Nguyên nhân của những hạn chế trong biện pháp ngừa và xử lý nợ xấu tại Vietinbank.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK (Trang 37 - 40)

Vietinbank.

2.4.2.1 Nguyên nhân từ phía Vietinbank

 Thứ nhất có thể kể đến là môi trường thông tin, trong đó tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin không cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Trong quá trình cấp tín dụng mới, hiện đại lại yêu cầu tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó, cán bộ thẩm định không tiếp xúc khách hàng ( để đảm bảo tính khách quan ) nên phải có đầy đủ các thông tin để có thể đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý.

 Thứ hai đó là khi triển khai mô hình mới, sự phân tách bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định và quản lý nợ đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn xuất hiện hiềm khích, cản trở nhau tác nghiệp. Thực tế, sự phối hợp hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận trong quy trình tín dụng của Vietinbank chưa thực sự tốt.

 Tiếp theo là thị trường bất động sản tại địa bàn hoạt động của Chi nhánh bất ổn, giá cả luôn thay đổi lên xuống bất thường nên việc định giá chỉ tương đối, bên cạnh đó xử lý tài

sản đảm bảo, thủ tục kéo dài nhiều thời gian nên có trường hợp không thu được toàn bộ số nợ gốc.

 Hiện chi nhánh có một số khách hàng là DNNN đã cổ phần hóa song vẫn chưa làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, cầm cố do tài sản chưa đầy đủ giấy tờ pháp lý.

 Các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, về tình hình tài chính do khách hàng cung cấp không đảm bảo độ tin cậy, không qua kiểm toán, các số liệu không cập nhật kịp thời, ít nhiều gây khó khăn trong công việc theo dõi đơn vị vay vốn.

2.4.2.2 Nguyên nhân từ các nhân tố khác

Sự chồng chéo trong các văn bản, sự không đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành có liên quan đến sở địa chính, Ủy ban nhân dân, phòng công chứng…làm hạn chế rất nhiều kết quả xử lý tài sản đảm bảo nợ vay; nhất là khâu thủ tục chuyển quyền sở hữu cũng như mua bán tài sản đất đai, nhà cửa. Các văn bản liên quan đến xử lý nợ hiện nay chồng chéo lên nhau, chưa thực sự cụ thể, thậm chí có nhiều quy định làm ảnh hưởng không tốt đến công việc xử lý nợ xấu.

 Theo quy trình phá sản hiện nay, chủ nợ chỉ có thể bắt đầu thưa kiện sau 270 ngày tính từ lúc khoản vay quá hạn lần đầu tiên. Va khi tiến hành đấu giá qua trung tâm đấu giá do toàn án chỉ định thì phải mất 15 ngày xin cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá, 15 ngày thực hiện đăng ký đấu giá, 60 ngày chờ thời gian cấp giấy chứng nhận cho người mua…Chủ nợ không có quyền kiểm soát đáng kể trong toàn bộ quá trình này. Kết quả là ngân hàng chỉ có thể chọn cách dàn xếp không qua tòa án để hy vọng thu hồi vốn nhanh cho mình. Do đó, việc thu hồi nợ thường rất mất thời gian.

 Về mức phí thi hành án: Điều 30 pháp lệnh thi hành án dân sự số 13/2004/PL – UBTVQH ngày 14/1/2004: “Người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án phải nộp phí thi hành án có giá ngạch tính trên giá trị tài sản ma người đó thực nhận “và mức phí 5% như hiện nay là quá cao. Đối với ngân hàng, những gì thu được thông qua thi hành án cũng lại lấy lại cái ngân hàng đã bị mất mà Nhà nước phải có trách nhiệm bảo hộ. Như vậy, theo các quy định này thì xử lý nợ qua tòa án thì rất mất thời gian và tốn kém.

