƣợng khá lớn các hòn ghè, hòn cuội. Mối giao lƣu này đƣợc thể hiện rõ hơn qua đồ gốm. Đó là sự có mặt của loại hình miệng khum đặc trƣng của nhóm di tích ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu trong đồ gốm của di chỉ Cái Vạn, Cái Lăng. Ở hai di chỉ này thấy số lƣợng khá lớn loại gốm cứng thô, pha cát hạt lớn, xƣơng gốm thƣờng có màu đỏ hồng, dày, mặt ngoài nhám, mặt trong lồi lõm, đƣợc làm bằng tay. Đây là mảnh gốm của loại bình, vò có dáng hình cầu, đáy tròn, miệng khum vào trong, vành miệng liền với thân, mép miệng tròn, có những rãnh nhỏ
đƣợc vạch song song quanh vành miệng, đƣờng kính trung bình từ 25 - 35cm [71, tr. 82, 107 - 108].
Nhƣ vậy, từ hàng ngàn năm trƣớc đây hai nhóm cƣ dân này đã có mối giao lƣu qua lại với nhau. Tuy nhiên có thể thấy rằng về mặt văn hoá khảo cổ, chúng thuộc về hai nhóm khác nhau. Về mặt niên đại, nhóm di tích vùng ngập mặn Đồng Nai có thể muộn hơn chút ít so với nhóm di tích ở Bà Rịa - Vũng Tàu.