7. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Về nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên của chương trình
công chúng.
Bên cạnh đó, Ban biên tập Chương trình Vietnam Online phải thể hiện tính tương tác ngay từ khâu phát hiện các đề tài gần gũi với người dân, được sự quan tâm của người dân; tăng cường tiếng nói của nhân dân, tạo điều kiện để khán giả được gửi gắm tâm tư, nguyện vọng qua hệ thống hộp thư điện tử, điện thoại… Cách thể hiện của các phóng sự cần thể hiện được sự gần gũi, thân thiện, đồng thời thực hiện khâu hậu kỳ cho linh hoạt, sử dụng nhiều tiếng động hiện trường một cách sinh động...
Mặt khác, nhằm tăng tính tương tác và hấp dẫn của thông tin, Chương trình Vietnam Online cần tăng cường các chương trình có biên tập viên dẫn chương trình liên hệ điện thoại với phóng viên đang có mặt tại các sự kiện lớn, những điểm nóng (vùng bị thiên tai, bão lụt, địa điểm xảy ra tai nạn, tâm điểm của dịch bệnh...) hoặc nơi đang diễn ra các cuộc họp về những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm như: cuộc họp thường kỳ của Chính phủ; cuộc họp của Bộ Giáo dục về những điểm mới trong kỳ thi Đại học, Cao đẳng; cuộc họp của Bộ Tài chính về tăng giá xăng dầu; cuộc họp của Bộ Y tế về diễn biến của dịch lở mồm long móng… để phóng viên có mặt tại hiện trường cung cấp thông tin ngắn gọn nhất, nhanh nhất tới thính giả.
3.2.4 Về nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên của chương trình. chương trình.
Với tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ nên đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Chương trình Vietnam Online đã phát huy sự nhiệt tình, xông xáo, tự chủ, học hỏi và sáng tạo không ngừng trong quá trình thực hiện chương trình. Có
thể nói rằng, khối lượng khá đồ sộ các tin bài, phóng sự phát sóng trên chương trình Vietnam Online trong thời gian hai năm (từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2010) đã cho thấy đội ngũ thực hiện chương trình không quản ngại khó khăn, gian khổ, luôn sẵn sàng đi tới bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào để có thể theo sát dòng sự kiện và truyền tải tới khán giả những thông tin cập nhật và chính xác nhất.
Thực hiện một chương trình bản tin mang tính chất thời sự chính trị, bản lĩnh chính trị của đội ngũ phóng viên, biên tập viên là rất quan trọng. Đội ngũ các phóng viên chuyên trách của Chương trình Vietnam Online cũng là những người thường xuyên tháp tùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ nên phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị lại càng phải vững vàng hơn. Hiện tại số lượng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên trực thuộc Ban biên tập Chương trình Vietnam Online là đảng viên vẫn khá ít, trình độ lý luận chính trị nhìn chung còn ở mức độ khiêm tốn. Do đó, Ban biên tập chương trình cần có lộ trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị để đưa các phóng viên, biên tập viên đủ tư cách đạo đức, có bản lĩnh chính trị và chuyên môn vững vàng đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Hiện nay, toàn bộ Ban biên tập Thời sự (trong đó bao gồm đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Chương trình Vietnam Online) có hơn 80 người đều có trình độ đại học, một số người có trình độ sau đại học. Tuy nhiên, số phóng viên, biên tập viên được đào tạo và có trình độ chuyên môn về báo chí không nhiều. Số phóng viên, biên tập viên có thể sử dụng được ngoại ngữ thành thạo cho công việc cũng còn hạn chế. Chính vì vậy việc đào tạo và đào
tạo lại đội ngũ này nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của công việc là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Để thực hiện tốt hơn vấn đề này, công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần được tiến hành theo lộ trình, tập trung vào lực lượng các cán bộ, phóng viên, biên tập viên trẻ. Việc đào tạo cần theo hai lộ trình là: bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho những phóng viên, biên tập viên mới tuyển dụng và gửi đi đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ báo chí (trong nước hoặc nước ngoài) cho các phóng viên, biên tập viên có kinh nghiệm công tác để tiến tới 100% cán bộ phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học báo chí.
Những phóng viên, biên tập viên đã tốt nghiệp đại học báo chí cần được Đài THKTS VTC tạo điều kiện để học nâng cao ở bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ), hoặc gửi đi đào tạo thêm một chuyên ngành hẹp mà họ được phân công theo dõi và phụ trách để nâng cao hơn trình độ hiểu biết về ngành, nghề của mình theo dõi. Cùng với đào tạo chuyên môn, Ban biên tập Thời sự cũng cần tăng cường kinh nghiệm tác nghiệp cho các phóng viên bằng cách tạo điều kiện cho đội ngũ phóng viên đi cơ sở, tác nghiệp ngay tại hiện trường.
Trong khả năng cho phép, Ban biên tập chương trình Vietnam Online và Cổng TTĐT Chính phủ có thể phối hợp mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ thuật cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để phục vụ cho yêu cầu công việc. Ngoài ra, cũng cần có chính sách thu hút các nhà báo giỏi, các chuyên gia tư vấn từ các cơ quan bên ngoài, củng cố mạng lưới cộng tác viên với những chính sách phù hợp.