 Ngoài ra, theo thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT – BTP – KSTC quy định tại phần IV như sau: “ Người thi hành án không có tài sản nào khác ngoài nhà ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình thi khi kê khai, bán đấu giá, tùy vào điều kiện cụ thể của đương sự, sau khi thống nhất với viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án có thể trích lại một điều khoản để tạo điều kiện về chổ ở cho gia đình người phải thi hành án và gia đình họ”. Như vậy, số tiền thu được sẽ giảm đi mặc dù vấn đề chỗ ở không quy định trong hợp đồng tín dụng.

 Tại điểm 2.3 muc XI phần B thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN – BTP – BCA – TCĐC ngày 23/04/2001 có đề cập đến trách nhiệm của UBND và cơ quan công an nơi cư trú của bên đảm bảo nơi có tài sản đảm bảo hộ trợ TCTD trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết buộc bên giữ tài sản đảm bảo cho TCTD. Nhưng thực tế, các TCDT có thể mời được chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc xữ lý TSĐB, việc mời công an gặp khó khăn vì theo quy định của ngành công an, cơ quan công an chỉ tham gia cưỡng chế khi có quyết định của nhà nước, theo quyết định của tòa án, thi hành án mà thôi. Trong khi đó, nghị quyết số 178/1999/NĐ – CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của TCTD đối với khách hàng, tại khoản 2 điều 35 có ghi: “ Bộ công an hướng dẫn cơ quan công an các cấp thực hiện biện pháp hỗ trợ TCTD trong việc xữ lý tài sản khi khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện xử lý bảo đảm tiền vay như đã thỏa thuận.

 Mặt khác, cũng tại thông tư liện tịch số 03/2001/TTLT/NHNN – BTP – BCA – TCĐC ngày 23/04/2001 có quy định: TCTD không được trực tiếp bán hay trực tiếp tiếp nhận quyền sử dụng đất thay thế cho việc nhận tài sản đảm bảo. Tại khoản 2, mục III có quy định trường hợp TSĐB là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không xử lý được theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, thì TCTD đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện tại tòa án. Trong khi tại điều 31 nghị định 178/1999/NĐ – CP có quy định: khi đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với TCTD, thì tài sản bảo đảm tiền vay. Mà trong hợp đồng thế chấp, ngân hàng luôn ràng buộc điều kiện: khi khách hàng vi phạm các điều khoản của HĐTD thì ngân hàng được toàn quyền xử lý TSĐB.

 Ngoài ra hiện nay chưa có văn bản cụ thể về việc ngân hàng trực tiếp quản lý, khôi phục hoạt động doanh nghiệp để kinh doanh hoặc bán và ngân hàng cũng bị hạn chế tỷ lệ góp vốn vào doanh nghiệp, chưa có quy định cụ thể về việc chứng khoán hóa các khoản nợ ( biến nợ thành góp vốn ).

 Trong chương này, em đã trình bày cụ thể về hoạt động tín dụng, tình hình kinh doanh của Vietinbank và thực trạng nợ xấu của Chi nhánh này trong quá thời gian qua, nêu ra các nguyên nhân thực tế gây ra nợ xấu tại Chi nhánh, các biện pháp ngăn ngừa và xử lý mà Chi nhánh đã thực hiện. Đồng thời trên quan điểm của bản thân em cũng đã đưa ra các nhận xét, đánh giá của mình về các biện pháp ngăn ngừa và xử lý của Chi nhánh đã áp dụng.

 Kết luận: Qua quá trình phân tích em nhận thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi Nhánh chiếm rất thấp trên tổng dư nợ, một phần là nhờ tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình phân tích tín dụng của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh đồng thời nhờ có sự quản lý chặt chẽ của ban lãnh đạo ngân hàng đồng thời chính sách tín dụng hợp lý nên tỷ lệ nợ xấu nằm trong kế hoạch định ra và được xứ lý khá gọn gàng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nợ xấu

mà nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế tác động xấu đến tình hình thị trường kinh doanh của khách hàng, trong quá trình giám sát chưa được chặt chẽ của CBTD,…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK (Trang 37 - 40)