Các biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ không lời:

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM (Trang 71)

- Giao tiếp liên lạc với các bộ phận trung gian

Các biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ không lời:

Tiếp xúc: Bắt tay, ôm hôn, ôm eo, vỗ vai, xoa đầu

Khoảng cách hai bên: Đứng xa thì quan hệ xã giao, gần thì thân thiện. Ngoại lệ: Người Mỹ La tinh thích đứng gần, người Châu Âu thích đứng xa.

Tư thế: Chống nạnh thể hiện sự ra oai; khoanh tay trước ngực thể hiện sự thách thức, khép kín không muốn giao tiếp; Chắp tay sau lưng thể hiện tư thế ông chủ; ngồi cúi phía trước, tay chống cằm là

đang chăm chú; ngả ra sau lưng thể hiện mệt mỏi hoặc sự thoải mải,...

Các biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ không lời:

Hướng nhìn: Phải nhìn thấy mặt người đối thoại.

Cử chỉ: nhìn đồng hồ là sốt ruột; gãi sau gáy, ngậm bút là đang bối rối; đi qua đi lại, tay chắp sau lưng là đang suy nghĩ,...

Nét mặt: Là nơi biểu hiện sinh động nhất mọi sắc thái tình cảm của con người (vui buồn, giận dữ,...).

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, có khả năng biểu cảm lớn. Mắt mở to, trong sáng thể hiện sự hồn nhiên, chân thực; Mở rất to thể hiện sự ngạc nhiên; Nhìn xuống đất thể hiện sự bối rối; Nhíu mày thể hiện sự không hài lòng,...

Ánh mắt nhìn vào người đối thoại thể hiện sự quan tâm, lo lắng; Cái nhìn lạnh lùng là người có óc thực dụng, nhìn thẳng là người trung thực,...

Nụ cười cũng thể hiện những sắc thái tình cảm, thái độ khác nhau. Có nụ cười tươi tắn, có nụ cười gượng gạo, có nụ cười mỉa mai, có nụ cười thông cảm, đồng tình,... Mỉm cười thể hiện sự thân thiện chào đón, thiện ý tốt; có thể thay cho lời chào gặp gỡ hoặc tạm biệt,...

Giọng điệu: Vui thì nói to, buồn thì trầm xuống, chậm lại.

Vẻ bên ngoài: Đầu tóc, quần áo, đồ trang sức, nước hoa, son phấn... đều có thể nói lên đó là người cẩn thận, kỹ tính hay xuề xoà, giản dị,... Vẻ ngoài thường gây ấn tượng lớn trong lần gặp đầu tiên.

Nơi làm việc: Cách sắp xếp đồ dùng, phương tiện làm việc, cách trang trí nội thất, tranh ảnh, cây

cảnh,... cũng thể hiện quan điểm hay tính cách, sở thích của chủ nhân.

Tóm lại, có thể dùng công thức SOFTEN để đạt hiệu quả trong cách sử dụng ngôn ngữ không lời trong giao tiếp:

Smile: mỉm cười, là niềm nở, thân thiện,...

Open: mở, nghĩa là cởi mở, sẵn sàng hợp tác,...

Forward: cúi về phía trước, là chăm chú, tôn trọng,...

Touch: tiếp xúc, là bắt tay, ôm hôn,...

Eye-contact: giao tiếp bằng mắt

NHỮNG ĐIỀU TỐI KỲ TRONG GIAO TIẾP

1. Nói năng nửa chừng rồi dừng lại hoặc cƣớp lời ngƣời đang nói làm nhiễu thứ tự hoặc

luồng suy nghĩ của ngƣời đó.

2. Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm ngƣời nghe cảm thấy đột ngột, khó hiểu đề tài của bạn.

3. Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình đang nói.

4. Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu ra câu hỏi làm ngƣời tiếp chuyện cảm thấy bạn đòi hỏi hơi nhiều.

NHỮNG ĐIỀU TỐI KỲ TRONG GIAO TIẾP

5. Không trả lời thẳng vào câu hỏi, nói quanh

co, dài dòng gây cảm giác không trung thực. 6. Tự cho rằng mọi điều mình biết cả.

7. Ra vẻ hiểu sâu , biết rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính, gây nhàm chán.

9. Ngắt bỏ hứng thú nói chuyển của ngƣời khác để ép ngƣời đó phải chuyển sang đề tài bạn thích

NHỮNG ĐIỀU TỐI KỲ TRONG GIAO TIẾP

10. Thì thầm với một vài ngƣời trong đám đông. 11. Dùng ngôn ngữ quá bóng bẩy.

12. Chêm, đệm tiếng nƣớc ngoài một cách tuỳ tiện.

13. Đột ngột cao giọng.

14. Dùng lời lẽ quá thân mật so với mức độ quan hệ.

15. Dùng từ đậm không cần thiết

16. Nói giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của ngƣời khác.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM (Trang 71)