Có thể thấy rằng với môi trƣờng sinh thái đặc thù ngập mặn quanh năm, nhóm cƣ dân thời đại kim khí ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu này khó có thể làm nông, trồng lúa nƣớc nhƣ nhiều cƣ dân khác cùng thời trên đất nƣớc ta. Cuộc sống của họ chỉ có thể gắn bó mật thiết với môi trƣờng nƣớc mặn, với môi trƣờng biển.
Việc sống trong môi trƣờng rừng ngập mặn ven biển với việc thừa thãi nƣớc mặn nhƣng rất thiếu nƣớc ngọt và khó có thể trồng lúa. Bên cạnh mặt thuận
lợi trong việc khai thác nguồn đạm phong phú từ các loài động vật, hải sản rất dồi dào ở đây, vấn đề lớn nhất mà các cƣ dân chiếm lĩnh vùng đất này phải đối mặt là giải quyết vấn đề nƣớc ngọt và lƣơng thực. Gần kề với cụm di tích này có suối Ba Sình đổ ra sông Ông Trịnh và suối Bảng Cá đổ ra Rạch Ráng. Những con suối này đều bắt nguồn từ hệ thống núi Ông Trịnh, núi Dinh nằm không xa cụm di tích này về phía đông. Đây chính là nguồn cung cấp nƣớc ngọt chủ yếu cho cộng đồng cƣ dân sống trong vùng ngập mặn này. Ngoài ra, trong đồ gốm của nhóm cƣ dân này thấy xuất hiện một số lƣợng rất lớn các loại bình, nồi, vò hình cầu làm bằng gốm thô pha bã thực vật, có văn thừng. Có thể những đồ gốm này ngoài tác dụng để đun nấu và đựng lƣơng thực, nó còn đƣợc dùng trong việc dự trữ nƣớc ngọt. Tuy điều kiện môi trƣờng khó cho phép trồng lúa nhƣng có thể những cƣ dân ở đây đã biết khai khẩn trồng một số loại rau củ (có thể cả trồng lúa) gần các con suối nƣớc ngọt, ven hệ thống chân núi Ông Trịnh, núi Dinh để giải quyết vấn đề lƣơng thực cho cuộc sống hàng ngày của mình.
Trong tầng văn hoá của di chỉ Gò Cá Sỏi, Gò Cây Me, ngoài những di vật tìm đƣợc còn thấy khối lƣợng khá nhiều vỏ sò, ốc lẫn xƣơng răng động vật các loại. Khối lƣợng xƣơng răng động vật, vỏ nhuyễn thể ở di chỉ Gò Cây Me đã đƣợc TS. Vũ Thế Long, Viện Khảo cổ học giám định và cho nhận xét "môi trƣờng xƣa ở vùng Gò Cây Me thể hiện đây là vùng ngập mặn ven biển. Cƣ dân sống trên các gò cao và đã biết chăn nuôi lợn. Nguồn thuỷ hải sản trong vùng rất dồi dào. Ngƣời ta còn biết săn bắt khỉ và cả cá sấu nhƣ một nguồn thực phẩm săn bắt phổ biến".
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng hoạt động kinh tế khai thác điều kiện tự nhiên là thế mạnh của nhóm cƣ dân này. Hiện nay, việc khai thác thuỷ hải sản trong những kênh, rạch chằng chịt trong khu vực này bằng nhiều hình thức khác nhau
của các cƣ dân hiện tại vẫn diễn ra phổ biến. Ngƣời ta có thể bắt tôm, cua, cá, ngao, sò, ốc... bằng cách bẫy, tát, đào bới... Nhƣ vậy, việc khai thác các sản vật biển này sẽ giúp những cƣ dân cổ có thể trao đổi lƣơng thực, nƣớc ngọt (những thứ quý hiếm ở vùng ngập mặn) với các cƣ dân khác. Tuy rằng, qua đặc trƣng di vật, nhất là đồ gốm cho thấy nhóm cƣ dân này có mối giao lƣu văn hoá không mạnh. Ngoài khai thác thuỷ hải sản, họ còn săn bắt các loại thú rừng nhƣ khỉ, mèo và các loại thú khác... đa dạng nguồn bổ sung thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của mình.
Với môi trƣờng sinh thái khó có thể sản xuất đƣợc lƣơng thực, bên cạnh việc khai thác các sản vật biển phục vụ cuộc sống và có thể để trao đổi lƣơng thực, nƣớc ngọt, nhóm cƣ dân ở đây có thể giải quyết vấn đề lƣơng thực bằng cách hái lƣợm, khai thác một số loại cây, củ, quả rừng...
Bên cạnh đó, qua kết quả giám định di tích động vật (Gò Cây Me) cũng cho thấy nhóm cƣ dân ở đây cũng đã biết chăn nuôi lợn. Đây nhƣ một nguồn thực phẩm dự trữ cho cuộc sống của họ trong môi trƣờng nhiều mặt thuận lợi nhƣng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn của vùng sinh thái ngập mặn ven biển.
Tất cả những điều trên cho thấy, nhóm cƣ dân này đã bƣớc vào thời đại sơ kỳ kim khí nhƣng kinh tế chủ yếu là kinh tế khai thác, kinh tế sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ. Chắc rằng cách đây 3500 - 3000 năm, môi trƣờng sinh thái vùng ngập mặn này còn rất phong phú, chƣa bị tác động nhiều của con ngƣời nên dễ dàng cung cấp đủ cho kinh tế khai thác của nhóm cƣ dân ở đây. Chính vì vậy nhóm cƣ này ít có mối tiếp xúc, giao lƣu với các nhóm cƣ dân khác cùng thời ở sâu trong nội địa hoặc nếu có sự tiếp xúc, giao lƣu cũng diễn ra không thƣờng xuyên và mạnh mẽ. Bằng chứng là chỉ có một tỷ lệ ít gốm mịn của các nhóm cƣ dân cùng thời khác xuất hiện ở đây. Trong một chừng mực nào đó, nền kinh tế này còn ở
trong giai đoạn hậu kỳ đá mới vì ít có sự phát triển. Nhƣ chúng ta đã biết khi kinh tế sản xuất phát triển mới thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
Phƣơng tiện giao thông chủ yếu của nhóm cƣ dân này có lẽ là bằng thuyền hoặc bằng một hệ thống cầu khỉ, bởi môi trƣờng sống của họ thuộc vùng sình lầy ngập nƣớc, chằng chịt những hệ thống kênh, rạch. Vì vậy, không có loại phƣơng tiện giao thông nào phù hợp hơn những phƣơng tiện trên cho việc di chuyển trong môi trƣờng sinh thái này.