Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong công tác cho vay của Chi nhánh nói chung là sự thiếu thông tin một cách chính xác từ ngời vay vốn, từ thị trờng và từ dự án.
Tình hình hiện nay cho thấy thị trờng ngày càng bất ổn khó lờng, khó dự đoán. Vì thế ngân hàng phải tìm mọi cách để hạn chế rủi ro nh thực hiện tốt các hình thức bảo đảm, tăng tỷ trọng vốn tham gia của chủ sở hữu, khai thác triệt để các thông tin về khách hàng. Khi đã nắm bắt đợc các thông tin về khách hàng, Chi nhánh dự đoán thấy khoản vay đó có vấn đề thì có thể phòng ngừa hoặc hạn chế bằng cách trích lập quỹ dự phòng rủi ro, quỹ
dự phòng rủi ro sẽ tạo cảm giác yên tâm hơn đối với những rủi ro có thể sảy ra trong quá trình kinh doanh.
Hơn nữa khi dự báo khoản vay có vấn đề thì Chi nhánh có thể chủ động và có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Chi nhánh phải có những chính sách xử lí các khoản nợ có vấn đề một cách tốt nhất, làm sao có lợi nhất cho cả hai bên. Trớc khi áp dụng, xử lí khoản vay có vấn đề Chi nhánh cần phải tìm hiểu kĩ xem khách hàng đó, năng lực đạo đức của khách hàng rồi mới áp dụng các biện pháp thích hợp.
Tóm lại để việc phòng ngừa rủi ro hiệu quả thì Chi nhánh phải trang bị các cơ sở vật chất hiện đại để việc thu thập thông tin một cách nhanh và chính xác nhất. Mặt khác Chi nhánh cần tạo quan hệ tốt với khách hàng, với các cơ quan chức năng để họ có thể cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, nh vậy mới an toàn trong cho vay.
III.Một số kiến nghị
1.Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Là cơ quan lãnh đạo, điều hành trực tiếp hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT, NHNo&PTNT cần dành sự quan tâm nhất định tới việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh trong chính sách khách hàng trong thời gian tới.
Hiện nay tại các Ngân hàng vấn đề vốn để cho vay thì không thiếu, trong khi đó tại các doanh nghiệp thì đang rất thiếu vốn, đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó nhiều doanh nghiệp lại khó khăn trong việc hội đủ các điều kiện để vay vốn trực tiếp tại các Ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do cơ chế cho vay còn khoảng cách giữa doanh nghiệp quốc doanh và các thành phần kinh tế khác và do trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế nên cha mạnh dạn cho vay tín chấp đối với các dự án khả thi đã gây khó khăn cho việc vay vốn của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp không đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà các Ngân hàng cần sớm thực hiện một cơ chế cho vay nh nhau đối với các thành phần kinh tế và nâng cao hơn năng lực cán bộ tín dụng.
NHNo&PTNT cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay, quy chế cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phù hợp với đối tợng cho vay vốn có tính đặc thù nh doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể nh: yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án, phơng án sản xuất kinh doanh cần đợc nghiên cứu thêm để có thể giảm xuống (hiện nay tỷ lệ này là 20% với vốn vay ngắn hạn, 30% với vốn vay trung- dài hạn) để phù hợp với điều kiện thực tế của mọi thành phần kinh tế - đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh - năng động, linh hoạt trong kinh doanh nhng bị hạn chế về vốn và khả năng vay vốn Ngân hàng.