Như chúng ta đã biết, ngành thực phẩm là một trong những ngành lĩnh vực thiết yếu. Đây cũng là ngành được các cơ quan Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nhất vì những sản phẩm của ngành này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng. Công ty một mặt đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, một mặt phải đảm bảo phù hợp với những quy định của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thực phẩm. thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty về cơ bản được chia làm hai mảng lớn (theo vị trí địa lý), đó là: thị trường thành phố Đà Nẵng và thị trường các tỉnh lân cận.
Trước hết phải đề cập đến là thị trường khu vực thành phố Đà Nẵng. Đây là thị trường đầy tiềm năng, phát triển rất mạnh mẽ. Với mật độ dân số rất đong, thêm vào đó có nhu cầu về tiêu dùng lớn, đặc biệt là hàng thực phẩm. Bên cạnh đó, về cơ bản thu nhập và mức sống của người dân ở đây tương đối cao, do đó một phần nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân ở đây, một thị trường rộng lớn, đã đặt ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như thách
thức không nhỏ.
Thêm vào đó, cơ cấu tầng lớp dân cư ở cũng tương đối phức tạp, tạo ra những nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Vậy làm sao có thể đáp ứng được những nhu cầu khác biệt này? Doanh nghiệp đã thực hiện phân đoạn thị trường qua đối tượng các khách hàng. Thị trường bình dân, nhằm vào người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình, Công ty cung ứng sản phẩm với mức giá phải chăng.
Thông qua việc phân đoạn thị trường, doanh nghiệp có nhiều chính sách Marketing (4P-Marketing Mix) hợp lý để phát triển sản phẩm cũng như thị phần của mình tại mỗi phân khúc thị trường trọng điểm. Đối với thị trường Đà Nẵng, doanh nghiệp chủ yếu phân phối sản phẩm của mình thông qua hệ thống các hệ thống các đại lý (chủ yếu phục vụ thị trường bình dân).
Cuối cùng là thị trường lân cận, gồm như Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi… Thị trường này có đặc thù dân cư sống không tập trung như ở thành phố Đà Nẵng, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên khả năng tiêu thụ không cao.
Chủ trương của công ty là chú trọng phát triển hệ thống đại lý phân phối, nằm tập trung ở các thị xã, thành phố của các tỉnh thành. Thị trường này được đánh giá là thị trường bình dân, mức tiêu thụ không cao như thành phố Đà Nẵng, vận chuyển sản phẩm gặp nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển hàng hoá luôn là yếu tố cần phải tính đến.
Thị trường thực phẩm là một trong những thị trường cạnh tranh gay gắt nhất và Tam Sơn cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, trên thị trường có một số công ty nổi tiếng và rất mạnh đang từng bước chiếm lĩnh và chi phối thị trường như: Công ty sữa Vinamilk, Công ty bánh kẹo Phạm Nguyên, Công ty Mì ăn liền Hảo Hảo, Công ty nước uống Sun… Những công ty này đang trên đà phát triển mạnh và rất có tiềm năng về vốn và công nghệ.
đáp. Nền kinh tế thị trường tất yếu phải cạnh tranh, mạnh thắng, yếu thua. Cạnh tranh quyết định sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp trên thương trường. Trong tình hình đó, doanh nghiệp chủ trương phát huy nội lực tiềm tàng về vốn, công nghệ, nhân lực sẵn có đồng thời tận dụng cơ hội thuận lợi bên ngoài để làm động lực phát triển bền vững. Phát huy tối đa thế mạnh, ưu thế của các sản phẩm mà công ty đang cung ứng, nhằm giữ vững lòng tin và lôi cuốn khách hàng. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp là: sử dụng chiến lược bám theo và lấp lỗ hổng thị trường.