Thực trạng nợ xấu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK (Trang 33 - 35)

Bảng 2.8. Tình hình phân loại nợ tại Chi nhánh

2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Nhóm 1 1.042.492 928.780 1.108.218 -113.713 -10.9% 179.439 19.3% Nhóm 2 350.790 18.336 462 -332.454 -94.8% -17.874 -97.5% Nhóm 3 2.750 1.100 167 -1650 -60.0% -933 -84.8% Nhóm 4 18 0 0 -18 - 100.0% 0 0.0% Nhóm 5 1.246 5.182 7.990 3.936 315.8% 2.808 54.2% ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh)

Dư nợ quá hạn đối với hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đếu giảm qua các năm cụ thể như sau: năm 2008 Nợ nhóm 2 năm 2008 giảm 332.713 triệu tốc độ giảm là 94,8%, nhóm 3 năm 2008 giảm 1.650 triệu tương ứng 60%, nhóm 4 giảm 18 triệu tương ứng 100%, riêng nợ nhóm 5 lại tăng 3.936 tốc độ tăng là 315,8%; năm 2009 nợ nhóm 2 giảm 17.874 triệu tương ứng 97,5%, nhóm 3 giảm 933 triệu tương ứng 84,8%, nhóm năm tăng 2808 nhưng giảm hơn so với mức tăng của năm 2008 đạt tốc độ chỉ còn 54,2%.

Nguyên nhân nợ nhóm 2 đến nhóm 4 giảm là do chi nhánh đã thực hiện tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát kỹ càng trong qua trình thẩm định khách hàng, sàng lọc những khách hàng có nguy cơ rủi ro cao, lực chọn những khách hàng có khả năng tài chính tốt để cho vay, tuy nhiện nợ nhóm 5 tăng cao nhưng tốc độ tăng đã chậm đi phần nào. Trong năm 2009 chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu tăng 5 lần nhưng giảm chỉ 1 lần ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp đi vay đồng thời ảnh hưởng của thời kỳ hậu khủng hoảng làm cho chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp kém đi.Một nguyên nhân nữa là khách hàng DN thuộc khối đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do tình hình trong nước liên tục biến động vào dịp cuối năm gây ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng. Vì vậy, việc gia hạn nợ phat sinh nhiều và có khi chuyển nợ quá hạn, không thu hồi được lãi khi đến hạn thanh toán làm gia tăng nợ xấu. Bên cạnh đó quy định mới về việc chuyển nợ quá hạn (quyết định 493/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005) đã làm cho nợ quá hạn tăng cao.

Bảng 2.9.Biến động nợ xấu, nợ quá hạn qua các thời kỳ

ĐVT: triệu đồng Tổng nợ

quá hạn Tổng dư nợ xấu

Tổng dư nợ cho vay Nợ xâu/Tổng dư nợ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ Nợ xấu/ nợ quá hạn 2007 350.790 4.014 911.255 0,44% 38,50% 1,14% 2008 18.336 6.282 935.144 0,67% 1,96% 34,26% 2009 462 8.158 1.015.313 0,80% 0,05% 1.765,71% (Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh)

Thông qua bảng số liệu cho thấy, tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh phát triển theo. Cụ thể như sau: Tổng dư nợ cho vay ngày càng tăng năm 2007 là 911 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 935 tỷ đồng đến năm 2009 dự nợ này là 1.015 tỷ đồng, trong khi đó nợ qua hạn giảm mạnh qua các năm. Tuy nhiên nợ xấu lại gia tăng từ 4.014 triệu năm 2007 thì đến năm 2009 lại tăng lên đến 8.158 triệu mà chủ yếu lại là nợ nhóm 5. Như vậy chi nhánh cần lưu ý hơn trong việc quản lý các khoản nợ cũng như quy trình cho vay các khách hàng DN của mình vì đặc điểm của khoản nợ nhóm 5 là khả năng mất vốn gốc và lãi rất cao sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng cũng như lợi nhuận của Chi nhánh. Trong

năm 2009 tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn tăng một con số rất đáng được chú ý là đến 1.766%. Nguyên nhân của tình trạng này là:

Khủng hoảng tài chính đã tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp như: làm cho chi phí đầu vào tăng lên, thị trường tiêu thụ bị giảm sút, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn làm cho cả việc sản xuất cũng như tiêu thụ của công gặp khó khăn từ đó làm giảm khả năng thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Chính vì lí do đó có một vài công ty chấp nhận chuyển nợ quá hạn và nợ xấu để được kéo dài hơn thời hạn trả nợ cho ngân hàng

Thị trường bất động sản vẫn chưa tan băng nên các khoản tài sản đảm bảo băng bất động sản bị đánh giá thấp đi nhiều so với thời gian đi vay buộc ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn để có thể xử lý rủi ro có thể xảy ra, đồng thời các khoản cho vay mua bất động sản và đầu tư bất động sản cũng gặp tình trạng này mà không bán được các bất động sản như đã kế hoạch ban đầu do đó cũng không có tiền để trả nợ cho ngân hàng.

Chi nhánh chủ động chuyển các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro cao sang nợ xấu, chấp nhận tăng chi phí dự phòng để có thể lường trước tình trạng xấu nhất là mất vốn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 có tăng hơn những năm trước nhưng vẫn nằm trong khả năng kiểm soát của Chi nhánh và vẫn đảm bảo được tăng trưởng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK (Trang 33 - 35)