Bàn về vai trò phản biện của báo chí, C. Mác nhận xét: “trong hy vọng và lo lắng, có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó – một cách gay gắt, hăng say, phiến diện, như những tình
cảm và tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó”12. Mác không phủ nhận
vai trò kiểm duyệt đối với báo chí, nhưng ông lưu ý rằng: “kiểm duyệt chân chính bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân mình”13, được phân biệt với “kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ”14
.
Trong suốt chiều dài lịch sử đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng dân tộc, báo chí Việt Nam đã luôn thể hiện vai trò là một lực lượng quan trọng, góp phần đắc lực cho mỗi bước thành công trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu của thực tiễn đã đòi hỏi báo chí cách mạng Việt Nam phải không ngừng nâng cao và tăng cường chức năng giám sát, PBXH.
Ở nước ta, lần đầu tiên trong Nghị quyết Trung ương 6 lần hai khóa VIII, Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi nhận, khẳng định báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội. Đây là bước phát triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng. Tại Đại hội Đảng XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận, yêu cầu nền báo chí cách mạng Việt Nam nhận thêm vai trò, nhiệm vụ PBXH. Nghị quyết Đại hội về phát triển hệ thống thông tin đại chúng nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức
12
C.Mác và Ph.Awngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, tr1
13 C.Mác và Ph.Awngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, tr237
năng thông tin, giáo dục, tổ chức và PBXH của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước...”.
Thực hiện chức năng giám sát, PBXH là báo chí góp phần khơi gợi, tập hợp nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của toàn dân, trước hết là đội ngũ trí thức, chuyên gia về mọi lĩnh vực góp ý cho các quyết sách lớn của Nhà nước trong quá trình xây dựng và thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là quá trình quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam “dân là gốc”, là tư tưởng về nhà nước dân chủ nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó, giám sát và PBXH bằng báo chí và thông qua báo chí là việc làm sinh động nhất của việc phát huy dân chủ xã hội theo nghĩa “để cho người dân được mở mồm ra nói”.
Chức năng giám sát, PBXH của báo chí trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật là để kịp thời phát hiện những nơi làm đúng, làm hay để biểu dương, khích lệ, tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình; đồng thời cũng để sớm phát hiện những trục trặc, những nơi làm dở, làm sai, vi phạm chủ trương, chính sách và luật pháp. Vai trò và sức mạnh giám sát xã hội của báo chí trước hết là xã hội hóa những việc làm tốt và những sai phạm của các tổ chức, cá nhân để khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hoặc chỉ trích, tạo áp lực dư luận và buộc các cơ quan công quyền giải quyết, giải thích và giải đáp trước nhân dân, trước công luận. Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong những năm gần đây, phần lớn những vụ việc đều do báo chí phát hiện, phanh phui rồi các cơ quan chức trách mới vào cuộc.
Giám sát và PBXH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau – đây cũng là mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn. Có giám sát mới có hiểu biết, có kinh nghiệm để phát hiện được ưu điểm cũng như những hạn chế, yếu kém mà đề
xuất, kiến nghị thay đổi hoặc bổ sung về đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật. Ngược lại, có PBXH thì giám sát mới sát, đúng và trúng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, góp phần giúp quản lý xã hội ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Qua giám sát và PBXH, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân bộc lộ thành phản hồi xã hội, nhờ đó giới cầm quyền nắm được thông tin và kịp thời điều chỉnh phương thức quản lý, phòng ngừa xung đột xã hội.
Giám sát và PBXH là hai chức năng gắn bó mật thiết với nhau vì chỉ giám sát một cách nghiêm túc mới có thông tin đầy đủ và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Giám sát của báo chí thực chất là giám sát bằng dư luận xã hội. Qua giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò PBXH của mình. Nếu phản biện khoa học là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học, thì trong đời sống xã hội, PBXH là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ. Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng, vì vậy sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của cộng đồng truyền thông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và PBXH. Bằng cách này hay cách khác, hoạt động phản biện luôn chứa
đựng khả năng tạo ra một trường tương tác xã hội giữa 3 nhóm cộng đồng:
đó là cộng đồng trí thức (phát hiện và lý giải vấn đề), cộng đồng truyền thông (phổ biến, chuyển tải thông tin) và cộng đồng xã hội (hưởng ứng thông tin và hình thành dư luận). Thông qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và PBXH của mình. Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ
ràng, các cơ quan thông tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và niềm tin của công chúng đối với cơ quan truyền thông cũng được nâng lên.
