0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nguyên tắc và cách thức giám sát, PBXH của báo chí

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI (Trang 30 -30 )

1.2.2.1. Nguyên tắc giám sát, PBXH của báo chí

Báo chí thực hiện chức năng giám sát và PBXH trước hết ở việc cung cấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều, từ chủ thể quản lý đến khách thể quản lý và ngược lại. Hoạt động quản lý có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào tính chất, số lượng và chất lượng thông tin hai chiều liên tục này. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí cần phải tuân thủ một hệ thống các nguyên tắc là cơ sở phương pháp luận cho hoạt động báo chí, là chuẩn mực nghề nghiệp và cũng là nền tảng cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí, trong đó nổi bật nhất là tính chân thật, khách quan, tính công khai, tính đại chúng và tính chiến đấu.

Tính chân thật, khách quan là đặc trưng, đặc điểm, là yêu cầu tồn tại của bản thân báo chí và là nguyên tắc đầu tiên để báo chí thực hiện vai trò quản lý xã hội thông qua hoạt động phản biện và giám sát xã hội. V.I.Lê-nin đã nhấn mạnh: Sự thật là sức mạnh của báo chí. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn các nhà báo phải luôn trung thực, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức số một của người làm báo cách mạng. Người cho rằng, báo chí muốn thuyết phục được công chúng thì phải mang tính chân thực cao, cán bộ báo chí “viết phải thiết thực, “nói có sách, mách có chứng”, tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển

thế nào?, kết quả thế nào?”... “Chống tham ô, lãng phí thì nêu rõ ai tham ô, ai lãng phí? Cơ quan nào tham ô?, Lãng phí cách thế nào? ngày, tháng nào,v.v.. Chớ viết lung tung”.

Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng yêu cầu báo chí phản ánh mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thật, khách quan, đúng bản chất. Nhìn thẳng vào sự thật để giám sát và PBXH có nghĩa là báo chí phải đưa tin cả về những thành công cũng như những hạn chế, khó khăn, thất bại. Đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đòi hỏi người viết phải có phương hướng và năng lực tư duy để có thể trình bày một cách chân thực và đi đến bản chất của thông tin sự việc. Có thể nói, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật là sự cụ thể hóa chức năng giám sát và PBXH của báo chí.

Áp lực của người làm báo là phải có tin nhanh, tin nóng, tuy nhiên, thông tin báo chí phải chính xác, phải lột tả được bản chất của sự thật, việc này đòi hỏi người làm báo phải có trình độ nghiệp vụ và lao động nghề nghiệp một cách nghiêm túc. Làm báo trong cơ chế thị trường, nếu không nêu cao đạo đức nghề nghiệp, sẽ làm sai lệch thông tin, xuyên tạc, bịa đặt, dẫn đến vi phạm pháp luật. Riêng năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt 51 trường hợp, phạt tiền 254,5 triệu đồng, thu hồi 4 thẻ nhà báo, đa phần vì lỗi đăng tải thông tin sai sự thật, thiếu căn cứ.

Tính công khai là một xu thế tất yếu, là biểu hiện quan trọng của nền

dân chủ, trong đó có quyền được thông tin và tự do ngôn luận được khẳng định rất rõ tại Lời mở đầu của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (năm 1999). Ý kiến trên báo chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vì báo chí có tác động trực tiếp và mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng trong việc hình thành dư luận xã hội, nên tính công khai cần được lưu ý trên 2 khía cạnh: một là, nói rõ sự thật sau

khi đã đánh giá đúng bản chất; hai là, nói rõ sự thật để góp phần xây dựng dư luận xã hội lành mạnh. Báo chí không được công khai dẫn tới lộ bí mật quốc gia, tạo nên mối hoài nghi cho công chúng, hay tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng. Nhưng cũng không thể chấp nhận việc vin vào lý do “muốn dư luận xã hội lành mạnh, yên ổn” để hạn chế tính công khai của báo chí.

