Hạch toán kế toán cho vay khi thực hiện gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI SGDI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

1. Doanh số cho vay 2 Doanh số thu nợ.

2.2.4. Hạch toán kế toán cho vay khi thực hiện gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.

nợ quá hạn.

Trường hợp nợ đến hạn nhưng khách hàng chưa trả nợ do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động không có lợi cho tiêu thụ sản phẩm và các nguyên nhân bất khả kháng khác, khách hàng phải có giấy đề nghị gia hạn nợ gửi đến SGDI trước ngày đến hạn để Ngân hàng tiến hành xem xét quyết định.

Khi nhận được giấy đề nghị gia hạn nợ, cán bộ tín dụng xem xét cho gia hạn nợ, thông qua trưởng phòng tín dụng trình lên Giám đốc Ngân hàng. Khi được Giám đốc duyệt chuyển xuống bộ phận kế toán cho vay xử lý.

+ Đóng dấu khắc sẵn (hoặc ghi chú dòng) “gia hạn lần - kỳ” ở phần trên cùng mặt trước hợp đồng tín dụng để tiện trong việc theo dõi những hợp đồng tín dụng đã gia hạn nợ.

+ Điều chỉnh thời hạn nợ, số tiền được gia hạn, ngày, tháng, năm cho gia hạn trên phụ lục hợp đồng tín dụng và dự liệu lưu trữ trong máy vi tính theo đúng báo gia hạn nợ được phê duyệt.

+ Thông báo gia hạn nợ được phê duyệt phải chuyển cho kế toán cho vay trước ngày đến hạn trả nợ ghi trên hợp đồng tín dụng tối thiểu 01 ngày kiểm tra về thời hạn gia hạn nợ, đối với nợ vay ngắn hạn tối đa bằng thời hạn cho vay đã thoả thuận bằng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 12

tháng. Thời hạn cho vay trung và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Đến hạn trả nợ ngày cuối cùng của các kỳ hạn trả nợ được phân kỳ trong hợp đồng tín dụng hoặc ngày trả nợ cuối cùng của hợp đồng tín dụng nều khách hàng vay vốn (không trả nợ) không được gia hạn nợ, ngày làm việc tiếp theo kế toán cho vay lập chứng từ hạch toán chuyển sang tài khoản nợ quá hạn thích hợp, đồng thời lập thông báo chuyển nợ quá hạn gửi cho cán bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng.

Nợ: Tài khoản nợ quá hạn tương ứng.

Có: Tài khoản cho vay trong hạn của khách hàng.

Đồng thời với việc chuyển nợ quá hạn kế toán phải ghi chép các yếu tố và ghi rõ trạng thái chuyển nợ quá hạn vào phần theo dõi nợ trong hạn, nợ quá hạn ở phần phụ lục hợp đồng tín dụng.

Tình hình nợ quá hạn ở SGDI qua 2 năm 2001, 2002 qua bảng sau: (Đơn vị: triệu đồng). Năm 31/12/2001 31/12/2001 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ quá hạn. Tổng dư nợ. 22676 964941 2,3 23961 1180579 2,0

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2001, 2002.

Qua bảng trên ta thấy việc bảo toàn và nâng cao chất lượng tín dụng luôn được SGDI quan tâm và thực hiện, hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ quá hạn có thể xẩy ra, đồng thời SGDI cùng tìm mọi biện pháp tăng cường thu nợ quá hạn. Cụ thể năm 2002 chỉ có 2,0%, tổng dư nợ trong khi năm 2001 thì là 2,3%/ tổng dư nợ. Có thể nói việc thực hiện kế toán cho vay tại SGDI NHNo & PTNT Việt Nam tốt nên mặc dù số lượng khách hàng đến giao dịch đông, món vay nhiều nhưng cán bộ kế toán cho vay vẫn theo dõi, ghi chép các

khoản cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác, làm tốt công tác thông tin cho cán bộ tín dụng kịp thời.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI SGDI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w