Giai đoạn 1 Sự hoạt hóa

Một phần của tài liệu Sự tổng hợp và phân giải Glucid trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm (Trang 47)

Sự hút ẩm (quá trình vật lý): sự hấp thu nước của hạt khô làm tăng hàm lượng nước trong hạt, làm mềm vỏ hạt. Hạt trương phồng lên và vỏ hạt bị nứt ra.

Sự tổng hợp các enzym: hoạt động enzym bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi xảy ra sự hấp thu nước của hạt. Hoạt động của các enzym một phần từ sự tái hoạt hóa các enzym dự trữ được hình thành từ sự phát triển của phôi và một phần từ sự tổng hợp các enzym mới khi hạt bắt đầu nảy mầm.

Sự kéo dài tế bào và xuất hiện rễ: những dấu hiệu đầu tiên của sự nảy mầm là sự xuất hiện rễ xảy ra vài giờ hoặc vài ngày sau khi sự nảy mầm bắt đầu.

Glucid và sự biến đổi trong quá trình bảo quản trình bảo quản

Giai đoạn 2 – Sự phân giải các chất dự trữ và vận chuyển

Các chất dự trữ (chất béo, protein, hợp chất có carbon) được thủy phân thành các chất hữu cơ đơn giản và sau đó được chuyển đến các vị trí tăng trưởng của trục phôi:

+ Tinh bột → Dextrin → maltose + Protein → acid amin

+ Lipid → glycerin + acid béo

Các hoạt động sinh tổng hợp của tế bào sẽ được kích hoạt. Sự hấp thu nước và hô hấp tiếp tục diễn ra ở ở một tốc độ đều đặn. Khi xảy ra hiện tượng nảy mầm, hạt thóc xảy ra sự biến đổi sâu sắc về thành phần hóa học:

+ Lượng tinh bột giảm đáng kể + Hàm lượng đường tăng cao

Glucid và sự biến đổi trong quá trình bảo quản trình bảo quản

Giai đoạn 3 – Sự tăng trưởng của cây mầm

Sự phân chia tế bào xảy ra ở hai đầu của trục phôi. Một đầu phát triển thành chồi mầm, một đầu phát triển thành rễ mầm trên trục phôi có mang 1 hoặc 2 lá mầm được gọi là tử diệp.

Khi cây mầm bắt đầu tăng trưởng, trọng lượng tươi và khô của cây mầm bắt đầu tăng trong khi trọng lượng mô dự trữ giảm.

Glucid và sự biến đổi trong quá trình bảo quản trình bảo quản

Hiện tượng biến vàng của thóc

Trong quá trình bảo quản thóc thường gặp hiện tượng lớp nội nhũ của hạt thóc bị biến màu, chuyển từ màu trắng sang màu vàng. Thóc bị biến vàng không được người tiêu dùng lựa chọn vì cơm nấu từ gạo đã biến vàng màu sắc kém, giảm độ dẻo và có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thóc gạo.

Trong thực tế, trong quá trình bảo quản, sự biến vàng có thể xảy ra do:

Một phần của tài liệu Sự tổng hợp và phân giải Glucid trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm (Trang 47)