Trong tác dụng phòng ngừa và hạn chế sai lầm, cả trước và sau khi quyết định chính trị được ban hành, giám sátvà PBXH đều cần thiết và quan trọng, nhưng ở khâu ban hành quyết định chính trị, PBXH giúp các quyết định chính trị ngay khi còn ở giai đoạn dự thảo đã chịu sự cọ xát với các ý kiến khác nhau, nhờ đó gạn lọc được phương án bất lợi, lựa chọn phương án tối ưu, vì thế vai trò của PBXH quan trọng hơn nhằm đảm bảo các quyết định có chất lượng tốt nhất, hạn chế sai lầm, tối ưu hóa phương án xã hội. Như vậy trong giai đoạn chuẩn bị ban hành các quyết định chính trị thì vai trò của PBXH rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi PBXH phải được thực hiện từ sớm, phải có sự tranh luận chủ động để làm rõ các vấn đề, lôi cuốn sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và sự đồng thuận của xã hội về các vấn đề được nêu.
Sở dĩ chức năng giám sát và PBXH của báo chí đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội vì báo chí có tính công khai, tính đại chúng. Ý kiến trên báo chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau. Một ý kiến độc đáo có thể là khởi nguồn gây cảm hứng cho hàng ngàn ý kiến khác. Song ý kiến của đa số chưa hẳn đã đúng, có khi ý kiến của thiểu số, thậm chí của một người lại mới là chân lý. Chính vì thế phải lắng nghe bằng “nhiều tai”, lắng nghe tất cả mọi ý kiến, kể cả các ý kiến thiểu số. Tiếng nói của người dân qua báo chí nếu được lắng nghe, tiếp thu sẽ tạo ra một vòng phản hồi tự tăng cường rất tốt: chất lượng chính sách được nâng cao, nhân dân tích cực tham gia vào những công việc chung của đất nước, uy tín của chính quyền được củng cố, cứ như thế làm cho các chính sách và quyết định về sau càng đúng đắn và hợp lòng dân hơn. Ngược lại, nếu
tiếng nói của người dân không được lắng nghe, phản hồi hay bị làm ngơ thì dần dần họ sẽ mất niềm tin vào vai trò làm chủ của mình, lòng tin vào chính quyền cũng bị giảm sút, đến một lúc nào đó họ sẽ không thiết tha tham gia vào công việc chung của quốc gia nữa.
Tuy nhiên, không phải bao giờ và ở đâu báo chí cũng thực hiện và phát huy tốt vai trò phản biện của mình. Chỉ khi hoạt động trong môi trường đề cao tự do ngôn luận và trách nhiệm xã hội của báo chí thì những tác phẩm báo chí mới có ý nghĩa PBXH. Ở một số quốc gia, khi báo chí mang tính ngôn luận hơn tranh luận, bảo vệ lợi ích cục bộ hơn lợi ích cộng đồng…. hay một tờ báo địa phương có phạm vi phát hành hạn hẹp, dù thông tin đăng tải có giá trị thì tính chất PBXH vẫn bị hạn chế. Nhưng ngược lại, nếu một tờ báo có số lượng phát hành lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng thì tác dụng phản biện lớn hơn rất nhiều. Đó là chưa kể khi có một thông tin có giá trị, các báo đồng loạt đăng tải càng tạo nên tác động trên phạm vi rộng, gây áp lực đối với các chủ thể hoạch định và thực thi chính sách. Tất nhiên, dư luận không hình thành ngay lập tức sau khi bài báo được công bố mà đòi hỏi phải hội tụ đủ quy mô, cường độ, tần số. Ngày nay với sự đa dạng các loại hình báo chí từ báo nói, báo viết, báo hình đến báo điện tử cùng đưa tin về một vấn đề nào đó thì tạo dư luận rất nhanh chóng, sôi động, nhất là báo điện tử đã và đang trở thành một kênh phản ánh rất nhanh nhạy những thông tin từ xã hội cũng như thông tin của Chính phủ đối với người dân. Chính vì ý nghĩa đó mà người ta còn gọi báo chí là quyền lực thứ tư để phân biệt với ba nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bản thân khái niệm quyền lực thứ tư tự nó đã nói lên vai trò, sức mạnh giám sát, phản biện của báo chí.
Hiệu quả PBXH của báo chí cũng đòi hỏi dũng khí, bản lĩnh của từng tờ báo, từng nhà báo khi giác ngộ được sâu sắc về trách nhiệm xã hội của mình. Báo chí rất khó thực hiện tốt chức năng PBXH nếu thiếu tự do ngôn
luận, thiếu chế định luật pháp bảo vệ quyền của nhà báo trước các nguy cơ kiểm duyệt cũng như gắn trách nhiệm của tổng biên tập, nhà báo với tin tức đưa ra, nhưng cao nhất chính là trách nhiệm xã hội của báo chí. Do đó, để báo chí thật sự trở thành một kênh PBXH hiệu quả thì có rất nhiều việc phải làm, trước hết là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, bảo đảm vừa giữ vững ổn định chính trị - tư tưởng, vừa tăng cường năng lực phản biện của báo chí.