0
Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Vấn đề ứng dụng tin học trong kế toán cho vay tại SGDI NHNo & PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI SGDI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 36 -38 )

1. Doanh số cho vay 2 Doanh số thu nợ.

2.2.8. Vấn đề ứng dụng tin học trong kế toán cho vay tại SGDI NHNo & PTNT Việt Nam.

ban hành qui định phân loại tài sản có trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của NHNo & PTNT) như sau:

- Khi khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người được cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành thanh toán tài sản. Mức xử lý rủi ro bằng mức độ tổn thất sau khi đã thanh toán tài sản của tổ chức bị phá sản, giải thể.

- Tài sản “có” có thời gian quá hạn (kể cả các trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản) như sau:

+ Những khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên.

Những khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên.

+ Đối với những khách hàng cho vay trung và dài hạn được phân kỳ trả nợ theo thời gian thì chỉ xử lý những kỳ hạn đã quá hạn đủ thời gian qui định như trên.

2.2.8. Vấn đề ứng dụng tin học trong kế toán cho vay tại SGDI NHNo & PTNT Việt Nam. NHNo & PTNT Việt Nam.

Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học cũng phát triển như vũ bão. Tin học có vai trò rất quan trọng không những giúp con người giảm bớt những công việc phức tạp trên giấy tờ sổ sách mà còn là một nguồn kiến thức khổng lồ giúp con người tự trau dồi học hỏi và nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của tin học, ở tất cả các Ngân hàng đều đã đưa tin học vào ứng dụng. Các việc

từ hành chính, văn phòng đến sổ sách đến việc khai thác lưu giữ thông tin đều dần dần chuyển sang và diễn ra trên mạng lưới máy vi tính.

Có thể nói hoạt động của Ngân hàng hiện nay không thể tách rời khỏi hệ thống máy tính. Bởi vì mọi số liệu cùng với những thông tin bí mật của Ngân hàng hầu như đã được mã hoá và bảo mật trên máy tính. Nếu hệ thống máy chủ của Ngân hàng gặp sự cố (đặc biệt là hỏng về ổ cứng) thì mọi dự liệu của Ngân hàng sẽ bị biến mất và hoạt động của Ngân hàng trở lên lạc hậu, lỗi thời và chắc chắn Ngân hàng đó sẽ không tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Do đó công tác bảo vệ và sao lưu dự phòng dữ liệu là một công việc quan trọng đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải hết sức quan tâm và lưu ý.

Tại SGDI NHNo & PTNT Việt Nam, máy vi tính đã được triển khai ở tất cả các phòng ban. Tuy nhiên chất lượng máy tính chưa cao, đặc biệt trong kế toán cho vay: máy tính chưa được nâng cấp kịp thời (đặc biệt về phần cứng) nên thường xẩy ra tình trạng treo máy khi sử dụng phần mềm kế toán. Lúc đó lại mất thời gian để khởi động lại máy tính, bắt khách hàng phải chờ đợi trong lúc giao dịch. Thực tế, do số lượng cán bộ kế toán cho vay ít nên đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác cho vay của SGDI. Khách hàng của SGDI ngày càng nhiều nên trong nhiều phiên giao dịch cán bộ kế toán cho vay không đáp ứng được hết mọi yêu cầu của khách hàng, dẫn đến tình trạng khách hàng có cảm nhận không tốt về tác phong phục vụ của cán bộ kế toán. Điều này hoàn toàn không có lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của SGDI.

Chúng ta biết là nghiệp vụ kế toán cho vay cũng có những yêu cầu lập chứng từ, hạch toán ghi sổ, cập nhật và in bảng kê phát sinh, tính lãi và sao kê chi tiết. Tuy nhiên hiện nay không phải máy tính luôn đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu của công việc, nhiều khâu trong kế toán cho vay buộc phải thực hiện thủ công, đặc biệt là những khâu liên quan đến việc thu nợ, thu lãi theo kỳ hạn. Đặc thù của kế toán cho vay là đảm bảo thu hồi vốn vay khi đến hạn, khi

cán bộ kế toán cho vay sử dụng máy tính chỉ thực hiện được phần nào việc theo dõi thời gian đáo hạn nợ và các biện pháp chế tài như chuyển sang nợ quá hạn.

Thông thường đến cuối tháng kế toán cho vay vẫn phải lập sao kê khế ước phản ánh toàn bộ quá trình theo dõi kỳ hạn trả nợ, trả lãi của từng món vay và đối chiếu với sổ theo dõi tổng hợp. Sau đó dựa trên sao kê cuối tháng để thông báo cho cán bộ tín dụng biết những món nào đến hạn trả nợ, những món nào chưa trả lãi, những món sắp đến hạn, số dư từng món vay… Do vậy, việc chấm sao kê khế ước đôi khi còn bỏ sót hoặc chưa chính xác là điều rất có thể xảy ra. Đấy là chưa kể đến thời gian mà nhân viên kế toán bỏ ra trong việc lập và đối chiếu sổ sách cũng như tính kịp thời của cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ gốc, trả lãi đúng hạn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI SGDI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 36 -38 )

×