So sánh TNKQ và TNTL

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “vectơ” – hình học 10 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm macromedia flash player 8 0 (Trang 28)

1.1.8.4.1. Những năng lực đo được

- Loại TNTL:

• Học sinh có thể tự diễn đạt ý tưởng bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của mình nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm đã có.

• Có thể đo lường khả năng suy luận như: sắp xếp ý tưởng, suy diễn, tổng quát hoá, so sánh, phân biệt, phân tích, tổng hợp một cách hữu hiệu.

• Không đo lường kiến thức ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu.

- Loại TNKQ:

• Học sinh chọn một câu đúng nhất trong số các phương án trả lời cho sẵn hoặc viết thêm một vài từ hoặc một câu để trả lời.

• Có thể đo những khả năng suy luận như: Sắp đặt ý tưởng, suy diễn, so sánh và phân biệt nhưng không hữu hiệu bằng TNTL.

• Có thể kiểm tra - đánh giá kiến thức của học sinh ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu.

1.1.8.4.2. Phạm vi bao quát bài trắc nghiệm Với một khoảng thời gian xác định:

- Loại TNTL: có thể kiểm tra - đánh giá được một phạm vi kiến thức nhỏ nhưng rất sâu với số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra ít.

- Loại TNKQ: vì có thể trả lời nhanh nên số lượng câu hỏi lớn, do đó bao quát một phạm vi kiến thức rộng hơn.

1.1.8.4.3. Ảnh hưởng đối với học sinh

- Loại TNTL: khuyến khích học sinh độc lập sắp đặt, diễn đạt ý tưởng bằng chính ngôn ngữ của mình một cách hiệu quả và nó tạo cơ sở cho giáo viên đánh giá những ý tưởng đó, song một bài TNTL dễ tạo ra sự Ỏlừa dốiÕ vì học sinh có thể khéo léo tránh đề cập đến những điểm mà họ không biết hoặc chỉ biết mập mờ.

- Loại TNKQ: học sinh ít quan tâm đến việc tổ chức sắp xếp và diễn đạt ý tưởng của mình, song TNKQ khuyến khích học sinh tích luỹ nhiều kiến thức và kĩ năng, không học tủ nhưng đôi khi dễ tạo sự đoán mò.

1.1.8.4.4. Công việc soạn đề kiểm tra

- Loại TNTL: việc chuẩn bị câu hỏi TNTL do số lượng ít nên không khó lắm nếu giáo viên giỏi trong lĩnh vực chuyên môn.

- Loại TNKQ: việc chuẩn bị câu hỏi phải nhiều do đó đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững chắc. Đây là công việc rất tốn thời gian, công sức vì vậy nếu có ngân hàng đề thì công việc này đỡ tốn công sức hơn.

1.1.8.4.5. Công việc chấm điểm

- Loại TNTL: đây là công việc khó khăn, mất nhiều thời gian và khó cho điểm chính xác nên đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn cẩn thận, công bằng, tránh thiên vị.

- Loại TNKQ: công việc chấm điểm nhanh chóng và tin cậy, đặc biệt chiếm ưu thế khi cần kiểm tra một số lượng lớn học sinh.

1.1.8.4.6. Cách tổ chức thi bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan

- Tuỳ thuộc vào thời gian thi, số câu hỏi có thể nhiều hay ít. Thời gian giành cho một câu hỏi bình quân khoảng 3 phút. Số câu hỏi càng lớn, càng kiểm tra được nhiều kiến thức và tỉ lệ chọn mò (đúng ngẫu nhiên) càng nhỏ, có thể bỏ qua.

- Khi thi HS được phát đề thi gồm các câu hỏi và phiếu làm bài gồm các ô, để lựa chọn.

- Các câu hỏi đều được đánh giá như nhau, điểm 1 nếu đúng, điểm không nếu không chọn hoặc chọn sai. Cũng có thể tính hệ số 2 hoặc 3 cho một số câu quan trọng và trong trường hợp này cần phải ghi hệ số điểm để HS biết trước, giành thời gian thích ứng cho các câu đó.

- Khi thu bài, giám thị cần dùng bút đỏ gạch bỏ những ô tẩy xoá hay chọn nhiều phương án hoặc bỏ trống (đề phòng trường hợp cố tình bỏ trống để nhờ

- Khi chấm, đến số câu làm đúng để cho điểm, điểm đó gọi là điểm thô. Sau đó qui về điểm bậc 10 bằng cách lấy 10 điểm chia cho số câu, sẽ được điểm bậc 10 của một câu.

- Nếu bài thi chỉ gồm dạng câu nhiều lựa chọn thì có thể chấm bằng bìa đục lỗ. Dùng tờ bìa có kích thước đúng như phiếu làm bài của HS, đục lỗ các phương án đúng. Khi chấm đặt tờ bìa chồng khiết lên phiếu làm bài và nhìn qua lỗ, thấy có dấu gạch chéo của HS, đó là câu HS chọn đúng (mỗi giờ có thể chấm được 200 bài). Giáo viên đỡ phải thuộc phương án đúng của mỗi câu.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “vectơ” – hình học 10 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm macromedia flash player 8 0 (Trang 28)