Dư nợ là chỉ tiêu thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi lại tại thời điểm báo cáo. Nếu như danh số cho vay của Ngân hàng phản ánh qui mơ hoạt động tín dụng thì dư nợ tín dụng là một yếu tố phản ánh thực tế hiệu quả cùng qui mơ hoạt động của Ngân hàng.
Nhìn chung tổng dư nợ của Ngân hàng đều tăng liên tục qua các năm. Tổng dư nợ của Ngân hàng năm 2005 là 470.025 triệu đồng, bước sang năm 2006 con số này là 517.324 triệu đồng tăng 47.299 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 tổng dư nợ là 616.434 triệu đồng tăng 99.110 triệu đồng so với năm 2006.
Sự tăng dư nợ qua các năm là do chi nhánh mở rộng qui mơ kinh doanh đa dạng hố sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên vốn huy động tăng trong năm chưa phù hợp với mức tăng dư nợ, chủ yếu là tăng dư nợ vay ngắn hạn và doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh. Dư nợ trung hạn phát triển chủ yếu phục vụ sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn và cải tạo vườn, nhu cầu xây dựng và sửa chửa nhà ở trong dân cư và cán bộ cơng nhân viên. Tuy nhiên tỉ trọng cho vay vốn trung - dài hạn cịn thấp hơn so với tỉ lệ chung của tỉnh. Ta thấy kết quả dư nợ qua các năm đều tăng lên dẩn đến doanh thu của Ngân hàng cũng tăng. Điều này đảm bảo tốt cho việc bù đắp chi phí và tạo tích luỹ cho Ngân hàng.
Tuy dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm nhưng nếu đem so sánh với tốc độ gia tăng của doanh số cho vay thì tỉ lệ tăng của dư nợ cịn chậm. Nguyên nhân là do tỉ trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng mà đối với vay ngắn hạn thì thời gian hồ vốn của một khoảng vay là dưới một năm làm cho vịng vay tín dụng tăng nhanh, tổng doanh số cho vay cũng tăng theo nhưng tổng dư nợ lại tăng chậm.