Tính đại chúng của báo chí được thể hiện ở việc thông tin báo chí tác

động tới xã hội rộng rãi, bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau, nhu cầu thông tin của công chúng được ưu tiên bảo đảm và là thước đo trình độ, năng lực của hoạt động thông tin báo chí. Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn của nhân dân và phải phù hợp với trình độ của công chúng tiếp nhận. Công chúng ngày nay không muốn tiếp nhận thông tin từ báo chí một cách thụ động mà phải có sự tương tác, phản hồi nhanh chóng, mạnh mẽ. Chức năng giáo dục của báo chí ngày càng được đề cao, giáo dục để góp phần nâng cao dân trí; nâng cao trình độ tương tác và tính chính xác của thông tin phản hồi; từ đó, môi trường của sự giám sát, PBXH trong báo chí và dư luận xã hội sẽ trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn.

Tính chiến đấu là một trong những nguyên tắc quan trọng của báo chí

Việt Nam. Tính chiến đấu của báo chí được thể hiện trên cả hai mặt: biểu dương và phê bình. Báo chí ủng hộ chủ trương xóa bỏ quan liêu bao cấp, cải cách hành chính, ủng hộ lối sống có lý tưởng lành mạnh, sáng tạo, năng động, có ý thức xây dựng tập thể và đất nước đồng thời đấu tranh chống lại cách làm thụ động, trì trệ, hình thức chủ nghĩa, hiệu quả thấp, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

Nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn bị truy tố xét xử trong những năm qua được bắt nguồn từ thông tin trên báo chí. Điển hình như vụ tham nhũng của Lã Thị Kim Oanh và đồng phạm tại Công ty Tiếp thị thương mại nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm, vụ băng nhóm tội phạm Năm Cam, hay vụ PMU18 phanh phui một loạt các vụ việc phạm pháp của một số cán bộ

lãnh đạo, quản lý ở Bộ Giao thông - Vận tải, và gần đây nhất là những sai phạm nghiêm trọng trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), giải tỏa ở Văn Giang (Hưng Yên)... Tinh thần chống tiêu cực trên báo chí là “chống để xây”. Nhưng không chỉ chống tiêu cực mới là PBXH, báo chí cần đề cao những nhân tố mới, những gương “người tốt, việc tốt” điển hình trên tất cả các lĩnh vực để động viên tinh thần và cân bằng xã hội. Xã hội có rất nhiều điều tốt đẹp, tích cực cần nhân rộng và báo chí cần thông tin trung thực để kích thích phát triển phần tốt đẹp trong xã hội.

1.2.2.2. Cách thức báo chí giám sát và PBXH

Thực chất, PBXH của báo chí chính là sự PBXH được thể hiện trên báo chí. Báo chí thực hiện hoạt động phản biện của mình qua các nội dung: tổ chức PBXH, thông tin các hoạt động và kết quả PBXH, trực tiếp tham gia PBXH.

Tổ chức PBXH là báo chí phát hiện vấn đề, tổ chức thành một cuộc tranh luận khoa học để làm rõ bản chất vấn đề và đề xuất giải pháp. Những ý kiến tham gia tranh luận được chọn lọc để khi được phản ánh trên mặt báo thể hiện được giá trị nghiên cứu khoa học, giá trị thực tiễn. Quá trình tổ chức phản biện, báo chí phải thông tin đầy đủ, khách quan các ý kiến tham gia phản biện.

Thông tin các hoạt động phản biện, kết quả phản biện: thông tin những

cuộc phản biện do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, các cơ quan đơn vị tổ chức phản biện. Bên cạnh việc phản ánh, báo chí còn tham gia hoạt động phản biện của các đơn vị này bằng việc thông tin, giải thích những vấn đề khoa học hoặc thuật ngữ chuyên ngành.

Trực tiếp tham gia phản biện: báo chí thể hiện quan điểm của mình bằng những tác phẩm báo chí cụ thể. Điều này đòi hỏi người làm báo phải nói

lên quan điểm của mình một cách có căn cứ khoa học để tham gia vào hoạt động PBXH.

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI (Trang 30 -30 )

×